I/ MỤC TIÊUBÀI HỌC :
- Biết được vị trí vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
- Biết được triển vọng của nghề điện dân dụng
- Biết được mục tiêu nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện dân dụng
II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
1/ Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 1SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Các thông tin có liên quan đến nghề điện
III/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/ Ổn định lớp: 2 phút
Kiểm tra sĩ số lớp học , ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung giảng bài mới: 80 phút
60 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Khối 9 - Phần: Điện dân dụng - Chương trình cả năm (Chuẩn kĩ năng), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương mở đầu
Bài 1: Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng
I/ Mục tiêubài học :
- Biết được vị trí vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
- Biết được triển vọng của nghề điện dân dụng
- Biết được mục tiêu nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện dân dụng
II/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 1SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Các thông tin có liên quan đến nghề điện
III/Tiến trình giảng dạy:
1/ ổn định lớp: 2 phút
Kiểm tra sĩ số lớp học , ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung giảng bài mới: 80 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị tri vai trò của điện năng và nghề điện trong SX và ĐS
GV: Các em hãy nêu vị trí vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống?
HS trả lời
GV: Em hãy nêu ví dụ chứng tỏ điện năng dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác?
HS trả lời
I. Vị trí vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
1/ Vị trí vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
- Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì những lý do cơ bản sau:
- Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có thể truyền tảI đI xa với hiệu suất cao.
- Quá trình sản xuất và truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng được tự động hoá và điều khiển từ xa dễ dàng.
- Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác
GV: Các em hãy nêu vị trí vai trò của nghề điện dân dụng lấy ví dụ minh họa?
HS trả lời
2. Vị trí vai trò của nghề điện dân dụng
- Sản xuất truyền tải và phân phối điện năng
- Chế tạo các vật tư thiết bị điện
- Đo lường điều khiển tự động hóa quá trình sản suất
- Sửa chữa những hư hỏng của các thiết bị điện mạng điện sửa chữa đồng đo hồ điện
- Nghề điện rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất
- Nghề điện dân dụng giữ một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu triển vọng của nghề điện
GV :Em hãy cho biết triển vọng của nghề điện dân dụng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay?
HS trả lời
II. Triển vọng của nghề điện dân dụng
- Nghề điện dân dụng luôn cần phất triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước
- Sự phất triển của nghề điện gắn liền
với sự phát triển của ngành điện
- Nghề điện dân dụng phát triển gắn liền với tốc độ phát triển xây dựng nhà ở
- Nghề điện dân dụng có nhiền điều kiện phát triển không những ở thành thị mà còn ở cả nông thôn và miền núi
Hoạt động 3 :Tìm hiểu mục tiêu,nội dung chương trình
GV: các em hãy nêu mục tiêu nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng
GV : Khi học nghề điện cần có kiến thức gì về nghề?
HS trả lời
GV nêu những yêu cầu về kiến thức mà học sinh cần có để học tốt môn học nghề điện dân dụng
HS chú ý nghe giảng
III. Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Biết những kiến thức an toàn lao động của nghề
- Biết được những kiến thức cơ bản, cần thiết về đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản một số đồ dùng điện trong gia đình
Hiểu những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà đơn giản
- Biết tính toán thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ
- Biết những kiến thức cần thiết về đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng
GV nêu những thái độ cần thiết của học sinh trong quá trình học nghề
HS chú ý theo dõi
c. Về thái độ
- Học tập nghêm túc
- Làm việc kiên trì, khia học, có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và giữ vệ sinh môi trường
- Yêu thích, hứng thú với công việc và có ý thức chủ động lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Khi học nghề điện cần có kĩ năng gì về nghề?
HS trả lời
GV nêu một số kỹ năng mà học sinh sẽ có được trong chương trình học nghề điện dân dụng
HS chú ý nghe giảng
b. Về kỹ năng
- Sử dụng được dụng cụ lao động một cách hợp lý và đúng kỹ thuật
- Thiết kế và chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ
- Thiết kế, lắp đặt được mạng điện trong nhà đơn giản
- Tuân thủ những quy định an toàn lao động của nghề trong quá trình học tập
- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết về nghề điện dân dụng
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp học nghề điện
GV: các em hãy cho biết tại sao phải hiểu rõ mục tiêu bài học trước khi học bài mới ?
