I. Yêu cầu:
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của buổi trò chuyện.
- Trẻ kể được những công việc đã làm trong ngày nghỉ theo đúng trình tự và đúng sự thật.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ.
- Qua đó giáo dục trẻ biết tự vệ sinh sạch sẽ, biết giúp đỡ bố mẹ, tuân theo luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung đàm thoại với trẻ.
- Tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu: - Lớp hát bài : “Khám tay” (Cả lớp hát).
- Cô cho 3 tổ trưởng đi khám tay các bạn.
- Mời cả lớp giơ tay lên cô khám lại tay cháu.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Hôm nay là thứ mấy cá con? ( Thứ 2).
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Cô dựa vào thời tiết thực tế để giáo dục cháu.
- Ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật ở nhà các con đẫ làm được những việc gì để giúp ích bản thân
và giúp đỡ bố mẹ? (Trẻ kể).
- Cô chú ý nhắc nhở trẻ kể theo trình tự, đúng sự thật, không bắt chước bạn.
- Ngày nghỉ con được ba mẹ đưa đi chơi ở đâu?
- Cô kể công việc cô làm được trong hai ngày nghỉ theo trình tự cho trẻ nghe (sáng, trưa, chiều).
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Một số mùa trong năm: Mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ MÙA TRONG NĂM: MÙA XUÂN
Thứ 2 ngày 11 tháng 3 năm 2013
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
I. Yêu cầu:
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của buổi trò chuyện.
- Trẻ kể được những công việc đã làm trong ngày nghỉ theo đúng trình tự và đúng sự thật.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ.
- Qua đó giáo dục trẻ biết tự vệ sinh sạch sẽ, biết giúp đỡ bố mẹ, tuân theo luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung đàm thoại với trẻ.
- Tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu: - Lớp hát bài : “Khám tay” (Cả lớp hát).
- Cô cho 3 tổ trưởng đi khám tay các bạn.
- Mời cả lớp giơ tay lên cô khám lại tay cháu.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Hôm nay là thứ mấy cá con? ( Thứ 2).
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Cô dựa vào thời tiết thực tế để giáo dục cháu.
- Ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật ở nhà các con đẫ làm được những việc gì để giúp ích bản thân
và giúp đỡ bố mẹ? (Trẻ kể).
- Cô chú ý nhắc nhở trẻ kể theo trình tự, đúng sự thật, không bắt chước bạn.
- Ngày nghỉ con được ba mẹ đưa đi chơi ở đâu?
- Cô kể công việc cô làm được trong hai ngày nghỉ theo trình tự cho trẻ nghe (sáng, trưa, chiều).
- Cô giải thích: Bố mẹ phải làm việc rất vất vả để có tiền cho các con ăn học, cô giáo rất yêu thương các con, vậy các con phải làm gì cho bố mẹ và cô giáo được vui lòng?
Cô nói: Các con hàng ngày phải biết vâng lời bố mẹ và cô giáo, biết giúp đỡ bố mẹ, biết vệ sinh thân thể sạch sẽ, không chơi bẩn,không ăn quả xanh, không uống nước lã, đi học, đi chơi phải đội mũ, nón để khỏi bị cảm nắng.
- Ngoài ra con nhớ chú ý chấp hành tốt luật lệ giao thông, đi bên phải, đi sát lề đường, không đùa nghịch trên đường để tránh tai nạn giao thông xảy ra co nhớ chưa nào?
- Cô đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
- Cho cháu đọc tiêu chuẩn bé ngoan (2 - 3 lần).
Cô nói: Con nhớ thực hiện tốt tiêu chuẩn bé ngoan, để cuối tuần các con được nhận hoa bé ngoan nhé!
3. Hoạt động kết thúc:
- Lớp hát bài: Cả tuần đều ngoan
***********************************
THỂ DỤC BUỔI SÁNG.
I / Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết phối kết hợp các động tác khéo léo chân tay nhịp nhàng.
- Rèn khả năng tập chính xác các động tác.
