Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-8

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng

- Kỹ năng: Nhận biết được một số vật liệu thông dụng trong thực tế.

 II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài

- Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật cách điện của mạng điện.

- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , sưu tầm thêm một số mẫu về vtj liệu điện của mạng điện.

 III. Tiến trình dạy học:

1,ổn định tổ chức lớp( 1phút)

2,Kiểm tra bài cũ:( 8 phút)

HS1:nghề điện dân dụng ở nước ta có triển vọng phát triển như thế nào?

HS2:Để trở thành người thợ điện ,cần phảI phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khỏe?

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày:22-8-2009 Giảng ngày: 25/8 /2009 Tiết: 1 Bài 1 : Giới thiệu nghề điện dân dụng I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống. - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Kỹ năng: Biết cách bảo vệ an toàn điện cho người và thiết bị. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài - Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo - Các tranh ảnh về nghề điện dân dụng - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện. III. Tiến trình dạy học: 1,ổn định tổ chức: 1 phút 2,Kiểm tra bài cũ: 3,Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 4 phút 8 phút 30 phút HĐ1. Giới thiệu bài học GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ.. HĐ2. Tìm hiểu về nghề điện dân dụng GV: Cho học sinh đọc phần I cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau: - Tìm hiểu nội dung nghề điện đân dụng. HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung. GV Bổ sung và kết luận những ý chính. HĐ3. Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề. GV: Cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau: - Tìm hiểu nội dung lao động của nghề điện. HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung. GV Bổ sung và kết luận những ý chính. GV: cho h/s nghiên cứu làm bài tập trong SGK GV: Kết luận. GV: Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào? HS: Hoạt động nhóm sau 5 phút đại diện nhóm trình bày nội dung. GV: Bổ sung và kết luận. GV: Cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung sau: GV: Cho học sinh đọc phần 4 SGK. GV: Tìm hiểu yêu cầu của nghề đối với người lao động. - Kiến thức. - Kỹ Năng: - Thái độ: - Sức khoẻ: GV: Bổ sung và kết luận GV: Cho học sinh hoạt động nhóm về sự phát triển của nghề điện trong tương lai HS: Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời GV: Bổ sung và kết luận GV: Em hãy cho biết nghề điện được đào tạo ở những đâu? HS: Thảo luận trả lời GV: Bổ sung và kết luận GV: Em hãy cho biết nghề điện được hoạt động ở những đâu? HS: Thảo luận trả lời GV: Bổ sung và kết luận Bài 1 I.Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống. - Trong sản xuất cũng như trong đời sống hầu hết các hoạt động đèu gắn liền với việc sử dụng điện năng. - Nghề điện góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề 1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng. 2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng. 3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. 4.Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động. - Kiến thức: Tối thiểu phải có trình độ văn hoá 9/12. - Kỹ năng: sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt mạng điện, trong nhà... - Thái độ: An toàn lao động, khoa học, kiên trì. - Sức khoẻ: Đảm bảo sức khoẻ, không bệnh tật 5.Triển vọng của nghề. 6. Những nơi đào tạo nghề. 7.Những nơi hoạt động nghề. 4. Củng cố và dăn dò 2/. - GV: Nhận xét, đánh giá kết quả, khên thưởng các nhóm, cá nhân tích cực tham gia hoạt động học tập. - Về nhà các em học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài đọc và xem trước bài 2 SGK. Soạn ngày: 28/8/2009 Giảng ngày: 1/9/2009 Tiết: 2 Bài 2 Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. - Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng - Kỹ năng: Nhận biết được một số vật liệu thông dụng trong thực tế. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài - Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật cách điện của mạng điện. - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , sưu tầm thêm một số mẫu về vtj liệu điện của mạng điện. III. Tiến trình dạy học: 1,ổn định tổ chức lớp( 1phút) 2,Kiểm tra bài cũ:( 8 phút) HS1:nghề điện dân dụng ở nước ta có triển vọng phát triển như thế nào? HS2:Để trở thành người thợ điện ,cần phảI phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khỏe? 3,Bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 12 Phút 12 Phút 8 phút HĐ1.Giới thiệu bài học HĐ2.Tìm hiểu dây dẫn điện GV: Em hãy kể tên một số loại dây dẫn điện mà em biết? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Nhận xét Rút ra kết luận. GV: Cho học sinh quan sát H2.1 hoạt động nhóm làm bài tập vào bảng 2.1 Trong 5 phút. Đại diện nhóm đứng lên trình bày. GV: Nhận xét Rút ra kết luận. GV: Cho học sinh làm bài tập điền vào chỗ trống để học sinh trách nhầm giữa lõi và sợi, Đại diên học sinh trình bày bài: GV: Nhận xét Rút ra kết luận. GV: Dây dẫn điện gồm mấy phần? Lõi dây dẫn điện thường làm bằng gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét GV: Vỏ cách điện thường làm bằng chất liệu gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét GV: Em hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau? HS: Trả lời GV: Khi thiết kế lắp đặt mạng điện trong nhà tại sao người công nhân phải lựa chọn dây dẫn điện theo thiết kế của mạng điện? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Hướng dẫn học sinh đọc kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện M( nxf ) GV: Cho h/s đọc trên dây dẫn điện. I.Dây dẫn điện 1.Phân loại - Tranh hình 2.1 ( Mẫu vật ) 2.Cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện. - Gồm 2 phần chính là phần lõi và vỏ cách điện. 3.Sử dụng dây dẫn điện. - M( nxF ) + M: Là lõi đồng. + n: Là số lõi dây. + F: Là tiết diện của lõi dây dẫn. 4. Củng cố và dặn dò 5/: - GV: Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài - Yêu cầu học sinh làm được một bản sưu tập dây cáp, dây dẫn, vật cách điện trong mạng điện trong nhà và mô tả được cấu của một số vật mẫu trong bản sưu tập đó. - Về nhà học bài đọc và xem trước phần II SGK. Soạn ngày: 6./9/2009 Giảng ngày: 8/9/2009 Tiết: 3 Bài 2 Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà ( Tiếp ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. - Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng - Kỹ năng: Nhận biết được một số vật liệu thông dụng trong thực tế. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài - Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật cách điện của mạng điện. - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , sưu tầm thêm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện. III. Tiến trình dạy học: 1,ổn định tổ chức lớp( 1phút) 2,Kiểm tra bài cũ:( 5 phút) Nêu cấu tạo của dây dẫn bọc cách điên?Khi sử dụng dây dẫn em cần chú ý điều gì? 3,Bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 25 Phút 10 phút HĐ3. Tìm hiểu về dây cáp điện. GV: Em hiểu dây cáp điện là dây ntn? HS: Trả lời. GV: Đưa ra một số mẫu dây dẫn và cáp Cho học sinh quan sát và phân biệt được hai loại đó? HS: Làm việc theo nhóm, quan sát và mô tả cấu tạo của dây cáp điện? HS: Đại diện nhóm lần lượt trình bày GV: Nhận xét và rút ra kết luận GV: Lõi cáp thường làm bằng những vật liệu gì? HS: Trả lời GV: Vỏ cách điện thường làm bằng những vật liệu gì? HS: Trả lời GV: Cho học sinh liên hệ thực tế để có thể kể ra cáp điện được dùng ở đâu? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Cho học sinh quan sát hình 2.4 và đặt câu hỏi đối với mạng điện trong nhà dây cáp điện được lắp đặt ở đâu? HS: Quan sát nghiên cứu trả lời GV: Em hiểu thế nào là vật liệu cách điện? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Nhận xét Kết luận. GV: Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng những vật cách điện? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Những vật cách điện này phải đạt những yêu cầu gì? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Cho h/s làm bài tập trong SGK để hiểu rõ thêm vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà. II. Dây cáp điện - Dây cáp điện gồm nhiều dây dẫn được bọc cách điện.. 1. Cấu tạo. - Cấu tạo gồm: 3 phần chính; + Lõi cáp + Vỏ cách điện + Vỏ bảo vệ 2.Sử dụng cáp điện. - Hình 2.4 - Lấy điện từ mạng hạ áp vào nhà. III. Vật liệu cách điện - Đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả và an toàn cho người và thiết bị. -Cách điên cao,chống ẩm và chịu nhiệt tốt. 4. Củng cố và dặn dò 4/: - GV: Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài - Yêu cầu học sinh làm được một bản sưu tập dây cáp, dây dẫn, vật cách điện trong mạng điện trong nhà và mô tả được cấu của một số vật mẫu trong bản sưu tập đó. - Về nhà học bài đọc và xem trước Bài 3 SGK. Soạn ngày: 13./ 9/2009 Giảng ngày: 15./. 9/2009 Tiết: 4 Bài 3 Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện I. Mục tiêu: - Hiểu:Công dụng của một số đồng hồ đo điện. - Phân biệt được các loại đồng hồ đo điện thông thường. - Vận dụng đo đại lượng điện trong thực tế gia đình nguồn 1 chiều cũng như xoay chiều II. Phương tiện dạy học 1. Giáo viên; - Giáo án, tranh vẽ đồng hồ đo điện, một số đồng hồ đo điện như vôn kế, ampe kế, công tơ, đồng hồ vạn năng 2. Học sinh; - Vở ghi, đọc và nghiên cứu trước bài học III. Tổ chức dạy học 1,ổn định tổ chức lớp( 1phút) 2,Kiểm tra bài cũ:( 5 phút) Hãy mô tả sự giống và khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp điện? 3,Bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng 4phút 20 Phút 13 phút HĐ1: Giới thiệu bài học. - Đối với nghề điện, động hồ đo điện được sử dụng rất rộng rãi và đóng vai trò rất quan trọng. HĐ2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện GV: Em hãy kể tên các đồng hồ đo điện mà em biết? HS: Kể ra một số đồng hổ đo điện thông dụng GV: Yêu cầu em khác bổ sung.. Để hiểu rõ hơn GV cho HS hoạt động nhóm làm vào bảng 3.1 SGK HS: Đại diện từng nhóm nhận xét chéo GV: Tại sao người ta phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp? HS: Trả lời GV: Công tơ điện được lắp ở mạng điện trong nhà với mục đích gì? HS: Trả lời GV: Hướng dẫn và rút ra kết luận - Nhờ có đồng hồ đo điện, chúng ta có thể biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được nguyên nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật HĐ3: Tìm hiểu cách phân loại đồng hồ đo điện GV: Người ta dựa vào đại lượng cần đo mà phân loại đồng hồ đo điện theo bảng 3 - 2 GV: Treo bảng cho HS quan sát, phát phiếu học tập cho từng nhóm điền những đại lượng cần đo.. HS: Đại diện từng nhóm nhận xét chéo. GV: Nhận xét từng