Khi học theo cặp theo nhóm học sinh cần chú ý đến vấn đề gì?
GV: Tại sao với môn này lại chú trọng phương pháp học thực hành?
HS trả lời
GV nêu các phương pháp học tập thực hành để có kết quả tốt khi học nghề điện dân dụng
HS chú ý nghe giảng
IV. Phương pháp học tập nghề điện dân dụng
1. Hiểu rõ mục tiêu bài học trước khi học bà mới
2. Tích cực tham gia xây dựng cách học theo cặp, nhóm
- Tuân thủ theo sự điều khiển hoạt động của giáo viên và nhóm trưởng
- Trao đổi với giáo viên và các bạn trong nhóm những vấn đề chưa rõ
- Tham gia tích cực để giải quyết nhiệm vụ của nhóm
- Trình bày kết quả của nhóm trước lớp nếu được giao
- Tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả đạt được theo hướng dẫn của giáo viên
3. Chú trọng phương pháp học thực hành
IV/ Tổng kết bài học : 8'
Hệ thống lại kiến thức:
- Vị trí vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
- Vị trí vai trò của nghề điện dân dụng
- Triển vọng của nghề điện dân dụng
- Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nhề điện dân dụng
- Phương pháp học tập nghề điện dâng dụng
V/ Câu hỏi bài tập và hướng dẫn tự học
Câu hỏi: Nêu vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống?
Bài 2: An toàn lao động trong giáo dục
nghề điện dân dụng
I/ Mục tiêubài học :
1. kiến thức:
- Biết được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện an toàn lao động trong nghề điện dân dụng
- Nêu được những nguyên nhân thường gây tai nạn điện và biện pháp bảo vệ an toàn lao động trong nghề điện dân dụng
2. Kĩ năng:
- Thực hiện đúng những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng
3. Thái độ:
- Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi học tập và thực hành
II/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 2 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Một số dụng cụ bảo hộ lao động : ủng cao su, kìm, tuavít, thảm cao su, ghế gỗ khô,
- Máy chiếu, máy tính xách tay,
III/ Nội dung bài giảng
1/ ổn định lớp : 2 phút
Kiểm tra sĩ số lớp học
2/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Câu hỏi: Trình bày vị trí, vai trò và khả năng phát triển của nghề điện dân dụng ?
3/ Nội dung bài giảng : 125 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề điện
GV: Các em hãy kể các nguyên nhân gây mất an toàn lao động điện?
HS trả lời
GV nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện thường gặp
HS chú ý theo dõi
GV: Em hãy nêu các nguyên nhân khác dẫn tới tai nạn điện?
HS trả lời
I. Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng
1/ Tai nạn điện
Tai nạn điện có các nguyên nhân sau:
Không cắt điện trước khi sửa chữa
Do chỗ làm việc chật hẹp người làm vô ý chạm vào vật mang điện
Do sử dụng các đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại nhưng hỏng cách điện
Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp
Không đến gần đường dây bị đứt xuống đất
2/ Các nguyên nhân khác
- Do làm việc trên cao không mang dây bảo hiểm
- Do làm việc trên cao làm dơi các vật dụng xuống
Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 số biện pháp an toàn lao động
GV: khi làm việc với điện áp cao cần phải thực hiện các biện pháp an toàn nào
HS trả lời
GV: Cần phải thực hiện các biện pháp an toàn nào khi học tập và lao động trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất
HS trả lời
GV: Cần thực hiện các biện pháp an toàn lao động nào khi tiến hành công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện sinh hoạt?
HS trả lời
GV nêu các biện pháp an toàn khi lắp đặt và sửa chữa mạng điện sinh hoạt
HS chú ý nghe giảng
GV? Nối đất bảo vệ nhằm mục đích gì?