- Giáo dục cháu có kỷ luật trong giờ học.
II/ Chuẩn bị :
- Sân bãi sạch sẽ.
- Trang phục cháu gọn gàng.
III/ Tiến trình hoạt động :
1. Hoạt động mở đầu.
* Khởi động:ba phút
- Cho cháu xếp 3 hàng dọc di chuyển theo đội hình vòng tròn, đi các kiểu đi; đi chậm – nhanh dần – chạy, cháu xếp thành 3 hàng.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Trọng động :
- Động tác hô hấp:
Máy bay bay ù .ù ……Tập 4l x 8 nhịp
Đưa 2 tay ngang làm tiếng máy bay ,bay ù ù …
CB TH
- Động tác tay vai 3: Tập 4l x 8 nhịp
Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay ngón tay để trên vai.
CB .4 1.3 2
- Động tác chân 5: Tập 4l x 8 nhịp
Bước khuỵu chân trái sang bên chân phải thẳng.
CB.4 1.3 2
- Động tác bụng lườn 1: Tập 4l x 8 nhịp
2 chân dang rộng bằng vai 2 tay thả xuôi , cúi xuống giơ cao tay trên đầu .
CB. 4 1 2
+ Hồi tĩnh. Ba phút
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
* Trò chơi: Con muỗi.
- Cô hướng dẫn trò chơi, tổ chức cho lớp cùng tham gia vui chơi.
3. Hoạt động kết thúc.
- Về nhà con nhớ thường xuyên tập thể dục nhất là vào buổi sáng sớm cho người được khỏe mạnh , cân đối hài hòa cơ bắp được nở nang cho người nhanh lớn nhanh phát triển nhé!
- Cô nhận xét tuyên dương và động viên trẻ.
- Lớp hát bài: “Thể dục buổi sáng”.
**************************
TRÒ CHUYỆN SÁNG
Trò chuyện về mùa xuân
I/ Mục đích
* Kiến thức:
- Trẻ nói lên đặc điểm về thời tiết của mùa xuân, trời nắng ấp áp, có cây đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đau nở.
- Biết yêu quý cảnh đẹp của mùa xuân.
* Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn chủ động giao tiếp với mọi người xung quanh
* Thái độ:
- Trẻ thích thú trò chuyện cùng cô
II/ Chuẩn bị :
- Tranh vẽ về mùa xuân. Tranh vẽ ngày tết
- Nội dung đàm thoại
III/ Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
* Lớp hát bài : “ Mùa xuân đến rồi”
2. Hoạt động trọng tâm:
- Bài hát nói về mùa gì ? ( mùa xuân )
-Tiết trời của mùa xuân thế nào ? ( trời nắng ấm )
- Cảnh vật của mùa xuân ra sao ? ( rất đẹp )
- Cô có tranh vẽ gì đây ? ( cháu nói lên nội dung của bức tranh )
- Mùa xuân về thì cây cối thế nào ? ( cây đâm chồi nảy lộc )
- Trong mùa xuân có lễ hội gì lớn các con?
- Thế những bức tranh đó vẽ gì?
- Hoa mai, hoa đào, bánh chưng thường xuất hiện vào dịp nào?
- Thế mọi người thường chuẩn bị gì vào ngày tết?
- Không khí vào những ngày này như thế nào?
- Con có thích tết không? vì sao?
- Cô gợi ý để trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Cô tạo tình huống để trẻ chủ động giao tiếp và thể hiện sự an ủi của mình với mọi người xung quanh.
3. Hoạt động kết thúc:
- Lớp đọc câu ca dao:
“ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
*****************************
GIỜ HỌC VẬN ĐỘNG BÀI: “MÙA HÈ ĐẾN”
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ thích hát, vận động tốt bài hát, biết tên bài hát , tên tác giả .
- Trẻ hiểu được nội dung chính của bài hát.
+ Kĩ năng :
- Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu.
+ Thái độ:
- Trẻ tham gia tích cực sôi nổi.
