I. Mục tiêu
- HS hiểu đề tài sân trường trong giờ ra chơi
- Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi
- Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng của các em.
- HS biết bảo vệ sân trường luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường.
Tranh trong bộ đồ dùng dạy học. Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 2 học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn: 2-1-2010
Ngày dạy : 4,6,7,8- 1-2010 Bài 19: Vẽ tranh
SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI
I. Mục tiêu
- HS hiểu đề tài sân trường trong giờ ra chơi
- Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi
- Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng của các em.
- HS biết bảo vệ sân trường luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường.
Tranh trong bộ đồ dùng dạy học. Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp
2-Kiểm tra dụng cụ học vẽ
3- Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV treo tranh và hỏi:
Trong các tranh này, tranh nào vẽ vui chơi ở sân trường?
Tranh này hình ảnh chính là hình ảnh nào?
Còn đâu là hình ảnh phụ?
Vậy vui chơi ở sân trường còn có những hoạt động nào nữa?
- GV chốt ý: Sân trường giờ ra chơi rất nhộn nhịp, vui vẻ, có nhiều học sinh chơi nhiều trò chơi khác nhau như: Bắn bi, chơi đá cầu, nhảy dây, trốn tìm,… Các em chỉ nên chọn một hoạt động nào mà mình thích để vẽ, không chọn quá nhiều chi tiết sẽ không đạt cho bài vẽ của mình. Ta phải luôn giữ gìn vệ sinh sân trường luôn sạch đẹp. Không được xả rác bừa bãi.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Để vẽ được tranh sân trường giờ ra chơi các em phải nhớ lại hình dáng của các bạn khi vui chơi như thế nào, hay ngồi đọc sách ở ghế đá sân trường…
- Vẽ hình ảnh chính trước, sau đó vẽ hình ảnh phụ sau. GV treo tranh hướng dẫn các bước vẽ và gợi ý các bước tiến hành để các em dễ dàng khi vẽ tranh.
Tranh như thế này đã hoàn chỉnh chưa?
- Để tranh đẹp các em phải vẽ màu. Vẽ màu cho rõ hình ảnh chính của bức tranh, vẽ hình ảnh chính phụ cho phù hợp và vẽ cả màu nền tranh mới đẹp.
Hoạt động 3: Thực hành
- Trước khi các em làm bài, cho các em xem một số bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước để các em tham khảo.
- Khi các em làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, gợi ý đề tài đơn giản cho những em chưa tìm được nội dung để vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp cùng nhận xét.
+ Nội dung;
+ Bố cục;
+ Màu sắc;
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em có bài vẽ đẹp trước lớp.
4- Củng cố, dặn dò:
Bài sau :Vẽ theo mẫu: Vẽ cái túi xách.
5- Nhận xét
- Quan sát tranh và trả lời.
- Xung phong trả lời.
- Nhảy dây, đá cầu, …
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chưa hoàn chỉnh vì chưa vẽ màu.
Hs theo dõi cách vẽ
- Quan sát bài vẽ đẹp.
- Thực hành.
- Nhận xét bài.
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn: 8-1-2010
Ngày dạy : 11,13,14,15-1-2010 Bài 20: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI TÚI XÁCH
I. Mục tiêu
- HS hiểu hình dáng, đặc điểm của một vài loại túi xách.
- Biết cách vẽ cái túi xách
- Vẽ được cái túi xách gần giống mẫu.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Một vài cái túi xách khác nhau để học sinh quan sát.
Tranh hướng dẫn cách vẽ, bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra dụng cụ học vẽ
3- Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV đưa các túi xách khác nhau cho học sinh quan sát và hỏi:
Em có nhận xét gì về ba cái túi xách này?
Túi xách gồm có những bộ phận nào?
Cách trang trí trên ba túi xách này như thế nào?
- GV chốt ý: Có rất nhiều loại túi xách khác nhau, mỗi loại lại có hình dáng và cách trang trí khác nhau. Nhưng chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ chúng được sạch đẹp hơn. Nhất là tùi mủ khi sài xong để đúng nôi quy định.
Hoạt động 2: Cách vẽ cái túi xách
- GV đặt mẫu một túi xách đơn giản và hỏi:
Túi xách này nằm trong dạng hình gì?
- GV đưa tranh hướng dẫn cách vẽ và chỉ các bước tiến hành.