HS trả lời
II. Một số biện pháp an toàn trong lao động nghề điện dân dụng
1/ Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện
Đảm bảo cách điện tốt các thiết bị điện
Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách li
Sử dụng những biển báo tín hiệu nguy hiểm
Sử dụng các phương tiện phòng hộ an toàn
2. Thực hiện an toàn lao động trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất
a. phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn lao động
- Nơi làm việc có đủ ánh sáng
- Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ thông thoáng
- Có chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp cấp cứu
b. Mặc quần áo và sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc
c. Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động
- Luôn cẩn thận khi làm việc với mạng điện
- Hiểu rõ các quy trình trước khi làm việc
- Cắt cầu dao điện trước khi tiến hành công việc sửa chữa
- Trước khi làm việc tháo bỏ đồng hồ, đồ nữ trang
Sử dụng các dụng cụ lao động đúng tiêu chuẩn
Trong trường hợp phải thao tác khi có điện cần phải thận trọng và sử dụng các vật lót cách điện
3. Nối đất bảo vệ
IV. Tổng kết bài: 3.’
- Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng và các biện pháp an toàn
V/ Bài tập và hướng dẫn tự học:
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân của các tai nạn điện?
VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm
.......................................................
Chương 1: Đo lường điện
Khái niệm chung về đo lường điện
I/ Mục tiêubài học :
1. kiến thức:
Biết được vai trò quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng
2. Kĩ năng:
- Biết phân loại, công dụng, cấu tạo chung của các cơ cấu đo
3. Thái độ:
- Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi học
II/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 3 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Các thông tin có liên quan đến nghề điện
Một số thiết bị đo lường điện: Đồng hồ vạn năng, ampekế, vôkế, công tơ điện,..
Máy chiếu, máy tính xách tay, tài liệu liên quan đến bài giảng,.
III/Tiến trình giảng dạy:
1/ ổn định lớp: 2 phút
Kiểm tra sĩ số lớp học , ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân của các tai nạn điện?
3/ Nội dung giảng bài mới: 40 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của đo lường điện
GV: Đo lường điện có vị trí như thế nào trong ngành điện ?
HS trả lời
GV Em hãy lấy ví dụ chứng minh có thể sử dụng một số dụng cụ đo lường để phát hiện một số hư hỏng xảy ra trong thiết bị điện trong mạch điện?
Học sinh trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại dụng cụ đo lường điện
GV: Đơn vị đo điện áp là gì?
Học sinh trả lời
Đơn vị đo dòng điện là gì ?
Đơn vị đo công suất là gì ?
Đơn vị đo điện năng là gì?
Ngoài ra trên vỏ các thiết bị còn ghi các kí hiệu gì ?
Học sinh trả lời
I.Vai trò quan trọng của đo lường điện đối với nghề điện dân dụng
1 Nhờ có dụng cụ đo lường có thể xác định được các trị số các đại lượng điện trong mạch điện
2. Nhờ có dụng cụ đo lường điện ta có thể phát hiện một số hư hỏng xảy ra trong thiết bị điện trong mạch điện
3. Đối với các thiết bị mới chế tạo mới hoặc đại tu lại cần đo xác định các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng của chúng nhờ có dụng cụ đo ta có thể xác định chính xác được các thông số đó
II. Phân loại dụng cụ đo lường điện
V
1. Theo đại lượng cần đo
- Dụng cụ đo điện áp
A
- Dụng cụ đo dòng điện
W
- Dụng cụ đo công suất
KWh
- Dụng cụ đo điện năng
2. Theo nguyên lí làm việc
- Dụng cụ đo kiểu từ điện
Dụng cụ đo kiểu điện từ
Cơ cấu đo kiểu điện động
Cơ cấu đo kiểu cảm ứng
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấp chính xác
GV: Tại sao trong cơ cấu đo cần có cấp chính xác?
lấy ví dụ ?
HS trả lời
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo chung của dụng cụ đo
GV giới thiệu đồng hồ vôn kế và ampekế
HS chú ý quan sát
GV: Quan sát đồng hồ vôn kế và cho biết cấu tạo của chúng?
Học sinh trả lời
GV? Mạch đo là gì?
Học sinh trả lời
GV? Bộ phận cản dịu có công dụng gì?
HS trả lời
Lò xo phản có tác dụng gì ?