-Trẻ thích vận động cùng cô.
II. Chuẩn bị:
- Băng , cacsét
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu :
- Lớp đọc bài thơ “Trưa hè” và trò chuyện về bài thơ.
+ Các con vừa đọc xong bài thơ: “Trưa hè” .
+ Trong mùa hè có hoa gì nở các con?
+ Đúng rồi mùa hè đến có hoa phượng nở tiếng ve kêu rộn ràng, có dàn bướm lượn, có tiêng chim hót rất hay.
- Cô cho trẻ quan sát tranh về mùa hè .
- Cô giới thiêu tên bài hát. “ Mùa hè đến”
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô tóm tắt nội dung bài hát : Trong mùa hè có hoa nở, bướm bay rập rờn trên hoa trong nắng, các em hát ca, để dón mùa hè sang.
- Cô hát lần 2 cho trẻ nghe .
- Cô dạy cả lớp hát theo các hình thức dạy cho trẻ hát thuộc lời bài hát .
- Trong lúc trẻ hát cô quan sát và bao quát trẻ .
- Khi trẻ đã thuộc cô cho trẻ hát diễn cảm cùng cô và trò chuyện về nội dung :
+ Các con vừa hát bài gì ?
+ Nội dung bàu hát nói về gì?
+ Trong bài hát này con thích nhất đoạn nào ? vì sao?
- Cô cùng trẻ hát lại một lần nữa và thể hiện cảm xúc khi hát
* Nghe hát bài “ Ru con” Dân ca Nam Bộ.
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài hát .
- Cô hát cho trẻ nghe lần một.
- Cô tóm tắt nội dung bài hát .
- Tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát đã nói lên tình cảm người mẹ yêu thương con, vì con mà mẹ đã thao thức suốt năm canh ru con ngủ.
- Lần hai: Cô cho trẻ nghe đĩa.
- Cô hát cho tre nghe một lần ( cô vận động minh hoạ)
- Cô hát cho trẻ nghe lần hai .
* Trò chơi : “Ai nhanh nhất”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
3. Hoạt động kết thúc :
- Cho trẻ hát bài “ Mùa xuân đến rồi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đi đập bóng bằng hai tay
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đi đập bóng bằng hai tay
- Phát triển sự nhanh nhẹn và khéo léo .
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động .
II. Chuẩn bị :
- Sân rộng phẳng, bóng .
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô tập trung trẻ và hát “ Bóng tròn to”
- Cô cho trẻ nhắc lại các qui định khi ra ngoài sân chơi.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cô giới thiệu nội dung hoạt động “Đi đập bóng bằng hai tay ”.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem. Hai tay cầm quả bóng đập bóng xuống sàn nhà sau đó bóng nảy lên rồi bắt bóng bằng hai tay không làm rơi bóng.
- Cô tổ chức cho trẻ “Đi đập bóng bằng hai tay” .
- Cô nhận xét tuyên dương .
*Trò chơi: Kéo co
- Cô giới thiêu tên trò chơi , cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
* Hoạt động tự do :
- Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trường .
3. Hoạt động kết thúc:
- Lớp hát bài: bông hoa mừng cô.
*******************************
Thứ 3 ngày 12 tháng 3 năm 2013
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
GIỜ HỌC TÌM HIỂU KHÁM PHÁ VỀ MÙA XUÂN
I. Mục đích yêu cầu :
+ Kiến thức :
- Cháu biết được thời tiết của mùa xuân, biết được dấu hiệu của mùa xuân qua một số loại hoa.
+ Kỹ năng :
- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp .
- Trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô .
+ Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về mùa xuân
III. Tiến trình hoạt đông:
1. Hoạt động mở đầu :
- Lớp hát bài: “ Mùa xuân đến rồi”
- Cô trò chuyện về nội dung bài hát .
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cô trò chuyện với trẻ về mùa xuân .
- Trong mùa xuân có ngày lễ hội gì lớn nào các con?