- GV vẽ phác khung hình lên bảng.
+ Vẽ phác các nét cho giống mẫu.
+ Sửa hình và trang trí theo ý thích.
+ Vẽ màu.
- Cho các em xem một số bài vẽ đẹp trước khi các em thực hành.
Hoạt động 3: Thực hành
- Khi học sinh thực hành, giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời. Nhắc học sinh vẽ không được dùng thước để gạch.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp cùng nhận xét.
+ Em thích bài vẽ nào nhất?
+ Bố cục bạn sắp xếp cân đối chưa?
+ Màu sắc và cách trang trí;
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em có bài vẽ đẹp trước lớp.
4- Củng cố, dặn dò:
Bài sau: Vẽ hình dáng người.
5- Nhận xét
- Xung phong nhận xét.
- Thân, quai, miệng, đáy…
- Một em nhận xét.
- Nghe
- Quan sát mẫu và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi cô hướng dẫn cách vẽ.
- Xem bài học sinh các lớp trước.
- Thực hành.
- Nhận xét bài.
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn:16/1/2010
Ngày dạy: 18,20.21,22/1/2010 Bài 21: Tập nặn dáng người
NẶN HOẶC VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI
I. Mục tiêu
- Quan sát, nhận xét các bộ phận chính của con người: Đầu, mình, chân, tay.
- Biết cách vẽ hình dáng người.
- Vẽ được hình dáng người đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên:
- Tranh, ảnh các hình dáng người ở các thế dáng khác nhau.
- Tranh hướng dẫn cách vẽ trong bộ đồ dùng dạy học.
- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3- Bài mới: Giới thiệu bài
Hằng ngày các em thường tham gia rất nhiều việc như học tập, vui chơi, lao động…Trong những công việc đó đều thể hiện ở các tư thế khác nhau. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ hình dáng người ở một số thế dáng khác nhau.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV treo tranh và hỏi:
Em hãy cho biết con người gồm có những bộ phận chính nào?
Khi hoạt động các thế dáng người có thay đổi không?
- Như vậy khi đứng, chạy, đi …thì các bộ phận đầu, mình, chân, tay đều thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động của con người. Cho nên khi vẽ các em nhớ chú ý các hoạt động cho phù hợp với thế dáng khi di chuyển.
Hoạt động 2: Cách vẽ hình dáng người
Để vẽ được hình dáng người cho đúng em phải làm gì? Vẽ bộ phận nào trước, bộ phận nào sau?
- GV vẽ lên bảng một số hình dáng người, gợi ý cho học sinh cách vẽ, yêu cầu các em vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh đẹp và vẽ màu theo ý thích.
Tranh này vẽ màu đẹp chưa? Vì sao?
- GV bổ sung và gợi ý các em vẽ màu ở nhiều dạng khác nhau như các bài của các bạn học sinh các lớp trước vẽ rất đẹp (GV chỉ cụ thể vào các bài vẽ đẹp).
Hoạt động 3: Thực hành
- Trong khi các em vẽ GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời, đồng thời gợi ý cho những em vẽ đẹp hoàn thành tốt bức tranh của mình hơn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành.
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ này?
+ Hình dáng người bạn vẽ đã phù hợp chưa?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao em thích?
- Gv nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp.
4- Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Trang trí đường diềm.
5- Nhận xét
Để dụng cụ lên bàn
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Xung phong trả lời.
- Có thay đổi.
- Nghe
- Quan sát xem người đó đang làm gì.
- Vẽ đầu, cổ, thân, chân và tay.
- Theo dõi cách vẽ.
- Nhận xét
- Nghe
- Thực hành
- Quan sát tranh vẽ của các bạn và đưa ra ý kiến nhận xét cá nhân.
- Lắng nghe
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn:23/1/2010
Ngày dạy: 25,27,28/1/2010 Bài 22: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu
- HS hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Một số đồ vật có trang trí đường diềm như: Khăn tay, túi xách,…
Hướng dẫn cách vẽ trong bộ đồ dùng dạy học.
Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra dụng cụ học vẽ
3- Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho học sinh xem một số đồ vật đã chuẩn bị và hỏi:
Trong các đồ vật này đã được sử dụng những hoạ tiết gì?
Các hoạ tiết này được trang trí xen kẻ hay nhắc lại?
