Giáo án môn Vật lý lớp 8 Bài 12: Sự nổi

BÀI 12: SỰ NỔI

Tuần :14

Tiết 14

 I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1) Kiến thức:

-Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm,vật lơ lửng.

 -Nêu được điều kiện nổi, chìm, lơ lửng của vật.

 -Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.

 2) Kỹ năng:

-Phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng.

 3) Thái độ:

-Thích khám phá, giải thích các hiện tượng vật lý xung quanh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý lớp 8 Bài 12: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/11/2008 BÀI 12: SỰ NỔI Ngày dạy: 10/11/2008 Tuần :14 Tiết 14 I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1) Kiến thức: -Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm,vật lơ lửng. -Nêu được điều kiện nổi, chìm, lơ lửng của vật. -Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống. 2) Kỹ năng: -Phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng. 3) Thái độ: -Thích khám phá, giải thích các hiện tượng vật lý xung quanh. II/ PHƯƠNG PHÁP: -Dạy học theo nhóm. -Thực nghiệm. III/ CHUẨN BỊ: 1)Chuẩn bị của giáo viên: Một cốc thuỷ tinh lớn. Một hòn bi sắt. Một quả bóng bàn mới.(làm vật nổi). Một hòn bi gỗ. Một quả bóng bàn chứa đầy cát.(làm vật chìm). Một miếng gỗ khô. Một quả bóng bàn chứa đầy nước( làm vật lơ lửng). Khăn lau -Cho mỗi nhóm học sinh: Một bảng phụ vẽ sẵn các hình ở bài tập C2 ở sách giáo khoa. 2)Chuẩn bị của học sinh: -Sách giáo khoa. -Xem bài SỰ NỔI trước ở nhà. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số) Kiểm tra bài cũ: (3phút) Câu hỏi: Điền vào chỗ trống sau: Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ(1)với lực có độ lớn bằng.(2)của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực nầy gọi là...(3) Trả lời: (1)dưới lên (2) trọng lượng (3) lực đẩy Ác-si-mét. GV nhận xét và ghi điểm. 3)Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: (3 phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Yêu cầu hai em học sinh đóng vai An và Bình ở phần mở đầu của sách giáo khoa. Trình chiếu hình ảnh con tàu và hòn bi thép. Vậy điều kiện để vật nổi, vật chìm là gì? Chúng ta tìm hiểu phần I. Học sinh đọc phần mở bài ở sách giáo khoa. Chú ý xem trên màng hình. Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm. (12phút ) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung I/ĐIỀU KIỆN ĐỂVẬT NỔI, VẬT CHÌM. Yêu cầu HS đọc và làm bài tập C1, theo cá nhân Gọi HS khác nhận xét Giáo viên nhận xét. Yêu cầu HS hoạt động nhóm C2, GV phát bảng phụ Giáo viên nhận xét kết quả: Trình chiếu kết quả, và nhận xét. Vậy điều kiện để vật nổi, vật chìm,vật lơ lửng là gì? Giáo viên nhận xét câu trả lời. Chốt lại và nhấn mạnh điều kiện vật nổi là: P < FA hay dv < dl. Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? HS trả lời: lực đẩy Ác-si-mét và trọng lượng p của vật, hai lực nầy có cùng phương nhưng ngược chiều. Học sinh hoạt động nhóm làm bài C2 Các nhóm trình bày bảng phụ lên bảng. a)Vật sẽ chìm xuống b)Vật sẽ lơ lửng c)Vật sẽ nổi lên Học sinh lắng nghe và trả lời Học sinh lắng nghe và tự ghi vào tập I/ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬT NỔI, VẬT CHÌM. Kết luận FA > P Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì Vật nổi khi: P FA < Vật chìm khi: P FA = Vật lơ lửng khi: P là trọng lực FA là lực đẩy Ác-si-met. Hoạt động 3: Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. (8phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung II/ ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT KHI VẬT NỔI TRÊN MẶT THOÁNG CỦA CHẤT LỎNG Yêu cầu HS quan sát TN đọc và làm bài tập làm bài tập C3 Nhận xét. Yêu cầu học sinh làm bài tập C4 Nhận xét. Vậy độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng được tính như thế nào? Khi vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng thì trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của chất lỏng mà ta thả vật vào như thế nào? Cá nhân làm bài C3 Vì Pgỗ < FA ,(dgỗ<dnước) Cá nhân làm bài C4 chọn B. Học sinh trả lời và tự ghi vào tập. FA=d.V d:Là trọng lượng riêng của chất lỏng. V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (không phải thể tích của toàn vật). II/ ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT KHI VẬT NỔI TRÊN MẶT THOÁNG CỦA CHẤT LỎNG Khi vật nổ lên mặt thoáng chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính: FA=d.V d: Là trọng lượng riêng của chất lỏng. V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (không phải thể tích của toàn vật). Hoạt động 4: Vận dụng (18phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 1/củng cố + Khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? +Biểu thức xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi? 2/Vận dụng Gọi học sinh đọc và làm bài tập C6. Hỏi: khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập C7 Giáo viên nhận xét. Hòn bi thép đặc nên: dbithep> d nước=>hòn bi chìm Tàu thép có nhiều khoảng rổng nên: dtàu tàu nặng vẫn nổi. Yêu cầu HS đọc và làm bài tập C8. Gọi HS trả lời và giáo viên nhận xét. Cá nhân trả lời: + FA > P: vật nổi. + FA = P: vật lơ lửng + FA < P: vật chìm FA = d.V trong đó V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng. Học sinh đọc bài tập và làm bài tập. Cá nhân trả lời Vật chìm xuống khi P > FA P=dV.V và FA=dl.V => dV > dl Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = FA P=dV.V và FA=dl.V => dV = dl Vật nổi lên khi P < FA P=dV.V và FA=dl.V =>dV < dl. Hs làm bài tập C7 theo cá nhân. Hòn bi thép là khối đặc nên trọng lượng riêng của hòn bi lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên hòn bi chìm. Tàu thép có nhiều khoảng rổng nên trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Hs làm bài tập C8 theo cá nhân. III/VẬN DỤNG C6 Vật chìm xuống khi P > FA P=dV.V và FA=dl.V => dV > dl Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = FA P=dV.V và FA=dl.V => dV = dl Vật nổi lên khi P < FA P=dV.V và FA=dl.V =>dV < dl. C7 Hòn bi thép đặc nên: dbithep> d nước=>hòn bi chìm Tàu thép có nhiều khoảng rổng nên: dtàu tàu nặng vẫn nổi. C8 Hòn bi nổi vì: dthép < dthuỷ ngân Hoạt động 5: Dặn dò: (1 phút) -Về nhà các em đọc lại sách giáo khoa, học thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập C9 ở sách giáo khoa, 12.1;12.2và 12.3 ở sách bài tập, đọc phần có thể em chưa biết. -Xem trước bài 13: “Công cơ học”. Hoạt động 6: Nhận xét. V/ RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docSu noi(3).doc
Giáo án liên quan