HS trả lời
III. Cấp chính xác
(thang đo x cấp chính xác)/ 100
VD:
Vôn kế thang đo 300V cấp chính xác 1 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là
IV. cấu tạo chung của dụng cụ đo lường
1.Cơ cấu đo
Gồm 2 phần
+ Phần tĩnh và phần quay tạo nên mômen quay làm cho phần quay di chuyển với góc quay tỉ lệ với đại lượng cần đo
2. Mạch đo
- Là bộ phận nối giữa đại lượng cần đo và cơ cấu đo
- Mạch đo được tính toán để phù hợp giữa đại lượng cần đo và thang đo của dụng cụ
- Ngoài ra còn có các cơ cấu khác
+ Bộ phận cản dịu có tác dụng giúp cho kim nhanh chóng ổn định
+ Kim chỉ thị, mặt số,
+ Lò xo phản để tạo mômen hãm
IV/ Tổng kết bài học :3’
- Vai trò của đo lường điện đối với nghề điện dân dụng
- Phân loại dụng cụ đo lường điện
- Cấu tạo chung của dụng cụ đo lường
V/ Câu hỏi bài tập và hướng dẫn tự học
Câu hỏi: 1. Nêu cách phân loại dụng cụ đo lường điện
2. Nêu cấu tạo chung của các dụng cụ đo lường
Chương 1: Đo lường điện
Bài 4 : Thực hành: Đo dòng điện và đo điện áp xoay chiều
I/ Mục tiêubài học :
1. kiến thức:
- Hiểu cách đo dòng điện bằng ampekế xoay chiều
- Hiểu cách đo điện áp bằng vôn kế xoay chiều
2. Kĩ năng:
- Biết cách đo dòng điện bằng ampekế xoay chiều
- Biết cách đo điện áp bằng vôn kế xoay chiều
3. Thái độ:
- Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi học
II/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 3 SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Các thông tin có liên quan đến nghề điện
Một số thiết bị đo lường điện: đòng hồ vạn năng, ampekế, vôkế, công tơ điện,..
Máy chiếu, máy tính xách tay, tài liệu liên quan đến bài giảng,.
III/Tiến trình giảng dạy:
STT
Ngày lên lớp
Tại lớp
Vắng mặt có lý do
Vắng mặt không lý do
Ghi chú
1
2
3
1/ ổn định lớp: 2 phút
Kiểm tra sĩ số lớp học , ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ: 3’
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân của các tai nạn điện?
3/ Nội dung giảng bài mới: 125 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu đo kiểu điện từ
Quan sát vào H4.3a, H4.3b SGK và cho biết cấu tạo của cơ cấu đo ?
Học sinh trả lời
GV nêu nguyên lý làm việc của cơ cấu kiểu điện từ
Học sinh chú ý theo dõi
GV? Cơ cấu đo kiểu điện từ làm việc theo nguyên lí nào?
HS trả lời
GV? Khi sử dụng cơ cấu đo cần nắm được những điểm gì?
Học sinh trả lời
1. Giới thiệu cơ cấu đo kiểu điện từ
Cấu tạo
Gồm phần tĩnh của cơ cấu đo là cuộn dậy bẹt hoặc cuộn dây tròn như H4.3a, H4.3b
- Phần động là một miếng sắt lệch tâm gắn với trục quay và kim. Đối với cơ cấu đo có cuộn tròn phần động là một miếng sắt gắn với trục và kim. Ngoài ra miếng sắt còn gắn với cuộn dây phần tĩnh
b. Nguyên lí làm việc
- Khi cho dòng điện cần đo vào cuộn dây phần tĩnh sẽ tạo nên từ trường làm từ hóa miếng sắt phần động từ trường này sẽ hút miếng sắt lệch tâm tạo nên mômen quay khi miếng thép bị hút làm cho ló xo bị xoắn lại tạo nên mômen cản. ở vị trí cân bằng mômen cản và góc quay tỉ lệ với dòng điện cần đo
c. Đặc điểm sử dụng
Góc quay tỉ lệ với bình phương dòng điện cần đo, thang đo chia không đều
- Dụng cụ đo điện từ không có cực tính do đó đo được cả dòng một chiều và xoay chiều
- Dụng cụ đo có độ chính xác không cao chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài
- Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền
Khả năng quá tải tốt vì cuộn dây phần ở tĩnh nên có thể chế tạo tiết diện lớn
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách đo dòng điện xoay chiều
A
K
220V
Hình 1: đo dòng điện xoay chiều
trình tự thí nghiệm
kết quả tính
kết quả đo
lần 1
lần 2
lần 3
Đo dòng điện xoay chiều
a. sơ đồ đo
Chọn đồng hồ đo có thang đo 1A
giới thiệu cơ cấu đo kiể từ điện
giới thiệu cách mắc Ampe kế theo sơ đồ
- Đo dòng điện trên từng bóng đèn
- Đo dòng điện trên toàn mạch cho nhận xét
b/ Trình tự tiến hành
Bước 1.
