Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Tiết 25: Từ phổ - Đường sức từ

I/ MỤC TIÊU

1. Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của nam châm.

2. Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều của các đường sức từ của nam châm.

II/ CHUẨN BỊ

1.Cho mỗi nhóm học sinh:

- 1thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong và cứng, một ít mạt sắt, một ít dạ.

- Một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.

III/ HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Tiết 25: Từ phổ - Đường sức từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 27/ 11/ 2006 Tiết 25 Ngày dạy: 27/ 11/ 2006 BÀI 23: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ I/ MỤC TIÊU Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của nam châm. Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều của các đường sức từ của nam châm. II/ CHUẨN BỊ 1.Cho mỗi nhóm học sinh: 1thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong và cứng, một ít mạt sắt, một ít dạ. Một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng. III/ HOẠT ĐÔÄNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động dạy học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5ph a) GV kiểm tra bài củ: - Ở đâu có từ trường? Làm thế nào để nhận biết được từ trường? b) Tổ chức tình huống dạy học: GV thông báo, từ trường là một dạng vật chất và nêu vấn đề như phần mở bài của SGK. a) HS phải phát biểu được ở đâu có từ truờng và nêu được cách phát hiện ra từ trường. b) Tự nhận thức vấn đề của bài học. Hoạt động 2: TN tạo ra từ phổ của thanh nam châm. 8ph - GV chia nhóm HS và giao dụng cụ TN cho từng nhóm và yêu cầu từng nhóm nghiên cứu SGK để tiến hành TN. - GV hướng dẫn HS bố trí TN. - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh TN vừa tạo ra và tiến hành thảo luận để trả lời câu hỏi C1. - GV đặt các câu hỏi gợi ý như sau: + Các đường cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến đâu? + Mật độ các đường mạt sắt ở xa nam châm thì sao? - GV thông báo: Hình ảnh các đường mạt sắt hình 23.1 SGK được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. a) HS làm việc theo nhóm, dùng tấm nhựa phẳng và trong để tạo ra từ phổ của thanh nam châm, quan sát hình ảnh mạt sắt vừa tạo được trên tấm nhựa, sau đó thảo luận nhóm để trả lời C1. b) Rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của nam châm. Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ. 10ph - Yêu cầu học sinh nghiên cứu hướng dẫn của SGK. - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp các thao tác phải làm để vẽ được một đường sức từ. - Nhắc học sinh trước khi vẽ, quan sát kĩ để chọn một đường mạt sắt trên tấm nhựa và tô bút chì theo, sau đó đối chiếu hình vừa vẽ được với hình vẽ trong SGK. - GV thông báo: Các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là các đường sức từ. - Hướng dẫn các nhóm học sinh dùng các kim nam châm nhỏ, đặt trên các trục thẳng đứng có giá đỡ và đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ. - Yêu cầu học sinh trả lời C2. GV nêu quy ước về chiều đường sức từ sau đó nêu câu hỏi như C3. a) hs làm việc theo nhóm: - dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường cảm ứng từ của nam châm thảng( hình 23.2 sgk ). - từng nhóm dùng các kim nam châm đặt nối tiếp nhau trên cùng một đường sức từ vừu vẽ được ( Hình 23.3 SGK ). Từng học sinh trả lời C2 vào vỡ bài tập. - Vận dụng quy ước về chiều đường sức từ, dùng mũi tên đánh dấu các đường sức từ vừa vẽ được, từ đó trả lời C3. Hoạt động 4: Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm. 10ph - GV nêu vấn đề: Qua việc thực hành vẽ và xác định chiều đường sức từ, hãy rút ra kết luận về sự định hướng của các kim nam châm trên một đường sức từ, vẽ chiều đường sức từ ở hai đầu thanh nam châm. - Quy ước cho học sinh vẽ độ mau, thưa của các đường sức từ biểu thị cho độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm. - Học sinh nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm. III) VẬN DỤNG 7ph - Tổ chức cho học sinh báo cáo, trao đổi kết quả giải bài tập vận dụng trên lớp. - Giao bài tập về nhà: Từ bài 23.1 đến bài 23.5 Học sinh làm việc cá nhân, quan sát hình vẽ và trả lời C4, C5, C6 vào vỡ học tập. Tự đọc phần " Có thể em chưa biết " IV/ GHI NHỚ Tư phổ là hình ảnh cụ thể về các đường cảm ứng từ. Các đường sức từ có chiều nhất định. Ơû bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

File đính kèm:

  • docgavl9 t25.doc