Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

I/ MỤC TIÊU

1. Mô tả được TN tác dụng từ của dòng điện.

2. trả lời được câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu?

3. biết cách nhận biết từ trường.

II/ CHUẨN BỊ

1.Cho mỗi nhóm học sinh:

- 2 giá TN, một nguồn điện 3V

- 1 kim nam châm, giá TN, dây nối, 1 biến trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế.

III/ HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 21/ 11/ 2006 Tiết 24 Ngày dạy: 22/ 11/ 2006 BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG I/ MỤC TIÊU Mô tả được TN tác dụng từ của dòng điện. trả lời được câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu? biết cách nhận biết từ trường. II/ CHUẨN BỊ 1.Cho mỗi nhóm học sinh: - 2 giá TN, một nguồn điện 3V - 1 kim nam châm, giá TN, dây nối, 1 biến trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế. III/ HOẠT ĐÔÄNG DẠY HỌC I/ LỰ TỪ Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 15ph - GV tổ chức tình huống dạy học: Đọc phần mỏ bài SGK và đặt câu hỏi: giữa điện và từ có gì liên quan với nhau không? - GV yêu cầu HS: + Nghiên cứu cách bố trí TN như hình 22.1 SGK, trao đổi vè mục đích của TN. + Bố trí và tiến hành TN theo nhóm, trao đổi các câu hỏi trong C1. Lưu ý với HS phải đặt dây dẫn song song với kim nam châm. - Theo dõi và giúp đỡ HS làm TN. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong TN trên, hiện tượng xảy ra với kim nam châm chứng tỏ điều gì? Hoặc có thể nêu câu hỏi như phần mở bài SGK. a) Nhận thức được vấn đề cần giải quyết trong bài học. b) Làm TN phát hiện tính chất từ của dòng điện. + Bố trí và tiến hành TN như mô tả trên hình 22.1 SGK. + Thực hiện C1. + rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện. II/ TỪ TRƯỜNG Hoạt động 2: tìm hiểu từ trường 8ph - GV nêu vấn đề: Trong TN trên kim nam châm đặt dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi đặt ra? - Yêu cầu các nhóm làm TN theo phương án đã đề xuất. Hướng dẫn HS làm C2, C3. - GV có thể gợi ý: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong TN trên chứng tỏ không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có gì đặc biệt? - GV yêu cầu HS đọc kĩ kết luận trong SGK, sau đó nêu câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu? a) HS trao đổi vấn đề mà GV đặt ra, đề xuất phương án TN kiểm tra. b) Làm TN, thực hiện C2, C3. c) Rut ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường 7ph - GV đặt vấn đề: Các TN nào đã làm đối với nam châm và từ trường gợi cho ta phươing pháp để phát hiện ratừ trường? - GV nêu câu hỏi: + Can cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường? + Thông thường, dụng cụ đơn giản để nhận biết từ trường là gì? a) Mô tả được cách dùng kim nam châm để phát hiện lực từ và từ đó phát hiện ra từ trường. b) Rút ra được kết luận về cách nhận biết từ trường. III) VẬN DỤNG Hoạt động 4: Cũng cố và vận dụng 10phO -GV yêu cầu HS nhắc lại TN phát hiện tác dụng từ của dòng điện. - yêu cầu các nhóm làm bài tập ở phần vận dụng. a) Nhắc lại cách tiến hành TN để phát hiện ra tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng. b) làm bài tập vận dụng: C4, C5, C6. Thảo luận các đps án vừa tìm được. c) Nhắc lại các kiến thức cần nhớ. IV/ GHI NHỚ không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đăït gần nó. Người ta dùng kim nam châm ( gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

File đính kèm:

  • docgavl9 t24.doc