I.Mục tiêu:
++Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện .
+Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu
+Biết cách nhận biết từ trường
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
+ 2 giá thí nghiệm
+1 nguồn điện 3V
+1la bàn
+Biến trở 20 - 2A
+1 Am pekế, thang đo 1A
+1 công tắc
+5 doạn dây nối
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Trần Đình Dậu - Tiết 24: Tác dụng từ của dòng điện từ trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/11/2005
Ngày giảng:
9A: 30/11
9B: 29/11
Tiết 24
Tác dụng từ của dòng điện
từ trường
I.Mục tiêu:
++Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện .
+Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu
+Biết cách nhận biết từ trường
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
+ 2 giá thí nghiệm
+1 nguồn điện 3V
+1la bàn
+Biến trở 20 - 2A
+1 Am pekế, thang đo 1A
+1 công tắc
+5 doạn dây nối
III. Tiến trình giờ giảng:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+Làm thế nào ta có thể nhận biết được các cực của một thanh nam châm khi nó đã bị phai màu khi trong tay chỉ có một sợi chỉ? ( Có thể buộc sợi chỉ vào điểm giữa của thanh nam châm rồi treo trên một điểm cố định. Khi thanh anm châm đứng yên tại vị trí cân bằng thì đầu nào hướng về cực bắc địa lý thì đầu đó chính là cực bắc,còn cực kia là cực nam của nam châm)
+Muốn tạo ra nam châm vĩnh cửu ta làm thế nào? Hãy nêu vài ứng dụng của nam châm vĩnh cửu? ( Đặt thanh thép vào trong từ trường. Sau 1 thời gian thanh thép trở thành nam châm vĩnh cửu. Nam châm vĩnh cửu dùng để chế tạo các máy phát điện, máy điện thoạ, làm la bàn, nhận biết các cực của các nam châm)
+Trái đất là một nam châm khổng lồ nên cũng có hai cực . Một HS nói rằng “ Từ cực Bắc của trái đất ở gần cực Bắc địa lí của trái đất hơn ” Điều đó đúng hay sai?(Sai, vì từ cực bắc của kim nam châm luôn hướng về cực bắc địa lí, mà ta biết cá cực khác tên thì hút nhau, nên cực nam của trái đất và cực bắc của kim nam châm hút nau. Vậy từ cực Nam của trái đất ở gần cực bắc của trái đất hơn.)
4.Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I. Lực từ:
1 Thí nghiệm:
(Hình - 22.1SGK)
C1:
2. Kết luận:
dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng từ (lực từ )lên kim nam châm đặt gần nó.Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường:
1. Thí nghiệm:
SGK- T61
C2:
3.Cách nhận biết từ trường.
a. Để kim nam châm thử ở trạng thái tự do tại nơi cần xác định, nếu có lực từ t/d lên kim nam châm. Ta nói tại đó có từ trường.
b.Kết luận: Nơi nào trong không gian có lực từ t/d lên nam châm thì nơi đó có từ trường.
III. Vận dụng:
C4: SGK – T 62
C5: SGK – T 62
C6: SGK – T 62
*Ghi nhớ:SGK –T 62
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm TN phát hiện tính chất từ của dòng điện
+Yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí TN trong H22.1 SGK,trao đổi về mục đích TN
+Giao dụng cụ TN cho các nhóm
+Lưu ý các nhóm lúc đầu đặt dây dẫn AB song song với kim nam châm đứng thăng bằng.
+Quan sát, theo dõi các nhóm tiến hành TN giúp đỡ nhóm yếu.
+Yêu cầu HS trả kời câu hỏi : Trong TN trên, hiện tượng xảy ra với kim nam châm chứng tỏ điều gì?
*Hoạt động2:Tìm hiểu từ trường.
đặt vấn để trong TN trên kim nam châm được đặt dưới dây dẫn có dòng điện chạy thì chịu tac dụng của lực từ. Vậy liệu có phải chỉ có tại vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? làm thế nào trả lời được câu hỏi này?
+ở TN này yêu cầu HS nên để kim nam châm dứng yên & đưa thanh nam châm hoặ dây dẫn có dòng điện lại gần để quan sát.
+GV đến từng nhóm quan sát & hướng dẫn
+Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong TN trên chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện, xung quang nam châm có gì đặc biệt? (Có từ trường )
+Y/c HS đọc kĩ KL trong SGK.
+Trả lời câu hỏi : Từ trường tồn tại ở đâu?(trong không gian)
* Hướng dẫn HS tìm hiểu cách nhận biết từ trường
+Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường.(Tác dụng lực từ lên nam châm thử)
+Thông thường, dụng cụ đơn giản để nhận biết từ trường là gì? (Nam châm thử)
* Hoạt động4: Củng cố và vận dụng.
+Giới thiệu TN lịc sử Ơ- xtét
+Ơ -xtét đã làm TN như thế nào để chứng tỏ rằng điện “sinh ra” từ?
+Y/c HS làm các C4,C5,C6 SGK vào vở & trình bày trước lớp
+ Thống nhất các câu trả lời của HS
* Họat động nhóm
+Trao đổi dể nhận thức vấn đề cần giải quyết trong bài học
+Làm TN phát hiện T/d từ của dòng điện.Thoả luận C1
Đại diện nhóm báo cáo kết quả & trình bày nhận xét kết quả TN
Rút ra KL về t/d từ của dòng điện
* Trao đổi vấn đề mà GV đưa ra đề xuất phương án TN kiểm tra.
+Làm TN, thực hiện các câu C2, C3 vào vở
+Tự rút ra KL về không gian xung quanh dòng điện. Xung quanh nam châm
*Hoạt động cá nhân:
+Mô tả cách dùng kim nam châm để phát hiện lực từ & nhờ đó phátb hiện ra từ trường.
+Rút ra KL về cách nhận biết từ trường.
* Hoạt động cá nhân:
+Nhắc lại cáh tiến hành TN để phát hiện ra t/d từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
+Làm bài tập vận dụng C4,C5,C6 SGK vào vở
C4: đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nừu kim nam châm lệch khỏi hứng Nam- Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua & ngực lại
C5: Đó là TN kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.
C6: Khong gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
+Trình bày trứơc lớp các câu trên
+Nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ
4.Củng cố:
+ Nội dung ghi nhớ SGK
+Từ trường là gì? Làm thế nào để nhận biết từ trường?
5.Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
+ Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
+Làm bài 22.1 22.4 SBT
Rút kinh nghiệm giảng dạy
- Thời gian: .............................................................................................
- Nội dung: ..............................................................................................
- Phơng pháp: .........................................................................................
- Học sinh: ...............................................................................................
File đính kèm:
- 24.doc