Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 1: Vẽ trang trí chép họa tiết trang trí dân tộc

 

Tiết 1- bài 1 : Vẽ trang trí

CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết trang trí dân tộc miền xuôi và miền núi. Hiểu vai trò cảu hoạ tiết trong trang trí.

2. Kĩ năng : hs có kĩ năng quan sát, nhận xét. Biết khai thác, sử dụng hoạ tiết trang trí cổ vào bài học và vẽ được họa tiết một vài họa tiết dân tộc , tô màu theo ý thích.

3. Thái độ : hs yêu thích họa tiết trang trí dân tộc và thích vẽ trang trí.

II. Chuẩn bị của gv và hs:

1. Tài liệu tham khảo:

2. Đồ dùng học tập

- Giáo viên:

+ Minh họa cách chép họa tiết trang trí (ĐDDH-MT6)

+ Một số họa tiết dân tộc ở quần áo, khăn, túi, váy

- Học sinh:

+ Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.

+ Sưu tầm các họa tiết dân tộc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 1: Vẽ trang trí chép họa tiết trang trí dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2013 Ngày giảng: 6A: 6B: Tiết 1- bài 1 : Vẽ trang trí CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: HS nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết trang trí dân tộc miền xuôi và miền núi. Hiểu vai trò cảu hoạ tiết trong trang trí. 2. Kĩ năng : hs có kĩ năng quan sát, nhận xét. Biết khai thác, sử dụng hoạ tiết trang trí cổ vào bài học và vẽ được họa tiết một vài họa tiết dân tộc , tô màu theo ý thích. 3. Thái độ : hs yêu thích họa tiết trang trí dân tộc và thích vẽ trang trí. II. Chuẩn bị của gv và hs: 1. Tài liệu tham khảo: 2. Đồ dùng học tập - Giáo viên: + Minh họa cách chép họa tiết trang trí (ĐDDH-MT6) + Một số họa tiết dân tộc ở quần áo, khăn, túi, váy - Học sinh: + Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ. + Sưu tầm các họa tiết dân tộc. 3. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan, vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thảo luận nhóm 4. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật động não III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp(1’): 2. Kiểm tra(2') - GV kiểm tra đồ dùng của hs 3. Bài mới Ho¹t ®éng cña GV vµ HS Néi dung *Ho¹t ®éng 1: H­íng dÉn HS tù h×nh thµnh kiÕn thøc(15') I. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. (7') - GV cho HS xem một số mẫu họa tiết, yêu cầu HS thảo luận tìm ra đặc điểm của họa tiết dân tộc. - GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV phân tích một số mẫu họa tiết ở trên các công trình kiến trúc, trang phục truyền thống làm nổi bật đặc điểm của họa tiết về hình dáng, bố cục, đường nét và màu sắc. - GV cho HS nêu những ứng dụng của họa tiết trong đời sống. - HS tr×nh bµy II. Hướng dẫn HS cách chép họa tiết dân tộc. (8') + Vẽ hình dáng chung. - GV cho HS nhận xét về hình dáng chung và tỷ lệ của họa tiết mẫu. - GV phân tích trên tranh ảnh để HS hình dung ra việc xác định đúng tỷ lệ hình dáng chung của họa tiết sẽ làm cho bài vẽ giống với họa tiết thực hơn. - GV vẽ minh họa một số hình dáng chung của họa tiết. + Vẽ các nét chính. - GV yêu cầu HS quan sát kỹ tranh ảnh và nhận xét chi tiết về đường nét tạo dáng của họa tiết. Nhận ra hướng và đường trục của họa tiết. - GV phân tích trên tranh về cách vẽ các nét chính để HS thấy được việc vẽ từ tổng thể đến chi tiết làm cho bài vẽ đúng hơn về hình dáng và tỷ lệ. - GV vẽ minh họa đường trục và các nét chính của họa tiết. + Vẽ chi tiết. - GV cho HS nhận xét về đường nét tạo dáng của họa tiết mẫu. - GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về đường nét tạo dáng của bài vẽ mẫu. - GV vẽ minh họa và nhắc nhở HS luôn chú ý kỹ họa tiết mẫu khi vẽ chi tiết. + Vẽ màu. - GV cho HS nhận xét về màu sắc ở một số họa tiết mẫu. - GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước và phân tích việc dùng màu trong họa tiết dân tộc. Gợi ý để HS chọn màu theo ý thích. * Ho¹t ®ng 2:H­íng dẫn HS làm bài tập.(20') - GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài theo đúng hướng dẫn. - GV yêu cầu HS chọn họa tiết để vẽ nên chọn loại có hình dáng đặc trưng, không phức tạp. - GV quan sát và giúp đỡ HS xếp bố cục và diễn tả đường nét. I. Quan sát – nhận xét. - Họa tiết dân tộc là những hình vẽ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Họa tiết dân tộc rất đa dạng và phong phú về hình dáng, bố cục thường ở dạng cân đối hoặc không cân đối. - Họa tiết dân tộc Kinh có đường nét mềm mại, màu sắc nhẹ nhàng. - Họa tiết các dân tộc miền núi đường nét thường chắc khỏe (hình kỷ hà), màu sắc ấn tượng, tương phản m¹nh II. Cách chép họa tiết dân tộc. 1. Vẽ hình dáng chung. 2. Vẽ các nét chính. 3. Vẽ chi tiết. 4. Vẽ màu. III. Bài tập. - Chép 3 họa tiết dân tộc và tô màu theo ý thích. 4. Củng cố đánh giá kết quả học tập của HS: (3/) - GV gọi 3 HS mang bài lên bảng treo, gọi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ 5. Bài tập về nhà(1') - Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. Sưu tầm và chép họa tiết dân tộc theo ý thích. - Đọc trước bài “Sơ lược về mỹ thuật cổ đại Việt Nam”. Sưu tầm tranh ảnh và các hiện vật của mỹ thuật cổ đại Việt Nam.

File đính kèm:

  • docmt6tiet 1..doc
Giáo án liên quan