I/ MỤC TIÊU
1. Nêu được điện trở của dây dẫn phu thuộc vào chiều dài, tiết diện, và vật liệu làm dây.
2. Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố ( chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn ).
3. Suy luận và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài.
4. Nêu được điện trở của các loại dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
II/ CHUẨN BỊ
1.Cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 nguồn điện 3V, 1 công tắc,1ampe kế: 1.5A – 0.1A, 1vôn kế:10V – 0.1V.
- 3 dây điện trở có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu: Một dây dài l (điện trở ), một dây dài 2l và dây thứ ba dài 3l. Mỗi dây được quấn quanh một lõi cách điện phẳng, dẹt và dễ xác định số vòng dây.
- 8 đoạn dây dẫn nối có lõi bằng đồng và có võ cách điện, mõi đoạn dài 30 cm.
2.Cho giáo viên:
- Một đoạn day dẫn bằng đồng có võ bọ cách điện, dài 80 cm, tiết diện 1mm2.
- 1 đoạn dây thép dài 50cm, tiết diện 3mm2, 1 cuộn dây hợp kim dài10m, tiết diện 0.1mm2.
III/ HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Tiết 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 25/ 09/ 2006
Tiết 7 ngày dạy: 26/ 09/ 2006
Bài 7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
I/ MỤC TIÊU
Nêu được điện trở của dây dẫn phu thuộc vào chiều dài, tiết diện, và vật liệu làm dây.
Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố ( chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn ).
Suy luận và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài.
Nêu được điện trở của các loại dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
II/ CHUẨN BỊ
1.Cho mỗi nhóm học sinh:
1 nguồn điện 3V, 1 công tắc,1ampe kế: 1.5A – 0.1A, 1vôn kế:10V – 0.1V.
3 dây điện trở có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu: Một dây dài l (điện trở ), một dây dài 2l và dây thứ ba dài 3l. Mỗi dây được quấn quanh một lõi cách điện phẳng, dẹt và dễ xác định số vòng dây.
8 đoạn dây dẫn nối có lõi bằng đồng và có võ cách điện, mõi đoạn dài 30 cm.
2.Cho giáo viên:
Một đoạn day dẫn bằng đồng có võ bọ cách điện, dài 80 cm, tiết diện 1mm2.
1 đoạn dây thép dài 50cm, tiết diện 3mm2, 1 cuộn dây hợp kim dài10m, tiết diện 0.1mm2.
III/ HOẠT ĐÔÄNG DẠY HỌC
I) XÁC ĐỊNH SỰ PHỤ CỦA ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN VÀO MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ KHÁC NHAU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
8ph
10
ph
GV nêu các câu hỏi sau:
- Dây dẫn được dùng để làm gì?
- Các em quan sát thấy dây dẫn ở đâu xung quanh ta?
- Em có thể kể tên một số vật liệu được dùng để làm dây dẫn?
GV gợi ý để HS có thể trả lời các câu hỏi:
- Nếu đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế U, thì có dòng điện chạy qua nó hay không? Khi đó dòng điện này có một cường dộ I nào đó hay khong?, dây dẫn có một điện trở xác định hay không?
- GV đề nghị HS quan sát hình 7.1 hoặc quan sát các đoạn dây đã chuẩn bị.
- Yêu cầu HS dự đoán xem điện trở của các dây này có như nhau không, nếu có thì những yếu tố nào ảnh hưởng đến điện trở của dây?
- Hỏi: Để xấc định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố thì phải làm như thế nào.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về công dụng của dây dẫn và các loại dây dẫn thường được sử dụng.
HS thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV:
- Dây dẫn dùng để truyền dẫn điện.
- Dây dẫn có trong mạng điện gia đình, trong các thiết bị điện, trong mạng điện quốc gia...
- Dây dẫn thường được làm bằng đồng, nhôm, bằng hợp kim.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Các nhóm HS thảo luận để trả lời các câu hỏi:
- Các dây dẫn có điện trở không? Vì sao?
+ Các dây dẫn luôn có một điện trở xác định.
- HS quan sát các dây dẫn đã có và thảo luận để nêu lên được sự khác nhau giữa các đoạn dây dẫn ( chiều dài, tiết diện, chất liệu ). Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến điện trở của dây.
II) SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
15
ph
- Đề nghị từng nhóm HS nêu dự đoán theo yêu cầu của C1 và ghi lên bẩng các dự đoán đó.
- GV theo doiz, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm tiến hành TN, kiểm tra việc mắc mạch điện, đọc và ghi kết quả đo vào bẩng 1 trong từng lần TN.
- Đề nghị một vài HS nêu kết luận về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây.
- Sau khi các nhóm TN xong và nêu dự đoán của nhóm mình thì GV thông báo kết luận:
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
Hoạt động 3: xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.
- HS đọc thông tin ở mục 1, sau đó nêu dự kiến cách làm.
- Các nhóm thảo luận và nêu dự đoán như yêu cầu của C1:
+ 2R
+ 3R
- Từng nhóm HS tiến hành TN kiểm tra theo mục 2 và đối chiếu kết quả thu được với dự đoán đã nêu theo yêu cầu của C1 và nêu nhận xét của nhóm mình.
+ Dự đoán theo yêu cầu của C1 là hoàn toàn đúng.
- HS lắng nghe kết luận và ghi kết luận vào vỡ.
III) VÂÏN DỤNG
7ph
- GV gợi ý để hs trả lời C2, C3
Hoạt động 4: Cũng cố và vận dụng.
HS hoạt động cá nhân để làm các bài tập C2, C3.
- C2: Đèn sáng yếu hơn vì: Với hiệu điện thế không đổi, khi dây dẫn càng dài thì điện trở của dây càng lớn. Theo định luật Ôm thì cường độ của dòng điện chạy qua đèn càng nhỏ. Do đó đèn sáng yếu hơn.
- C3:
Điện trở củă cuộn dây là:
Chiều dài của cuộn dây là:
IV/ KẾT LUẬN
Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây.
V/ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ
Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập C4 (SGK), 7.1 đến 7.4 (SBT).
Học thuộc phần ghi nhớ, đọc thêm phần "có thể em chưa biết".
File đính kèm:
- gavl9 t7.doc