Giáo án môn Vật lý khối 8 tiết 9: Áp suất

1.MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

Học sinh biết:

- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.

-Biết được tác hại của áp suất đối với các công trình xây dựng, phương tiện giao thông và biện pháp khắc phục

Học sinh hiểu:

-Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 8 tiết 9: Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁP SUẤT Tuần: 9 -Tiết 9 Ngày dạy: 1.MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: Học sinh biết: - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. -Biết được tác hại của áp suất đối với các công trình xây dựng, phương tiện giao thông và biện pháp khắc phục Học sinh hiểu: -Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất -Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp Vận dụng cơng thức tính . 1.2.Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được các thí ngiệm -Học sinh thực hiện thành thạo các bước thí nghiệm 1.3.Thái độ: Thĩi quen -Nghiêm túc, hợp tác nhóm. Tính cách :Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường 2.NỘI DUNG HỌC TẬP -Công thức tính áp suất và đơn vị cuả từng đại lượng trong công thức -Vân dụng công thức tính áp suất giải bài tập và giải thích hiện tượng - Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất 3. CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên: Mỗi nhóm -1 khay nhựa trong -3 khối thép -Bột không ẩm 3.2.Học sinh: Xem trước cách bố trí và tiến hành thí nghiệm trong SGK 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện(2’) 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 4.2.Kiểm tra miệng:( 4’) Câu 1: Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt, ma sát lăn? Cho ví dụ mỗi loại? (8đ) Đáp án: LMST sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác, LMSL sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. VD: Chơi cầu tuột, hòn bi lăn trên mặt đất Câu 2: Aùp lực là gì? Cho ví dụ minh họa? (2đ) Đáp án : -Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại. VD: Có lợi: khi đánh diêm, có hại: làm mòn lốp xe 4.3/Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động1 :Giới thiệu bài( 2’) Mục tiêu: Gây hừng thú học tập cho hs Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên mặt đất mềm, còn ôtô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này? -Gọi hs nêu vài ý kiến -Để nghiên cứu chính xác câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học về áp suất. * Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm áp lực( 8’) Mục tiêu: HS hiểu được áp lực là gì. Nhận biết được áp lực. -Y/c hs thu thập thông tin qua mục I hình 7.2 SGK để nhận dạng được sự xuất hiện của áp lực, tự ghi được khái niệm áp lực -Cho hs thảo luận nhóm câu C1, Gv gọi đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét * Hoạt động 3 : Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào yếu tố nào?(10’) Mục tiêu: HS nắm được sự phục thuộc của áp suất vào áp lực và diện tích bị ép. Từ đó tim ra cách làm tăng giảm áp suất. -Giới thiệu và phát dụng cụ thí nghiệm cho hs, y/c hs quan sát hình 7.4 sau đó các nhóm tiến hành thí ngiệm, ghi kết quả vào C2 -Đại diện nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét -Hs làm tiếp C3 -Y/c hs khẳng định lại: ? Áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?(áp lực và diện tích bị ép) * Giới thiệu công thức tính áp suất -Hs đọc thông báo mục 2 ?Từ công thức p = F/S hãy suy ra cách tính F và S? ? Đơn vị của công suất là gì? (gv giới thiệu về Paxcan) * Hoạt động 4 Vận dụng (8’) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào giải thích hiện tượng và vận dụng công thức vào giải bài tập. -Cá nhân hs trả lời C4 +HD: Dựa vào công thức p = F/S ? Nếu giữ nguyên S, F tăng hoặc giảm thì p như thế nào? Nếu giữ nguyên F, S tăng hoặc giảm thì p như thế nào? * GDMT: ? Trong các công trình xây dựng như : nhà, cầu, đường thì áp suất gây ra tác hại gì? (Lún, sụp) ? Biện pháp khắc phục là gì? (Xây móng đủ lớn để chịu được áp lực của các công trình) -Các nhóm thảo luận trả lời C5 +HD: Để so sánh 2 áp suất trên ta tính ra áp suất của từng xe -Gọi đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét * GDMT: ? Các phương tiện giao thông có trọng tải lớn khi tham gia giao thông trên đường sẽ gây tác hại gì cho mặt đường? (lún, sụp, hư hỏng) ? Biện pháp khắc phục là gì? (Chở đúng trọng tải tối đa cho phép được ghi trên các biển báo giao thông trên đường, lắp nhiều bánh xe để tăng S) *GDHN: Liên hệ với công việc tính lực tác dụng lên mặt đường, thanh ray đè lên tà vẹt, lực tác dụng lên các trụ cầucủa người thiệt kế cầu, đường trong ngành giao thông vận tải. Chọn vật liệu cho các chi tiết của máy trong ngành chế tạo. I/ Áp lực là gì? -Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép C1: a) Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường b) Cả 2 lực II/ Áp suất 1/ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ C2: Bảng sgk C3: (1) càng mạnh (2) càng nhỏ 2/ Công thức tính áp suất Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép F: áp lực (N) p = F/S S: diện tích bị ép (m2) p: áp suất (N/m2, Pa) 1 Pa = 1N/m2 III/ Vận dụng: C4: Để làm tăng p ta sẽ giảm S, và ngược lại VD: Khi xây nhà nếu ta xây móng càng rộng và sâu (S lớn) thì nhà càng vững C5: Áp suất của xe tăng lên mặt đường: p1 = F1/S1 = 226666,6N/m2 Áp suất của ôtô lên mặt đường: p2 = F2/S2 = 800000N/m2 Ta thấy p1<p2 nên xe tăng chạy được trên đất mềm -Máy kéo chạy được trên đất mềm vì dùng xích có bản to (S lớn) nên gây ra áp suất nhỏ, còn ôtô dùng bánh (S nhỏ) nên gây ra áp suất lớn 4.4.Tổng kết(5’) Câu 1: Áp lực là gì? Đơn vị của áp lực? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào các yếu tố nào? Đáp án: -Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép - Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ Câu 2: Nêu khái niệm áp suất? ? Nêu công thức và đơn vị đo của áp suất? Đáp án: - (là độ lớn của áp lực trên đơn vị diện tích bị ép) F: áp lực (N) - p = F/S S: diện tích bị ép (m2) p: áp suất (N/m2, Pa) 1 Pa = 1N/m2 4.5.Hướng dẫn học tập(4’) - Đối với bài học ở tiệt học này: +Đọc phần: “Có thể em chưa biết” để biết được vì sao sao chổi lại có đuôi và tìm hiểu thêm về một số áp suất trong đời sống +BTVN: Từ 7.1 đến 7.6/SBT - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài: “Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau” +Tìm hiểu: tại sao khi lặn dưới nước ta có cảm giác khó thở, cái gì đã tác dụng vào cơ thể ta? +Xem trước cách bố trí và tiến hành thí nghiệm 5 PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docAp suat(1).doc
Giáo án liên quan