Ngoài ra em còn biết những đồ vật nào còn được trang trí đường diềm nữa?
- GV bổ sung: Các hoạ tiết đưa vào trang trí đường diềm như là: hoa, lá, chim, thú. Ngoài ra người ta cũng còn sử dụng những hình cơ bản để đưa vào trang trí đường diềm như là: hình vuông, hình tròn, hình tam giác,…các hình đó được sắp xếp nối tiểp hoặc xen kẻ lẫn nhau.
Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm
- GV cho học sinh xem một số hoạ tiết để đưa vào trang trí đường diềm như hoa, lá, chim, thú để các em làm tư liệu và chọn hoạ tiết đưa vào trang trí đường diềm của mình.
- Muốn trang trí đường diềm đẹp các em cần chú ý các điểm sau:
+ Kẻ hai đường thẳng song song cách đều nhau.
+ Chia các khoảng cách đều nhau, vẽ các đường chéo và các trục.
+ Chọn hoạ tiết vẽ vào đường diềm.
+ Vẽ màu (chú ý vẽ màu nền đậm thì hoạ tiết nhạt và ngược lại).
- Cho các em xem một số bài vẽ đẹp của các bạn học sinh các lớp trước trước khi các em thực hành.
Hoạt động 3: Thực hành
- Khi học sinh thực hành nhắc các em được dùng thước để gạch và chọn hoạ tiết mình thích để đưa vào trong đường diềm của mình.
- Có thể trang trí xen kẻ hoặc nhắc lại.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp cùng nhận xét.
+ Hoạ tiết bạn vẽ có đều không?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết như thế nào?
+ Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp.
4- Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Vẽ tranh: Mẹ và cô giáo
- Quan sát Mẹ và cô giáo để chuẩn bị cho bài sau.
5- Nhận xét
Để dụng cụ lên bàn
- Quan sát vật thật.
- Bông hoa, con bướm, con voi,…
- Quan sát và trả lời.
- Xung phong kể.
- Lắng nghe
- Quan sát một số hoạ tiết mẫu.
- Theo dõi GV hướng dẫn các bước trang trí đường diềm.
- Thực hành
- Cùng nhau nhận xét bài.
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn: 31/1/2010
Ngày dạy: 1,3,4,5/2/2010 Bài 23: Vẽ tranh
MẸ HOẶC CÔ GIÁO
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được nội dung tranh về đề tài Mẹ hoặc cô giáo.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về Mẹ hoặc cô giáo.
- Thêm yêu quí Mẹ và cô giáo.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh về Mẹ hoặc cô giáo.
Tranh trong bộ đồ dùng dạy học. Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra dụng cụ học vẽ
3- Bài mới: Giới thiệu bài
Hằng ngày các em được ai quan tâm nhiều nhất trong gia đình mình và khi ở trường?
Vậy có bài hát đã nói lên tình cảm của Mẹ và cô giáo đối với em là bài hát gì?
- Gv dẫn dắt và đi vào bài mới qua bài hát đó.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV treo tranh và hỏi:
Tranh vẽ nội dung gì đây?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Bức tranh này vẽ gì?
Hình ảnh chính là hình ảnh nào?
- GV nhận mạnh: Mẹ và cô giáo là người gần gũi với các em. Vậy em hãy nhớ lại hình ảnh mẹ và cô giáo để vẽ được một bức tranh đẹp về đề tài này.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh Mẹ - Cô giáo
- Muốn vẽ được bức tranh về mẹ hoặc cô giáo các em cần lưu ý:
+ Nhớ lại hình ảnh mẹ, cô giáo với các đặc điểm như: khuôn mặt, màu da, tóc, trang phục,…
+ Nhớ lại công việc mẹ và cô giáo thường làm để có thể vẽ thành tranh.
- Tranh vẽ mẹ hoặc cô giáo là chính, ngoài ra có thể vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh đẹp và sinh động hơn. Có thể vẽ chân dung mẹ hoặc cô giáo.
- Vẽ màu theo ý thích, màu phải rõ nội dung đề tài đẽ vẽ.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ đẹp của các bạn để các em tham khảo và rút kinh nghiệm trước khi vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời.
- Gợi ý các em vẽ theo ý thích, không áp đặt học sinh vẽ theo ý của giáo viên.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp của các em đã hoàn thành treo lên cho các em cùng nhận xét.