- Thời tiết của mùa xuân như thế nào?
- Thời tết ấm áp có ích lợi gì đối với cây cối?
- Cho cháu quan sát tranh về mùa xuân
- Khi xuân về là Tết đến. Mùa xuân đã nói lên cảnh vui nhộn của các em nhỏ cùng múa hát mừng xuân.
- Mùa xuân đến có hoa gì nở nhiều?
- Không khí của ngày đầu xuân thế nào?
+ Tết được diễn ra vào mùa nào trong năm?
+ Vào mùa xuân thì thời tiết và cây cối như thế nào?
+ Những loại hoa nào thường xuất hiện vào ngày tết?
+ Vào ngày tết thì mọi người thường làm gì ?
- Cô cho trẻ quan sát tranh để khái quát câu trả lời của trẻ.
- Cô bổ sung và cung cấp thêm một số thông tin khác.
3. Hoạt động kết thúc :
- Lớp đọc bài thơ “ Cây đào”.
***********************************
SINH HOẠT CHIỀU
KỂ CHUYỆN GIỌT NƯỚC TÍ XÍU
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ thích nghe câu chuyện.
- Phát triển khả năng nghe, hiểu và trả lời mạch lạc các câu hỏi
- Phát triển hứng thú nghe kể chuyện
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ nội dung truyện
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ xem tranh và giới thiệu chuyện "giọt nước tí xíu tác giả Nguyễn Linh
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cô kể cho trẻ nghe lần một có tranh
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Của ai?
- Cô kể lần 2, 3 có tranh
* Đàm thoại
Tí xíu là một giọt nước ở đâu?
Họ hàng anh em nhà tí xíu có đông không?
Ai đã rủ tí xíu đi vào đất liền?
Tí xíu tạm biệt mẹ rồi đi đâu?
Trời mỗi lúc một lạnh Tí Xíu thấy như thế nào?
* Cô cho trẻ tập kể chuyện cùng cô.
* Cô cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo ý thích của trẻ.
3. Hoạt động kết thúc:
* Cô cho trẻ đọc bài thơ “Mùa xuân” và ra chơi.
****************************
Thứ 4 ngày 13 tháng 3 năm 2013
GIỜ HỌC TOÁN:
CHIA NHÓM ĐỐI TƯỢNG 7 THÀNH 2 PHẦN
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ ôn luyện đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 6
- Trẻ biết đếm đến 7 và nhận biết các nhóm có 7 đối tượng.
- Trẻ biết cách chia 7 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.
- Luyên trẻ thêm bớt trong phạm vi 7, biết chữ số 7.
+ Kĩ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm trong phạm vi 7
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
+ Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị:
- Một số côn trùng như con bướm, ong, chim, hoa,
- Thẻ chữ từ 1- 7.
- Một số côn trùng, hoa cho trẻ xếp.
III/ Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu.
- Cả lớp đứng thành hình chữ u múa bài “ kìa con bướm vàng”, theo nhạc.
- Mùa xuân đến muôn hoa đua nở những con bướm bay đến để tìm hoa lấy phấn đó các con.
- Cô cắm 7 con bướm 7 bông hoa. Trẻ đếm từ 1 – 7 tất cả là 7 bông hoa. Trẻ đếm từ 1 – 7 tất cả là 7 con bướm.
- Hôn nay cô dạy cho các con chia nhóm đồ vật có đối tượng 7 ra thành 2 phần.
2. Hoạt động trọng tâm.
* Dạy trẻ chia 7 đối tượng thành 2 phần:
- Chúng mình hãy đếm xem có bao nhiêu bông hoa?
- Bây giờ cô và các con cùng chia số hoa này ra 2 phần và mỗi lần chia số lượng bông hoa không giống nhau.
* Lần một: Cô chia mẫu: 7 bông hoa thành 2 nhóm đối tượng: 1 – 6
- Cách 1: Một nhóm có 1 một nhóm có 6.
- Cách 2: Một nhóm có 2 một nhóm có 5.