Nối dây theo hình 1
đóng công tắc K đọc và ghi chỉ số ampe kế và điền vào bảng
Bước 2
Tháo 1 bóng đèn
đóng công tắc K đọc và ghi chỉ số vào bảng
cắt công tắc K
Bước 3
Tháo 1 bóng đèn
đóng công tắc K đọc và ghi chỉ số vào bảng
cắt công tắc K
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách đo điện áp xoay chiều
Đo dòng điện xoay chiều
trình tự thí nghiệm
kết quả tính
kết quả đo
lần 1
lần 2
lần 3
A
V
K
Đo điện áp xoay chiều
a. Sơ đồ đo
Chọn đồng hồ đo có thang đo 1A
giới thiệu cơ cấu đo kiể từ điện
giới thiệu cách mắc Ampe kế theo sơ đồ
đo dòng điện trên từng bóng đèn
đo dòng điện trên toàn mạch cho nhận xét
b/ Trình tự tiến hành
bước 1.
Nối dây theo hình 4.1
đóng công tắc K đọc và ghi chỉ số ampe kế và điền vào bảng
Bước 2
Tháo 1 bóng đèn
đóng công tắc K đọc và ghi chỉ số vào bảng
cắt công tắc K
Bước 3
Tháo 1 bóng đèn
đóng công tắc K đọc và ghi chỉ số vào bảng
cắt công tắc
IV/ Tổng kết bài học: 5’
- GV nhận xét giờ thực hành:
+ Sự chuẩn bị của học sinh
+ Kĩ năng làm bài của học sinh
+Thái độ của học sinh
- GV thu bài để chấm điểm
GV nhắc nhở các em về đọc trước bài 5 SGK
V. Bài tập về nhà và hướng dẫn tự học
Câu hỏi: Trình bày cách đo điện áp xoay chiều?
Câu hỏi 2: Trình bày cách dòng điện xoay chiều
Chương II: Máy biến áp
Bài 7 : Một số vấn đề chung về máy biến áp
I/ Mục tiêu bài học:
1. kiến thức:
- Biết được khái niệm chung về máy biến áp.
- Hiểu được công dụng,cấu tạo và nguyên lý làm việc của MBA.
2. Kĩ năng:
- Làm được một số loại bài tập về MBA.
- Đọc được các số liệu định mức của MBA và biết phân loại MBA
3. Thái độ:
- HS liên hệ thực tế để thấy được vai trò của MBA đối với truyền tải và phân phối điện năng.
- Học tập nghiêm túc, biết yêu quý nghề điện dân dụng
II/ Chuẩn bị bài giảng:
- Nghiên cứu bài 7-SGK .
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
- Vật mẫu: Lá thép kỹ thuật điện lõi thép), máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp cảm ứng,
III/ Quá trình thực hiện bài giảng:
1/ ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp học: 2 phút
2/ Kiểm tra bài cũ:3’
Câu hỏi: Trình bày cách sử dụng vạn năng kế để đo điện trở?
3/ Đặt vấn đề vào bài mới:
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất,chúng ta rất hay gặp MBA.Vậy MBA có công dụng gì? Có những loại MBA nào? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của MBA ra sao? Chúng ta hãy nghiên cứu bài 7.
4/ Nội dung bài giảng : 80’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng MBA
*GV đặt câu hỏi:
+ Để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp cao xuống điện áp thấp hoặc ngược lại,ta dùng loại máy điện nào?
Học sinh trả lời
GV ?Em hay gặp MBA ở đâu?
Học sinh trả lời
GV? Em hãy giải thích vì sao cần có MBA tăng áp ở đầu đường dây và MBA hạ áp ở cuối đường dây?
HS: trả lời
GV: Giải thích
I/ Khái niệm chung về máy biến áp:
1.Công dụng:
- Máy biến áp có vai trò quan trọng không thể thiếu trong truyền tải và phân phối điện năng.
