Tiết 5 - Bài 5
SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng. Biết được mọi vật đều có quán tính.
- Nêu được một số ví dụvề hai lực cân bằng, một số ví dụ về quán tính.
- Biểu diễn các vectơ lực, giải thích được hiện tượng quán tính.
2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận “Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ cd thẳng đều”.
3. Thái độ:
Rèn cho học sinh khả năng dự đoán về các hiện tượng, làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý lớp 8 tiết 5: Sự cân bằng lực - Quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 – 09 – 2005 Ngày dạy:26 – 09 – 2005
Tiết 5 - Bài 5
SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng. Biết được mọi vật đều có quán tính.
- Nêu được một số ví dụvề hai lực cân bằng, một số ví dụ về quán tính.
- Biểu diễn các vectơ lực, giải thích được hiện tượng quán tính.
2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận “Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ cd thẳng đều”.
3. Thái độ:
Rèn cho học sinh khả năng dự đoán về các hiện tượng, làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Dụng cụ làm thí nghiệm H.5.3; H.5.4.
- HS: Ôn lại “Hai lực cân bằng” học ở lớp 6.
III. TIẾT TRÌNH TIẾT GIẢNG
- Hoạt động 1: (6ph)
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách biểu diễn vectơ lực ?
HS1:Cho vật đặt trên bàn. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật(hình 1)?
HS2:Cho vật đặt trên dây treo mảnh. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật (hình 2)?Cho biết trọng lượng của các vật là như nhau ( P = 20N)
H.2
H.1
Đáp án: Mỗi vật chịu tác dụng của hai lực
a.Hình 1: Lực nâng của bàn và trọng lực
b.Hình 2: trọng lực và lực kéo của sợi dây
H.1
H.2
* Đặt vấn đề:
Hãy nhận xét đặt điểm của các cặp lực trên?HS:
GV: Các cặp lực trên gọi là cặp lực cân bằng .Vậy một vật chịu tác dụng của các cặp lực trên thì sẽ chuyển động như thế nào? [ Bài mới
3. Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hai lực cân bằng
- GV: Yêu cầu HS quan sát H.5.2 và biểu diễn các lực trên hình vẽ.
- GV: Nhận xét về đặc điểm của các lực này ?
-GV: Dẫn dắt HS dự đoán:
- Lực làm thay đổi vận tốc.
-Hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đang đứng yên thì vật sẽ đứng yên nghĩa là không thay đổi vận tốc.
? Vậy khi vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc của vật có thay đổi không ?
- GV: Mô tả thí nghiệm bằng máy A-Tút.
- HS: Thảo luận nhóm biểu diễn các lực tác dụng lên từng vật .
- HS: Hoạt động cá nhân rút ra nhận xét.
Q
P
0,5N
- HS: Dự đoán về kết quả chuyển động của vật khi chịu hai lực cân bằng tác dụng.
- HS: Theo dõi và suy nghĩ trả lời câu C2, C3, C4.
I. Lực cân bằng
1. Hai lực cân bằng là gì ?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
a. Dự đoán:
b. Thí nghiệm kiểm tra:
* Kết luận:
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
10’
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính
-GV:Ô tô, tàu hỏa,.....đang chuyển động, nếu phanh gấp thì có dừng lại ngay không ?
Ngược lại khi tăng tốc cũng phải tăng dần.
- GV:Mức quán tính phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Ví dụ: Xe đạp và ô tô đang chạy cùng vận tốc. Nếu hãm phanh cùng lúc, thì xe nào ngừng nhanh hơn ?
- HS: Không. Mà vận tốc giảm từ từ.
- HS: Xe đạp ngừng nhanh hơn.
II. Quán tính
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
10’
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV: Yêu cầu HS vận dụng những kiến thức về quán tính đã nắm được để trả lời câu C6; C7; C8.
- GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời, sau đó gọi học sinh khác nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- GV: Đối với mục e của câu C8. GV làm thí nghiệm biểu diễn để học sinh quan sát, sau đó trả lời câu hỏi.
- HS: hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi vận dụng C6; C7; C8.
- HS: Lắng nghe, tham gia thảo luận để thống nhất các câu trả lời.
III.Vận dụng:
Câu C6: Búp bê ngã về phí sau. Do quán tính nên thân và đầu búp bê chư kịp chuyển động.
Câu C7: Búp bê ngã về phía trước. Do quán tính nên thân và đầu búp bê vẫn còn chuyển động.
Câu C8:
a. Do quán tính nên hành khách vẫn giữ hướng chuyển động.
b. Do quán tính, chân bị dừng lại nhưng thân vẫn chuyển động đi xuống.
c. Do quán tính, đầu búa tiếp tục đi xuống trong khi đuôi cán búa đã dừng lại.
d. Khi bút dừng lại, do quán tính mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút.
e. Do quán tính nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh giấy ra khỏi đáy cốc.
4. Củng cố- Hướng dẫn về nhà:
- Củng cố:GV : Liên hệ các kiến thức thực tế: vẩy bút mực, tra cán búa, vẩy áo bụi, So sánh xe tải trọng lớn chạy thi với em học sinh ( chưa XĐ ai thắng vì chưa biết quãng đường)
+ Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào ?
+ Cho học sinh làm bài tập 5.2 trang 9 sách bài tập.
+ Quán tính phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Hướng dẫn về nhà:
+ Làm bài tập: 5.1; 5.2; 5.3; 5.4; 5.5; 5.6; 5.7; 5.8 trang 9, 10 sách bài tập.
+ Soạn bài: “Lực ma sát” theo các câu hỏi C1; C2; C3; C4; C5; C6; C7; C8.
IV. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG
Làm rõ thêm để học sinh khắc sâu.
Nếu một hiện tượng nào diễn ra rất nhanh (trong thời gian ngắn) thì vận tốc của vật sẽ không thay đổi (giữ nguyên giá trị vận tốc như ban đầu).
File đính kèm:
- T05A.DOC