Tiết 19 - bài 19: Thường thức mĩ thuật
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam, hiểu giá trị nghệ thuật qua nội dung và hình thức của tranh.
2. Kĩ năng:
- HS phân biệt được hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
3.Thái độ:
- HS biết trân trọng và yêu quý tranh dân gian VN nói riêng và nghệ thuật dân gian Việt Nam nói chung.
II. Chuẩn bị của gv và hs:
1. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo: Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mĩ thuật, NXB Sư phạm
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5582 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 19: Thường thức mĩ thuật tranh dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2013
Ngày dạy: 6A: ……
6B:…….
Tiết 19 - bài 19: Thường thức mĩ thuật
tranh dân gian việt nam
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam, hiểu giá trị nghệ thuật qua nội dung và hình thức của tranh.
2. Kĩ năng:
- HS phân biệt được hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
3.Thái độ:
- HS biết trân trọng và yêu quý tranh dân gian VN nói riêng và nghệ thuật dân gian Việt Nam nói chung.
II. Chuẩn bị của gv và hs:
1. tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo: Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mĩ thuật, NXB sư phạm
2. Đồ dùng học tập
- Giáo viên:
+ Bộ tranh dân gian Việt Nam - ĐDDH 6
- Học sinh:
+ Vở ghi, sgk...
+ Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam
3. Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan, vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình, luyện tập
- Phương pháp thảo luận nhóm
4. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật động não
III. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp(1p):
2. Kiểm tra(3p)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị tài liệu của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung - Minh hoạ
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thảo luận (8’)
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 6 trong 7 phút. Mỗi nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi sau:
* Nhóm 1+ 2:
H: Thế nào là tranh dân gian ? Tranh dân gian thường được sử dụng trong những dịp nào ?
H: Những nơi sản xuất tranh dân gian nổi tiếng ? Đề tài trong tranh dân gian ?
* Nhóm 3+4:
H: Tranh Đông Hồ được sản xuất ở đâu, đề tài trong tranh là gì ?
H: Giới thiệu cách làm tranh Đông Hồ và đặc điểm nghệ thuật của tranh ? Đối tượng thưởng thức tranh Đông Hồ là ai ?
*HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam(30’)
+ GV mời đại diện nhóm lên trình bày
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, uốn nắn
+ GV trình bày, diễn giải kết hợp với ĐDDH và hình ảnh trong SGK.
+ HS chú ý lắng nghe và ghi chép
+ GV kết luận:
+ GV mời đại diện nhóm lên trình bày
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, kết luận
+ GV mời đại diện nhóm lên trình bày
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, kết luận
* Dành cho HSKT: Em hãy đọc phần III - sgk/ tr 127
H: Gía trị nghệ thuật của tranh dân gian ?
+ HS trả lời
+ GV nhận xét, kết luận
I. Vài nét về tranh dân gian
- Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được dân gian ưa thích
- Tranh dân gian thường được dùng trang trí đón xuân nên gọi là “Tranh tết” hoặc còn dùng để thờ cúng nên con được gọi là “tranh thờ”
- Tranh dân gian được sản xuất ở: Đông Hồ ( Bắc Ninh ), Kim Hoàng ( Hà Tây ), Hàng Trống ( Hà Nội )...
- Tranh dân gian đề cập tới nhiều đề tài khác nhau và rất gần gũi với đời sống của người lao động.
II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
1. Tranh Đông Hồ
- Sản xuất tại làng Đông Hồ- Thuận Thành- Bắc Ninh
- Tranh do những “nghệ sĩ nông dân” sáng tác, chủ yếu phục vụ tầng lớp nông dân.
- Đề tài: phản ánh cảnh sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất...
- Cách làm tranh: Khắc nét trên ván gỗ, in hàng loạt trên giấy gió quét màu điệp, mỗi màu là một bản in => nhiều người cùng tham gia làm tranh.
- Đặc điểm: Màu sắc lấy trong tự nhiên, đường nét đơn giản, khỏe và dứt khoát, in màu trước--> in nét.
2. Tranh Hàng Trống
- Sản xuất ở phố Hàng Trống- Hà Nội
- Đối tượng phục vụ: tầng lớp trung lưu và thị dân
- Đặc điểm: đường nét trong tranh mảnh mai, chau chuốt, tinh tế, màu sắc thường dùng là phẩm nhuộm=> tươi sáng, rực rỡ hơn tranh ĐH
- Cách làm tranh: khắc nét màu đen lên bản gỗ in nét-> tô màu trực tiếp bằng tay.
III. Gía trị nghệ thuật của tranh dân gian
- Tranh dân gian rất chú trọng đến bố cục, đường nét, màu sắc, ngoài ra yếu tố chữ hay thơ bằng chữ nho cũng góp phần tạo nên nét riêng của tranh dân gian.
4. Củng cố đánh giá kết quả học tập của HS (5’)
- GV đặt một số câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh.
H: Đề tài của tranh dân gian ? Nững dòng tranh dân gian ?
H: Đặc điểm của tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống ?
5. Bài tập về nhà (1’)
- Xem lại những hình ảnh minh hoạ trong SGK và học bài theo nội dung ghi vở, trả lời câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài sau: Bài 24 “ Một số tranh dân gian VN ”.
- Đọc trước và sưu tầm ảnh, thông tin về các bức tranh sẽ tìm hiểu trong bài
File đính kèm:
- tiet 19.doc