*Sơ đồ hệ thống truyền tải và phân phối điện năng:
1 2 3 4 5
Chú dẫn:
1. Máy phát điện.
2. MBA tăng áp.
3. Đường dây truyền tải.
4. MBA hạ.
5. Các hộ tiêu thụ.
Máy biến áp còn được dùng trong công nghiệp (như hàn điện...),trong đời sống gia đình,trong kĩ thuật điện tử ghép nối tín hiệu giữa các tầng khuếch đại trong các bộ lọc,làm nguồn cho các thiết bị điện,điện tử như biến áp loa,biến áp trung tần...)
Hoạt động 2 : Định nghĩa MBA
GV? nêu định nghĩa MBA?
Học sinh trả lời
*GV hỏi:
+ Theo em cuộn dây nào là cuộn dây sơ cấp,cuộn dây nào là cuộn dây thứ cấp?
2.Định nghĩa máy biến áp:
- Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều này thành điện áp xoay chiều khác nhưng vẫn giữ nguyên tần số.
- Trong bản vẽ sơ đồ điện, MBA được ký hiệu như sau:
U2
U1
hoặc
- Cuộn dây nối với nguồn gọi là cuộn dây sơ cấp kí hiệu các đại lượng U1, I1, N1,P1
- Cuộn dây nối với tải gọi là thứ cấp kí hiệu các đại lượng U2, I2, N2, P2.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các số liệu định mức của MBA
*GV diễn giải:
Các số liệu định mức của MBA quy định điều kiện kỹ thuật của MBA,do nhà máy chế tạo quy định thường ghi trên nhãn hiệu của MBA như:Công suất định mức,điện áp sơ cấp định mức,dòng điện sơ cấp định mức,dòng điện thứ cấp định mức,tần số định mức.
*GV cần lưu ý với HS rằng: MBA khi làm việc không được vượt quá các trị số định mức ghi trên nhã máy biến áp.
3/ Các số liệu định mức của MBA:
a)Dung lượng hay công suất đinh mức Sđm:
Là công suất toàn phần(hay biểu kiến)của MBA.Đơn vị: Vôn-Ampe(VA) hoặc kilôvôn-ampe (KV).
b)Điện áp sơ cấp định mức U1đm:
Là điện áp của dây quấn sơ cấp.
Đơn vị: Vôn (V) hoặc kilôvôn (KV).
c)Dòng điện sơ cấp định mức I1đm và thứ cấp định mức I2đm:
Là dòng điện của dây quấn SC và TC ứng với công suất và điện áp định mức.
Đơn vị: Ampe (A) hoặc kilôampe (KA).
Sđm= U1đm.I1đm = U2đm.I2đm
d) Tần số định mức fđm (Hz):
Thường các máy biến áp điện lực có tần số công nghiệp là 50 Hz.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách phân loại MBA
*GV đưa ra cách phân loại MBA.Người ta thường phân loại theo công dụng.
HS chý ý theo dõi
4. Phân loại máy biến áp:
- Máy biến áp điện lực: Dùng trong truyền tải và phân phối điện năng.
- Máy biến áp tự ngẫu: Biến đổi điện áp trong phạm vi không lớn ..
- Máy biến áp công suất nhỏ: Dùng cho các thiết bị đóng cắt,..
- Máy biến áp chuyên dùng: Dùng cho các lò luyện kim, các thiết bị chỉnh lưu..
- Máy biến áp đo lường: Dùng giảm điện áp và dòng điện khi đưa vào các đồng hồ đo
- Máy biến áp thí nghiệm: Dùng
Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo MBA
*GV giới thiệu sơ đồ cấu tạo amý biến áp
HS chú ý theo dõi
GV? Nêu cấu tạo máy biến áp?
HS trả lời
N2
I2
I1
U1
U2
N1
Tải
Mạch từ
*GV chỉ ra cấu tạo MAB trên sơ đồ để HS nhận biết và tìm hiểu thực tế.
*GV cần giải thích cho HS thấy rõ: Lõi thép gồm 2 phần:
+ Trụ: Là nơi đặt dây quấn.
+ Gông: Để khép kín mạch từ.
