Giáo án môn Vật lý lớp 8 tiết 04: Biểu diễn lực

Tuần : 4

Tiết ct : 4

Ngày soạn:

Bài dạy : BIỂU DIỄN LỰC

I. Mục Tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

 - Nêu được lực là một đại lượng vectơ.

 - Biểu diễn được lực bằng véc tơ.

2. Kĩ năng :

. [TH]. Nêu được

 Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.

 Nêu được ít nhất một ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý lớp 8 tiết 04: Biểu diễn lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4 TiÕt ct : 4 Ngµy so¹n: Bµi dạy : BIỂU DIỄN LỰC I. Môc Tiªu: 1. KiÕn thøc: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. - Nêu được lực là một đại lượng vectơ. - Biểu diễn được lực bằng véc tơ. 2. KÜ n¨ng : . [TH]. Nêu được Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng. Nêu được ít nhất một ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật. [NB]. Nêu được Lực là đại lượng véc tơ vì nó có điểm đặt, có độ lớn, có phương và chiều. [VD]. Nêu được Ta biểu diễn véctơ lực bằng một mũi tên có: - Gốc là điểm đặt của lực tác dụng lên vật. - Phương chiều trùng với phương chiều của lực. - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. - Biểu diễn được một số lực đã học: Trọng lực, lực đàn hồi. 3.Th¸i ®é: - Tích cực tập trung trong học tập. - Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán. 4. BVMT : II. ChuÈn bÞ GV : 6 bộ TN, giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thổi sắt. HS : - xem trước nội dung bài học trong sgk. III. KiÓm tra bµi cò : 5’ HS1 : Thế nào là chuyển động đều? Nêu ví dụ về chuyển động đều ? HS2 : thế nào là chuyển động không đều? Nêu ví dụ về chuyển động không đều? IV. Tiến trình tiết dạy 1. æn ®Þnh tæ chøc 2. Các hoạt động dạy học TG HĐGV HĐHS NỘI DUNG 2 Ho¹t ®éng 1: Tæ chøc t×nh huèng häc tËp GV chúng ta đã biết khái niệm về lực. Như vậy lực được biểu diễn như thế nào? Để hiểu rõ, hôm nay ta vào bài mới. HS lắng nghe và suy nghĩ 13 Ho¹t ®éng 2: Ôn lại khái niệm về lực: GV: Gọi HS đọc phần I SGK GV: Lực có tác dụng gì? GV: Quan sát hình 4.1 và hình 4.2 em hãy cho biết trong các trường hợp đó lực có tác dụng gì? HS: đọc phần I SGK HS: Làm thay đổi chuyển động HS: - H.4.1: Lực hút của Nam châm làm xe lăn chuyển động. - H. 4.2: Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng I/ Khái niệm lực : C1: - H.4.1 (Lực hút của Nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe lăn chuyển động nhanh hơn. H.4.2: Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng 10 Ho¹t ®éng 3: Tìm hiểu biểu diễn lực: GV: Em hãy cho biết lực có độ lớn không? Có chiều không? GV: Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có chiều là đại lượng vectơ. GV: Như vậy lực được biểu diễn như thế nào? GV: Vẽ hình lên bảng cho hs quan sát. GV: Lực được kí hiệu như thế nào? GV: Cho HS đọc VD ở SGK. GV: Giảng giải cho HS hiểu rõ hơn ví dụ này. HS: Có độ lớn và có chiều HS: Nêu phần a ở SGK. HS: trả lời phần b SGK HS: Tiến hành đọc II/ Biểu diễn lực: Lực là 1 đại lượng véctơ: Lực có độ lớn, phương và chiều 2. Cách biểu diễn và kí hiệu về lực a. Biểu diễn lực: Dùng mũi tên - Gốc mũi tên là điểm mà lực tác dụng lên vật - phương và chiều theo mũi tên là phương và chiều của lực - độ dài của mũi tên biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước b. Kí hiệu về lực: - véctơ lực được kí hiệu là - Cường độ lực được kí hiệu là F 10 Ho¹t ®éng 4: Tìm hiểu bước vận dụng: GV: Cho HS đọc C2 GV: Em hãy lên bảng biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10 N) GV: Hãy biểu diễn lực kéo 15000N theo phương ngang từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 5000N? GV: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố ở hình 4.4? GV: Vẽ 3 hình ở hình 4.4 lên bảng GV: Giảng giải lại và cho hs ghi vào vở. HS: Đọc và thảo luận 2phút HS thực hiện phần một C2 HS thực hiện phần hai C2 HS: Nghiên cứu kỹ C3 và trả lời. HS: Quan sát III/ Vận dụng: C2 P= F = 50N F = 15000N C3: F1: Điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Cường độ F1 = 20N F2 : điểm đặt B phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2= 30N F3: điểm đặt C, phương nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Chiều dưới lên cường độ F3 = 30N. V. Cñng cè : 5’ - Hệ thống lại những kiến thức của bài. - Hướng dẫn HS làm BT 4.1 SBT VI. H­íng dÉn häc ë nhµ : - Học ghi nhớ SGK. - Làm bài tập: 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 SBT -Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :

File đính kèm:

  • docGA LI 8 TIET 4.doc
Giáo án liên quan