- Cách 3: Một nhóm có 3 một nhóm có 4.
- Các con quan sát nhóm 1 và nhóm 6.
- Cô nói; Hoặc chia ngược lại: 6 – 1; 5 – 2; 4 – 3;
- Vậy có mấy cách chia? ( 3 cách)
- Cô khái quát lại: Muốn chia 1 nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần thì có 3 cách chia. - - Mỗi cách chia cho chúng ta một kết quả hai nhóm khác nhau và cách chia nào cũng đúng. Cách 1: Một nhóm có 1 một nhóm có 6.
* Khi cô gắn lên bảng trẻ ở dưới lớp gắn và chia đồ vật theo cô.
- Trẻ đặt số tương ứng ở 2 nhóm và cho trẻ đọc thẻ số tương ứng.
- Sau đó cô gộp 2 nhóm lại với nhau và hỏi trẻ: Cô gộp 2 nhóm này lại với nhau số lượng là mấy?
- Lần 2: Trẻ lên chia theo yêu cầu của cô 7 con bướm thành 2 nhóm đối tượng: 1 và 6; - Lần lượt chia nhóm: Các con quan sát nhóm 2 và nhóm 5.
- Mời một trẻ lên gắn số tương ứng ở 2 nhóm, cho trẻ đọc thẻ số tương ứng.
- Sau đó cô gộp 2 nhóm lại với nhau và hỏi trẻ: Cô gộp 2 nhóm này lại với nhau số lượng là mấy?
- Ngoài hoa và bướm ra trong mùa xuân còn có những con ong và chim én bay về đoán xuân nữa đấy các con.
- Lần lượt chia nhóm: 2 và 5 con ong.
- Sau đó cô mời trẻ lần lượt lên chia nhóm én ra 2 nhóm theo yêu cầu của cô. 3 và 4
- Sau đó trẻ chia theo ý thích của trẻ.
- Mời cá nhân lên gắn số tương ứng.
* Trẻ chia tự do.
- Cho trẻ đọc và vận động theo bài”ong và bướm”.
- Các con xếp những con bướm ra nào.
- Cô muốn có 7 con vậy các con phải làm gì?
- Sau đó cho trẻ xếp ra 7 con bướm và đếm rồi trẻ tự chia ra 2 nhóm theo ý thích của trẻ.
- Cô theo dõi sau đó kiểm tra kết quả và hỏi trẻ cách chia.
* Luyện tập
- Cho trẻ chơi trò chơi “tạo nhóm”.
* Cách chơi: Cô mời 7 bạn lên chơi đi vòng tròn hát một bài khi cô nói tạo nhóm thì trẻ tạo cho cô 2 nhóm; ví dụ tạo cho cô chóm 1và 6 rồi hỏi trẻ nhóm con có mấy bạn? và 2 nhóm gộp lại là mấy? Cứ như vậy cô cho trẻ chơi tạo nhóm 1 – 6; 2 – 5; 3 – 4.
Khi trẻ chơi cô quan sát kiểm tra và hỏi từng nhóm trẻ.
Trẻ chơi vài lần.
3. Hoạt động kết thúc:
- Vừa rồi các con đã học chia nhóm đồ vật có đối tượng 7 ra thành 2 phần.
- Về nhà các con chia cho ba mẹ xem nhé!
- Các con biết yêu cảnh đẹp của thiên nhiên và biết quý con vật có ích nhé!
- Trẻ vận động theo bài hát: “Mùa hè đến” và đi ra ngoài sân chơi.
*****************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đi đập bóng bằng hai tay
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đi đập bóng bằng hai tay
- Phát triển sự nhanh nhẹn và khéo léo .
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động .
II. Chuẩn bị :
- Sân rộng phẳng, bóng .
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô tập trung trẻ và hát “ Bóng tròn to”
- Cô cho trẻ nhắc lại các qui định khi ra ngoài sân chơi.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cô giới thiệu nội dung hoạt động “Đi đập bóng bằng hai tay ”.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem. Hai tay cầm quả bóng đập bóng xuống sàn nhà sau đó bóng nảy lên rồi bắt bóng bằng hai tay không làm rơi bóng.