nhóm rút ra kết luận.. GV: cho học sinh tìm hiểu kí hiệu trên đồng hồ GV: Gọi HS lên bảng đọc các kí hiệu VD: Vôn kế thang đo 6V, cấp chính xác 2,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: 6 x 2,5 = 0.15 V 100 GV: Chia nhóm HS trang bị cho mỗi nhóm một cái đồng hồ đo điện và giải thích các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ HS: Phát biểu GV: Rút ra kết luận I. Đồng hồ đo điện 1. Công dụng của đồng hồ đo điện. - Treo đáp án đúng 2. Phân loại đồng hồ đo điện - Treo đáp án đúng Bảng 3 – 2 3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện - Treo bảng 3 - 3 V .Hướng dẫn về nhà 2/ a. Dẫn trên lớp. - Làm bài tập ở cuối bài b. Hướng dẫn về nhà. - Về nhà học bài và làm bài tập cuối bài - Đọc và xem trước phần II SGK. Ngày soạn: 20-9-2009 Ngày giảng: 22-9-2009 Tiet 5 : BÀI 3 (tiep) Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện I/ Mục tiêu Dạy xong tiết này cần làm cho HS dạt được: Biết phân loại, công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện. Biết lựa chọn một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện cho phù hợp. Có ý thức sử dụng dụng cụ cơ khí an toàn. II/ Phương tiện - Bảng phụ ghi bài tập, bảng 3.4 – SGK/ 15. - Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện, dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện. Một số đồng hồ đo điện: Vôn kế, am pe kế, công tơ, đồng hồ vạn năng. Một số dụng cụ cơ khí: Thước cuộn, thước cặp, kìm điện các loại III Tiến trình bài dạy 1,ổn định lớp ( 1 phút) 2,Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) Kể tên một số đồng hồ đo điện và nêu công dụng chung của chúng? Nêu công dụng của từng loại đồng hồ đo điện? 3,Bài mới TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng ( 30 phút): ( 5 phút *Hoạt động 1Tìm hiểu dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện . HS xác định mục tiêu bài học. GV treo bảng phụ 3-4/15 SGK:Một số loại dụng cụ cơ khí. HS quan sát tranh vẽ . ? .Em hãy điền tên gọi của một số dụng cụ vào ô trống. -1 HS lên bảng điền nội dung thích hợp vào bảng. - HS nhận xét sau đó lựa chọn dụng cụ cơ khí phù hợp với tên gọi ở bảng 3-4 ( một HS nêu tên, 1 HS lựa chọn). ?. Thước cặp (panme , cưa sắt , khoan , kìm )dùng để làm gì. ?. Nêu tên gọi của một số loại kìm (khoan ) và công dụng của nó. GV hướng dẫn HS sử dụng kìm tuốt dây để tuốt dây điện. HS hoạt động nhóm để tìm hiểu công dụng của thước , tuavít , búa ( sau đó đại diện các nhóm lên báo cáo). ?. Trong láp đặt mạng điện sử dụng những loại dụng cụ cơ khí nào. ( hs trả lời , sau đó ghi tên gọi và công dụng của những loại dụng cụ đó). ?. Ngoài những loại dụng cụ cơ khí trên trong lắp đặt mạng điện còn sử dụng những loại dụng cụ cơ khí nào. ?.Dụng cụ cơ khí nào được học trong công nghệ 8 không sử dụng trong lắp đặt và sửa chữa mạng điện. ? Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt giữa dụng cụ dụng cụ bảo vệ an toàn điện trong sửa chữađiện với dụng cụ cơ khí. (Dựa vào tay cầm có vỏ bọc cách điện có gờ chắn). ?. Dựa vào công dụng của bảng 3-4, cho biết dụng cụ nào thuộc nhóm đo và vạch dấu, nhóm gia công lắp đặt. ?.Sử dụng các loại dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện và sửa chữa cần chú ý điều gì. *Hoạt động 3) Lựa chọn dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện. GV đưa ra tình huống để học sinh lựa chọn. II .Dụng cụ cơ khí Bảng phụ 3-4/15 SGK Tên gọi và công dụng Phân loại - Dụng cụ đo và vạch dấu : Thước , panme, bút chì thước cặp - Dụng cụ gia công và lắp đặt: Khoan ,cưa, đục, búa, kìm 3. Chú ý Sử dụng đúng mục đích , chắc chắn, đảm bảo an toàn lao động. 