+ Tranh thể hiện rõ nội dung đề tài chưa?
+ Bố cục (sự sắp xếp hình ảnh có phù hợp)?
+ Màu sắc
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em có bài vẽ đẹp trước lớp. Qua các bài vẽ giáo viên liên hệ giáo dục các em biết yêu quí mẹ và cô giáo, họ là người luôn quan tâm, chăm sóc các em.
4- Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Vẽ con vật.
5- Nhận xét
- Mẹ chăm sóc ở nhà, còn ở trường thì được cô chăm nom, dạy dỗ.
- Cả lớp hát.
- Lắng nghe.
- Chân dung mẹ.
- Màu sắc tươi, sáng và đẹp
- Các bạn tặng hoa cho cô giáo nhân ngày 20.10
- Cô giáo đang nhận hoa các bạn học sinh tặng.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Nghe và theo dõi cô hướng dẫn cách vẽ.
Hs theo dõi cách vẽ
- Thực hành.
- Cùng nhau nhận xét bài.
- Xung phong trả lời.
Nghe
Thứ bảy, hai, ba
Ngày soạn: 5/2/2010
Ngày dạy: 6,8,9/2/2010 Bài 24
VẼ CON VẬT
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ và vẽ được con vật theo ý thích.
- Vẽ được con vật đơn giản theo ý thích.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra dụng cụ học vẽ
3- Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV treo tranh và hỏi:
Trong tranh có những con vật nào?
Em hãy kể tên các bộ phận chính của các con vật?
- GV gợi ý để học sinh nhận ra đặc điểm một số con vật về hình dáng, màu sắc các con vật như: Con trâu thân dài, đầu có sừng…, con thỏ thì tai dài, đuôi ngắn…
Ngoài ra em còn biết các con vật nào nữa?
- GV gợi ý để HS nhận ra được đặc điểm của các con vật và màu sắc của chúng.
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
- GV treo tranh cách vẽ con vật để HS nhận ra cách vẽ.
- GV chỉ vào tranh và gợi ý các em các bước vẽ con vật.
- GV vẽ lên bảng để HS theo dõi cách vẽ nhiều con vật ở nhiều thế dáng khác nhau. Sau khi vẽ được con vật thì vẽ thêm hình ảnh phụ và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem một số bài vẽ các con vật trước khi các em thực hành.
- Trong lúc các em làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm những em còn lúng túng, động viên các em trong khi thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp cùng nhận xét.
+ Các con vật có rõ đặc điểm chưa?
+ Hình dáng các con vật như thế nào?
+ Màu sắc?
+ Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp về hình dáng, màu sắc, bố cục… để các em cùng học tập.
4- Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
5- Nhận xét
Để dụng cụ lên bàn.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
- Con vịt, con chó, con bò…
- Nghe
- Quan sát tranh
- Theo dõi cách vẽ.
- Quan sát tranh vẽ các bạn học sinh các lớp trước.
- Thực hành.
- Cùng nhau nhận xét bài
- Lắng nghe
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn: 20/2/2010
Ngày dạy:22,24,25,26/2/2010 Bài 25: Vẽ trang trí
VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VÔNG, HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
- Biết cách vẽ hoạ tiết, vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
- Vẽ được được vẻ đẹp của các hoạ tiết.
II. Chuẩn bị
* GV: Hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn, hình hướng dẫn, bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* HS: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra dụng cụ học vẽ
3- Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Cho học sinh xem một số hoạ tiết và hỏi:
Các hoạ tiết này nằm trong dạng hình gì?
Các hoạ tiết giống nhau thì được vẽ như thế nào và màu sắc ra sao?
- GV chốt ý và hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông, hình tròn.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV vẽ lên bảng một hình vuông và một hình tròn. Kẻ các trục ngang, dọc và đường chéo.
- Vẽ các mảng nhỏ ở các góc.
- Chọn họa tiết vẽ vào hình vuông, hình tròn theo ý thích.
- Vẽ màu chú ý có đậm, nhạt và màu trung gian.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ màu đẹp và các bài vẽ đẹp của các bạn để các em tham khảo trước khi các em thực hành và rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
Hoạt động 3: Thực hành
- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp nhận xét.
+ Em thích bài vẽ nào nhất?