- Cô tổ chức cho trẻ “Đi đập bóng bằng hai tay” .
- Cô nhận xét tuyên dương .
*Trò chơi: Kéo co
- Cô giới thiêu tên trò chơi , cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
* Hoạt động tự do :
- Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trường .
3. Hoạt động kết thúc:
- Lớp hát bài: bông hoa mừng cô.
***************************
Thứ 5 ngày 14 Tháng 3 năm 2013
GIỜ HỌC : NÉM VÀ BẮT BÓNG BẰNG HAI TAY
I/ Mục đích yêu cầu :
+ Kiến thức:
Trẻ biết ném và bắt bóng bằng hai tay. Trẻ thích ném và bắt bóng.
+ Kỹ năng:
Rèn phát triển các cơ tay, chân của trẻ.
Rèn và phát triển các tố chất bền dẻo.
+ Thái độ:
Tham gia tích cực vào hoạt động.
II/ Chuẩn bị :
- Sân rộng phẳng.
- 12 quả bóng.
III/ Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động mở đầu:
* Lớp hát bài: Bóng tròn to .
- Hôm nay cô cùng các con ném và bắt bóng bằng hai tay nhé !
2. Hoạt động trọng tâm:
+ Khởi động: Ba phút.
- Cô cho trẻ hát bài hát “cho tôi đi làm mưa với” vừa hát vừa xếp ba hàng dọc theo ba tổ.
- Cô ra hiệu lệnh trẻ so hàng cho thẳng,
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn đi các kiểu đi
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
+ Trọng động:
+ Tập bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai 2
Tay đưa ra trước lên cao. Bốn lần tám nhịp.
CB .4 1.3 2
- Động tác chân 2 :
Ngồi khuỵu gối tay đưa cao ra trước. Ba lần tám nhịp
CB.4 1 .3 2
- Động tác bụng lườn 2:
- Đứng quay người sang 2 bên. Ba lần tám nhịp
CB. TH Quay 90 độ
CB.4 .4 1 .3
+ Vận động cơ bản:
Cô tiếp tục giới thiệu vào bài. “Ném và bắt bóng bằng hai tay”
Cô ném mẫu lần một hỏi trẻ cô ném như thế nào?
Lần hai cô giải thích đứng chân trước chân sau hai tay cầm túi cát, thẳng tay trước mặt rồi từ từ đưa xuống dưới ra sau, lên cao rồi ném.
Lần lượt cho trẻ lên thực hiện.
Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. Cho trẻ thực hiện lại.
Cô nhận xét.
* Trò chơi: “Trời mưa”
- Coâ höôùng daãn troø chôi, toå chöùc cho lôùp cuøng tham gia vui chôi.
Cho trẻ chơi ba lần.
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng thoải mái ba phút. Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
3. Hoạt động kết thúc:
Các con thường xuyên tập thể dục nhất là vào buổi sáng sớm cho người được khỏe mạnh, cân đối hài hòa, cơ bắp được nở nang nhanh lớn nhanh phát triển.
*****************************
SINH HOẠT CHIỀU
GIỜ HỌC: TẬP TÔ CHỮ CÁI h, k
I/ Mục đích yêu cầu :
- Trẻ phát âm chính xác các chữ cái đã học, tô trùm khít lên các chữ in mờ.
- Trẻ biết tô đúng với quy trình con chữ, tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
- Giáo dục : phát triển kỹ năng ngồi , cầm bút
IIChuẩn bị
- Vở tập tô, bút chì, chữ cái h, k viết thường
III / Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu :
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: Hoa đào
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài tập tô chữ cái h, k
2. Hoạt động trọng tâm:
* Cô cho trẻ phát âm lại chữ cái h, k in thường
giới thiệu chữ cái h, k viết thường và cho trẻ phát âm.