*GV đặt câu hỏi:Tại sao lõi thép lại được tạo bởi nhiều lá thép KTĐ mỏng mà không chế tạo bằng một khối thép
II/ Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp.
1.Cấu tạo Máy biến áp.
Gồm 3 bộ phận chính:
- Lõi thép: tạo thành mạch từ khép kín
- Bộ phận dẫn điện : gồm các cuộn dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
- Vỏ máy : Để bảo vệ và làm mát cho máy biến áp.
a)Lõi thép.
- Công dụng: dùng làm mạch từ, đồng thời làm khung quấn dây.
- Hình dáng lõi thép: thường được chia làm 2 loại: kiểu bọc(dây quấn được lồng trên trụ giữa), kiểu lõi (dây quấn được lồng trên 2 trụ).
Lõi thép được ghép bằng những lá thép KTĐ dày khoảng 0,3.. 0,5mm là thép hợp kim có thành phần silíc,bên ngoài có sơn phủ êmay cách điện.
b)Dây quấn máy biến áp.
-Thường làm bằng đồng được tráng men hoặc bọc cách điện bằng vải mềm có độ bền cơ học cao,khó đứt,dẫn điện tốt.
Dây điện có hai cuộn: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp: dây quấn nối với nguồn là cuộn sơ cấp,dây quấn nối với tải là cuộn thứ cấp.
c) Vỏ máy.
Thường làm bằng kim loại,dùng để bảo vệ máy đồng thời là nơi để gá lắp đồng hồ đo điện,đèn báo,chuông báo,ổ lấy điện
Hoạt động 6 : Tìm hiểu nguyên lý LV MBA
*GV giải thích hiện tượng cảm ứng điện từ bằng các câu hỏi sau:
+Cho dòng điện biến đổi đi qua một cuộn dây,trong cuộn dây sẽ sinh ra đại lượng nào? (Từ trường biến đổi).
+ Nếu đặt cuộn dây thứ hai vào trong từ trường của cuộn dây thứ nhất thì trong cuộn dây thứ hai sinh ra đại lượng nào?
(Sđđ cảm ứng và dòng điện cảm ứng)
*GV nhấn mạnh:Hai cuộn dây đặt càng sát nhau thì mức độ cảm ứng điện càng mạnh.Mức độ đó tăng lên rất mạnh khi cả hai cuộn dây trên cùng một lõi thép,đặc biệt trên một mạch từ khép kín.
*GV nêu ra cho HS thấy được nguyên lý làm việc của MBA dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
*GV minh hoạ trên hình vẽ để chỉ ra từ thông móc vòng qua cả hai cuộn dây.
Câu hỏi: MBA như thế nào gọi là MBA tăng áp,MBA hạ áp?
2.Nguyên lý làm việc của máy biến áp.
A) Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Cho dòng điện biến đổi đi qua một cuộn dây dẫn điện sẽ sinh ra một từ trường biến đổi.Nếu đặt cuộn dây thứ hai vào trong từ trường của cuộn dây thứ nhất thì trong cuộn dây thứ hai sinh ra sức điện động cảm ứng.Dòng điện cảm ứng này cũng biến đổi tương tự như dòng điện sinh ra nó và tồn tại trong suốt thời gian từ thông biến đổi được duy trì.Đó là hiện tượng cảm ứng điện từ.
b)Nguyên lý làm việc của máy biến áp.
Khi ta nối dây quấn sơ cấp máy biến áp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1,trong dây quấn sơ cấp có dòng điện I1chạy qua,và sinh ra từ thông f biến thiên.Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng qua cả hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp và sinh ra trong cuộn TC một sđđ cảm ứng E2 tỉ lệ với số vòng dây N2.Đồng thời từ thông biến thiên cũng sinh ra trong cuộn SC một sđđ tự cảm E1 tỉ lệ với số vòng dây N1.
* Nếu bỏ qua tổn thất điện áp,ta có:
U1 = E1 ; U2 = E2
Do đó: =K (Hệ số MBA)
- Nếu K<1 ta gọi MBA tăng áp
- Nếu K>1 ta gọi MBA giảm áp
*Công suất MBA nhận từ nguồn là:
S1 = U1.I1
Công suất MBA cấp cho phụ tải là:
S2 = U2.I2
Nếu
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_khoi_9_phan_dien_dan_dung_chuong_trin.doc