+ Các hoạ tiết đã được các bạn vẽ như thế nào?
+ Màu sắc ra sao?
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp.
4- Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Vẽ tranh: Vẽ con vật nuôi. Quan sát các con vật nuôi nhà em có.
5- Nhận xét
- Để dụng cụ lên bàn
- Hình vuông, hình tròn…
- Vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu.
- Nghe
- Theo dõi giáo viên hướng dẫn cách vẽ.
- Xem bài vẽ đẹp về hoạ tiết và vẽ màu.
- Thực hành.
- Nhận xét bài.
- Xung phong trả lời.
- Lắng nghe.
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn: 27/3/2010
Ngày dạy:1,3,4,5/3/2010 Bài 26: Vẽ tranh
VẼ CON VẬT (VẬT NUÔI)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu đặc điểm và hình dáng, màu sắc các con vật nuôi quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được con vật đơn giản theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Tranh, ảnh các con vật.
- Các con vật có sẵn trong tư liệu đã chuẩn bị sẵn.
- Bài vẽ các con vật nuôi của các con vật.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3- Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Cho học sinh xem một số con vật và hỏi:
Em hãy kể tên các con vật mà em vừa xem?
Em nào nhắc lại các bộ phận chính của con vật?
Ngoài các con vật nuôi các em vừa xem em còn biết những con vật nuôi nào nữa?
- Làm thế nào để đưa các con vật nuôi đó vào trong tranh vẽ của mình, bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ con vật nuôi (Gv ghi đề bài).
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
- GV nhắc lại cách vẽ con vật tương tự bài 24 mà các em đã được học vẽ con vật.
- GV vẽ lên bảng một số con vật nuôi quen thuộc và hướng dẫn để các em vẽ được các con vật nuôi theo cảm nhận của các em.
- Sau khi vẽ được con vật, các em nhớ phải vẽ thêm hình ảnh phụ để cho bức tranh đẹp và trở nên sinh động hơn. Chú ý khi vẽ màu phải thể hiện được con vật là hình ảnh chính, màu sắc tươi rõ.
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho các em xem một số bài vẽ của học sinh năm trước để các em rút kinh nghiệm trước khi các em thực hành.
- Trong khi các em làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, gợi ý để các em vẽ được các con vật đẹp và ngộ nghĩnh theo cách cảm nhận riêng của mình.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp cùng nhận xét:
+ Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
+ Các con vật các bạn vẽ đã rõ đặc điểm chưa?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
- GV nhận xét chung và giáo dục học sinh biết chăm sóc và yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
4- Củng cố -dặn dò
- Bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ cặp sách học sinh.
Các em quan sát một số các loại cặp khác nhau để chuẩn bị cho bài sau.
5- Nhận xét
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Một vài em kể.
- Lắng nghe.
Nghe
theo dõi cô hướng dẫn cách vẽ.
- Xem tranh các bạn vẽ đẹp.
- Thực hành.
- Nhận xét bài.
- Xung phong nhận xét theo ý mình.
- Nghe
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn: 7/3/2010
Ngày dạy:9,10,11,12/3/2010 Bài 27: Vẽ theo mẫu:
CÁI CẶP SÁCH HỌC SINH
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của cái cặp
- Biết cách vẽ và vẽ được cái cặp sách
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập
II. Chuẩn bị
* Học sinh: - VTV
- Bút chì, bút màu
- Cặp sách HS
* Giáo viên:
- Hình minh hoạ cách vẽ
- Bài vẽ cái cặp sách
III. Các hoat động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định:
2 - Kiểm tra dụng cụ học tập
3- Bài mới: Giới thiệu bài. Trong lớp học các em hằng ngày đến trường với vật gì trên vai?
Cái cặp hằng ngày theo các em đến trường, một hình ảnh và là người bạn của chúng ta.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
* Giới thiệu cặp mẫu
- Những chiếc cặp này có hình dáng như thế nào?
+ Có nhiều loại cặp sách, mỗi loại có hình dáng khác nhau (Hình chữ nhật nằm, hình chữ nhật đứng)
- Cặp có những bộ phận nào?
+ Thân, nắp, quay, dây đeo ...
- Những cái cặp này có màu sắc và trang trí như thế nào?
+ Trang trí khác nhau về màu sắc, hoạ tiết; Hoạ tiết là hoa, lá, con vật ...