Cô giới thiệu điểm đầu, điểm cuối của chữ h
Cô tô mẫu chữ h: Cô đặt bút ở đầu của nét chữ h, cô tô lên rồi chuyển bút tô xuống, tô trùng khít vào các nét in mờ, đến điểm cuối của chữ h cô dừng bút.
Cô cho trẻ tô chữ h
* Cô giới thiệu điểm đầu, điểm cuối của chữ k
Cô tô mẫu chữ k: Cô đặt bút ở đầu của nét chữ k, cô tô lên rồi chuyển bút tô xuống, rồi lại chuyển bút tô lên theo nét móc trên, khi tô cô tô trùng khít vào các nét in mờ, đến điểm cuối của chữ k cô dừng bút.
Cô cho trẻ tô chữ k
- Nhận xét tuyên dương trẻ tô
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô cùng trẻ hát bài: “Mùa xuân đến rồi” và ra chơi
******************************
Thứ 6 ngày 15 Tháng 3 năm 2013
GIỜ HỌC: NẶN LỌ HOA
I. Mục đích yêu cầu
- Dạy trẻ biết cách nặn lọ hoa.
- Biết bẻ cong trên miệng thành bèo lọ hoa.
- Trẻ thích nặn lọ hoa
II. Chuẩn bị
- Một cái lọ hoa thật, mẫu nặn bằng đất nặn.
- Đội hình trẻ ngồi hình chữ U
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ đọc bài “Nặn đồ chơi”
- Giới thiệu đề tài “Nặn lọ hoa”
2. Hoạt động trọng tâm
- Các con hãy quan sát cái lọ hoa của cô được tạo ra từ gì nào?
- Lọ hoa hình khối trụ tròn.
- Trên miệng lọ hoa như thế nào?
- Trên miệng lọ hoa được bẻ cong và ở giữa lõm xuống. Còn cổ lọ hoa eo nhỏ, thân lọ phình to…
* Hướng dẫn:
- Cô nặn cái lọ trước tiên nhào đất, xoay tròn.
- Trên miệng lọ hoa bẻ ra làm bèo, cổ lọ eo nhỏ, ấn lõm ở giữa miệng lọ hoa ta được cái lọ.
* Cháu thực hiện
- Cả lớp nghĩ xem con sẽ nặn lọ to hay lọ nhỏ?
- Cô hướng dẫn trẻ cách nặn.
- Trong lúc cháu nặn, cô bao quát, gợi ý cho trẻ nặn.
* Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ mang sản phẩm lên trình bày.
- Con nặn lọ hoa hình gì nào?
- Con đã nặn như thế nào?
- Cô khen cả lớp nặn lọ hoa rất đẹp và tạo được nhiều lọ hoa đẹp.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ hát bài: Hoa trường em.
SINH HOẠT CHIỀU
ĐỌC BÀI THƠ: BÌNH MINH TRONG VƯỜN
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ
- Trẻ thuộc lời bài thơ
+ Kỹ năng:
- Trẻ đọc bài thơ một cách diễn cảm và rõ lời thể hiện cảm xúc
+ Thái độ:
- Trẻ thích đọc thơ
II. Chuẩn bị:
+ Tranh bài thơ: “Bình minh trong vườn”.
+ Nội dung bài thơ
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
- Lớp hát bài: Cháu vẽ ông mặt trời
2. Hoạt động trọng tâm:
- Cô đọc một đoạn trong bài thơ
- Cô cho trẻ đoán tên bài thơ
- Cô đọc lại toàn bài thơ
- Cô tổ chức cho cả lớp đọc diễn cảm bài thơ theo nhiều hình thức
+ Tổ đọc
+ Nhóm đọc
+ Cá nhân đọc
- Trong lúc trẻ đọc cô động viên và khuyến khích trẻ
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
3. Hoạt động kết thúc:
- Lớp đọc bài thơ: Ông mặt trời
******************************
File đính kèm:
- giao an plan(1).doc