- Chọn mẫu để vẽ (Để HS tự chọn)
2. Hoạt động 2: Cách vẽ cái cặp
* Giới thiệu mẫu
- Hỏi: So sánh chiều dài, chiều cao
- Vẽ hình cái cặp vừa với phần giấy không to hay quá nhỏ
* Vẽ mẫu lên bảng
- Các con tìm phần nắp, quay
- Vẽ nét cho giống cặp mẫu
- Vẽ hoạ tiết trang trí và vẽ màu theo ý thích
* Tóm tắt: Mẫu vẽ có thể khác nhau về hình, về màu nhưng cách vẽ cái cặp đều tiến hành như nhau
Hoạt động 3: Thực hành
Xem bài tập vẽ cái cặp
- Cả lớp vẽ một mẫu
- Hình vừa với khổ giấy và gần với mẫu thực
- Vẽ màu: Với màu tươi sáng , màu hoạ tiết trang trí khác với màu nền, màu có đậm, có nhạt
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét:
+ Hình dáng cái cặp
+ Cách trang trí (Hoạ tiết, màu sắc)
4- Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: VTT: Vẽ tiếp hình và vẽ màu
5- Nhận xét
Để dụng cụ lên bàn
- Trả lời
- Chọn mẫu
- So sánh
- Quan sát
- Quan sát
- Quan sát
- Lắng nghe
Theo dõi cách vẽ
- Hs thực hành
- Nhận xét, xếp loại
Thứ hai, tư, năm, sáu
Ngày soạn: 13/3/2010
Ngày dạy 15,17,18,19/3/2010 BÀI 28: Vẽ trang trí:
VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU
I. Mục tiêu:
- Biết cách vẽ thêm hình và vẽ màu vào hình có sẵn của bài trang trí
- Vẻ được hình và vẽ màu theo yêu cầu của bài.
II.Chuẩn bị
* Giáo viên:- Tranh, ảnh về các loại gà
- Bản vẽ của HS
- Hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH
* Học sinh:- VTV
- Bút màu
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định
2-Kiểm tra dụng cụ học tập
3-Bài mới. Giới thiệu bài: Vẽ gà chúng ta đã vẽ ở lớp 1. Nay bài 29, các con được vẽ thêm hình và vẽ màu theo tranh.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Hướng dẫn xem hình
+ Trong (hình) bài đã vẽ hình gì? (hình vẽ con gà)
+ Trong tranh hình vẽ đã chặt chẽ về bố cục chưa?
- Bài vẽ còn có thể vẽ thêm các hình ảnh khác và vẽ màu để thành một bức tranh
- Gợi ý:
+ Tìm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức tranh sinh động (con gà mái, gà con, cây, cỏ ...)
+ Nhớ lại và tưởng tượng ra màu sắc con gà và các hình ảnh khác
Hoạt động 2: Cách vẽ thêm hình và vẽ màu
a. Cách vẽ hình:
- Tìm hình định vẽ (con gà, cây, nhà ...)
- Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh
b. Cách vẽ màu:
- Có thể dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh sinh động
- Nên vẽ màu có hình đậm, màu nhạt
- Màu nền: nên vẽ màu nhạt để tranh có không gian
* Bài vẽ minh hoạ để HS xem
- Hướng dẫn vẽ trên giấy phóng to và vẽ màu: vẽ nét thưa, nét màu, vẽ nhẹ tay, mạnh tay ...
Hoạt động 3: Thực hành
- Có thể dùng bút màu vẽ ngay, kể cả hình vẽ thêm, không cần vẽ trước bằng bút chì
- Có thể xem bài của nhau và trao đổi về màu sắc của bức tranh
- Quan sát và góp ý cho HS
+ Các hình vẽ thêm
+ Cách dùng màu cũng như kĩ năng vẽ màu
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Thu bài hoàn thành và tổ chức nhận xét về:
+ Hình vẽ thêm
+ Màu sắc trong tranh
+ Những bài vẽ này có gì khác nhau
4- Củng cố, dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh về con vật.
5- Nhận xét
- HS xem hình và nhận biết
- HS trả lời
- Tìm hình ảnh
- Nghe giảng
- HS xem tranh
- Quan sát
- Quan sát
File đính kèm:
- Mi thuat 2_t 19-35.doc