4,Tổng kết tiết học (4 phút) GV yêu cầu HS nêu kiến thức cần ghi nhớ của bài. HS làm bài tập SGK/ 17. Công dụng của từng loại đồng hồ đo điện? Kể tên các dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện ? Phân loại dụng cụ kể trên ? +Câu hỏi và bài tập: Học thuộc phần ghi nhớ của bài. Đọc trước bài 4 trong sgk. Ngày soạn: 27-9-2009 Ngày giảng: 29-9-2009 Tiet 6 : Bài 4 Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện I/ Mục tiêu - Giải thích được một số kí hiệu , quy ước ghi trên mặt đồng hồ đo điện và mô tả cấu tạo ngoài của nó. Biết chức năng của một số đồng hồ đo điện thông dụng. - Bước đầu biết cách sử dụng một số loại đồng hồ đo điện. Nắm được nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. II/ Phương tiện Dụng cụ cho mỗi nhóm: 1 am pe kế điện từ, 1 vôn kế điện từ 1 đồng hồ vạn năng, 1 công tơ điện, 1 bút thử điện Bảng phụ một số kí hiệu , quy ước ghi trên mặt đồng hồ , dây dẫn điện , một số điện trở.. IV/ Tiến trình bài dạy 1,ổn định lớp 2,Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) +Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết? +Nêu công dụng của đồng hồ đo điện ? +HS nhận xét cho điểm. GV:Cách sử dụng các loại đồng hồ đo điện đó NTN , ta nghiên cứu bài hôm nay. 3, Bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng (5 phút) *Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu của bài thực hành - HS thảo luận và nêu mục tiêu của bài thực hành . - Để học tốt giờ thực hành , cần chuẩn bị những dụng cụ , vật liệu và thiết bị gì. I.Dụng cụ ,vật liệu và thiết bị. - Dụng cụ: Kìm điện, tuavít, bút thử điện. - Đồng hồ đo điện. - Vật liệu: Bóng đèn, dây dẫn điện , bút thử điện. (5 phút) *Hoạt động 2: Nêu nội quy và tiêu chí đánh giá giờ thực hành ?. Khi thực hành sử dụng đồng hồ đo điện cần tuân theo nội quy NTN để đảm bảo an toàn cho giờ thực hành.( Biết giữ gìn tài sản chung , thực hành theo hướng dẫn của GV, đảm bảo an toàn điện, không gây mất trật tự) GV : Hướng dẫn HS đánh giá giờ thực hành theo các tiêu chí sau. II. Nội quy và tiêu chí đánh giá giờ thực hành 1. Nội quy 2. Tiêu chí đánh giá giờ thực hành - ý thức chuẩn bị 0,5 đ - Trình tự và thao tác đo 1,5 đ - Kết quả đo 6 đ - Chấp hành nội quy 1,5 đ - Bảo vệ tài sản, môi trường 0,5 đ 18 phút) *Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành ( ?.Thực hành đồng hồ đo điện thực hiện qua những bước nào. +HS nêu các bước. +GV giới thiệu mục 1. +GV giới thiệu các nội dung cần tìm hiểu: - Tên đồng hồ đo điện .Đo đại lượng gì?. - Các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ. - Thang đo. - Cấu tạo bên ngoài. +HS tìm hiểu 3 nội dung đầu theo nhóm ( 5 phút). +Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. +HS các nhóm nhận xét chéo. +GV nhận xét đánh giá chung. ?.Mỗi đồng hồ đo điện đều có giới hạn trên thang đo, điều đó có ý nghĩa gì. +GV ampe kế, vôn kế có giá trị đo được xác định bằng kim chỉ thị và chỉ số trên thang đo. Đồng hồ vạn năng giá trị đo được xác định bằng kim chỉ trên thang đo và nấc thang đo. Còn công tơ điện có giá trị đo được xác định bằng số. ?.Quan sát đồng hồ đo điện , cho biết cấu tạo ngoài gồm những bộ phận nào.( vỏ và mặt đồng hồ ). ?.Tại sao vỏ đồng hồ đo điện lại được làm bằng nhựa cứng, trên mặt được lắp kính ( hoặc mi ca). ?.Gương nhỏ đặt dưới vạch thang đo có ý nghĩa gì. ?.Vậy tìm hiểu đồng hồ đo điện theo những nội dung nào. II. Nội dung và trình tự thực hành 1.Tìm hiểu đồng hồ đo điện -Tên đồng hồ đo điện Đo đại lượng gì?. - Các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ. - Thang đo. - Cấu tạo bên ngoài. + Mặt đồng hồ. + Vỏ lắp mặt kính, núm điều chỉnh , vít chỉnh kim, chốt cắm que đo. (10 phút) *Hoạt động 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện ?. Phải mắc Ampe kế và vôn kế NTN so với mạch điện cần đo . GV cách sử dụng A, V thực hiện như trong Vật lý 7. ?. Công tơ điện ở gia đình em được mắc vào đâu, do ai quản lí. GV giới thiệu phương án thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. ?. Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng thực hiện qua những bước nào. +HS nêu các bước thực hiện. GV giới thiệu bước 1. ?.Tại sao lại gọi đó là đồng hồ vạn năng. ?. Mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng. +HS tìm hiểu các thông tin ghi trên núm điều chỉnh của đồng hồ vạn năng. +GV: cho HS thực hành xoay các núm điều chỉnh phù hợp với đại lượng đo. +GV đưa ra tình huống học tập để HS khắc sâu chú ý. +HS nêu chú ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng. GV hướng dẫn nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. (HS quan sát , sau đó lên thực hiện điều chỉnh các nấc thang đo, đo lại và đọc kết quả đo). GV tiết học sau các em tiếp tục được thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. 2.Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện *Thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. * Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Xoay các núm điều chỉnh để lựa chọn các đại lượng đo phù hợp. Chú ý: - Không được sử dụng tuỳ tiện khi chưa hiểu cách sử dụng nó. - Phải ngắt nguồn điện trước khi đo điện trở. * Bước 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. 4, Tổng kết tiết học(2 phút) Nêu ghi nhớ của bài học Nêu nguyên tắc chung để đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng? + Câu hỏi và bài tập GV yêu cầu HS về nhà học thuộc nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng để tiết sau thực hành. Ngày soạn:4-10-2009 Ngày giảng:6-10-2009 Tiet 7: Bài 4 Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện ( tiếp) I/ Mục tiêu Nắm được nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Bước đầu biết thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Rèn kĩ sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động khi thực hành, biết giữ gìn tài sản chung. II/ Phương tiện Dụng cụ cho mỗi nhóm: Bóng đèn loại 220V – 60 W có lắp đui. Đồng hồ vạn năng. Tuavít , bút thử điện. GV : Bảng phụ ghi nguyên tắc đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng , đồng hồ vạn năng. Tuavít , bút thử điện. III/ Phương pháp Phương pháp dạy học thực hành , dạy học nêu vấn đề , hợp tác nhóm. IV/ Tiến trình bài dạy 1,.ổn định lớp 2,Kiểm tra bài cũ ( 7 phút) Nêu những nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng? Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, ta cần chú ý gì ? GV : Khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng , phải thực hiện theo nguyên tắc nào? Nghiên cứu tiếp bài 4 tiết2. 3, Bài mới TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng .(35 phút) ?. Nêu mục tiêu bài học . ?. Khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu , thiết bị gì. *Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng - HS nêu nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Gv cho học sinh nhắc lại nguyên tắc đo. +GV treo bảng phụ nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. ?. Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng thực hiện qua những bước nào. +GV tiến hành các thao tác mẫu : Hiệu chỉnh 0 +HS quan sát các bước làm. +HS lên bảng hiệu chỉnh 0. ? Tại sao phải chập mạch 2 đầu que đo ( Để hiệu chỉnh 0). +GV lưu ý thao tác này thực hiện sau mỗi lần đo, để kết quả đo lần sau được chính xác. ?. Tại sao khi đo không được chạm tay vào 2 đầu que đo , phần tử đo. ?. Tại sao khi đo phải sử dụng thang đo lớn nhất rồi giảm dần. ?. Xác định đại lượng đo, đơn vị đo , thang đo. +GV hướng dẫn HS cách đọc kết quả trên thang đo. +Gv hướng dẫn HS dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở của bóng đèn. +HS quan sát thao tác đo của GV , sau đó lên đọc kết quả. ?. Tại sao không đo điện trở của 1 đoạn dây dẫn điện. + Gv cho một HS lên bảng đo điện trở của một số phần tử . +HS nhận xét thao tác của bạn đúng theo quy trình chưavà cho điểm miệng. 1,. Thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. * Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng. * Bước 2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng: SGK/ 21. 4, Tổng kết tiết thực hành(3 phút) + HS nêu kiến thức cần ghi nhớ qua bài học. + GV hướng dẫn các nhóm HS viết phiếu đánh giá kết quả thực hành theo mẫu bảng SGK/ 22. +Chuẩn bị dụng cụ : bóng đèn 220V ,tiết sau thực hành theo nhóm. Học lại nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. Chuẩn bị sẵn báo cáo thực hành. Ngày soạn:11-10-2009 Ngày giảng:13-10-2009 Tiet 8: Bài 4( tiếp) Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện I/ Mục tiêu - Củng cố nguyên tắc chung đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. - HS có kĩ năng sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở của bóng đèn , của dây điện trở, - Có ý thức chấp hành tốt nội quy giờ thực hành. II/ Phương tiện - GV bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá giờ thực hành , đồng hồ vạn năng , bảng điện trở, bóng đèn. Dụng cụ cho mỗi nhóm:Mẫu báo cáo thực hành , 1 đồng hồ vạn năng, 2 bóng đèn. III/ Phương pháp Phương pháp dạy thực hành , học tập hợp tác theo nhóm. IV/ Tiến trình bài dạy 1,.ổn định lớp 2,Kiểm tra bài cũ (5 phút) HS1: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, ta cần chú ý gì ? Làm bài tập trắc nghiệm: Để đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng thì : A. Phải xoay núm về vị trí V C. Chập hai đầu que đo để chỉnh 0 trước mỗi lần đo B. Chập hai đầu que đo sao cho kim về vị trí 0 . HS2 : Nêu nguyên tắc chung đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng D. Để vật cần đo điện trở trong mạch kín 3, Bài mới TG Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng .(2 phút) ( 2phút) 30phút *Hoạt động 1: HS báo cáo chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, thiết bị - Nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của nhóm. - GV kiểm ra sự chuẩn bị của các nhóm. *Hoạt động 2 : Nội quy và tiêu chí đánh giá giờ thực hành HS nêu nội quy giờ học. GV đưa ra tiêu chí đánh giá giờ thực hành. *Hoạt động 2: HS thực hành và viết báo cáo thực hành +1 HS lên bảng thực hiện các thao tác đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng. +Học sinh khác nhận xét cho điểm. Hướng dẫn HS viết báo cáo thực hành: - Kết quả đo điện trở của bóng đèn loại 220V- 60W; 220V- 100W. - Điện trở thân người. + HS thực hành theo nhóm và viết báo cáo thực hành. I. Chuẩn bị dụng cụ , vật liệu, thiết bị. Đồng hồ vạn năng , bóng đèn , bẳng điện trở , mẫu báo cáo thực hành. II.Nội quy và tiêu chí đánh giá giờ thực hành. III .Thực hành 4. Tổng kết tiết thực hành (6phút) GV hướng đẫn các nhóm HS tự đánh giá kết quả thực hành, đánh giá chéo giữa các nhóm HS về kết quả thực hành theo tiêu chí đặt ra trước khi vào tiết thực hành: - Tổng kết nhận xét bài thực hành. - Thu báo cáo thực hành. Chuẩn bị cho bài 5: Thực hành nối đây dẫn điện Mỗi HS chuẩn bị 2m dây lõi nhiều sợi, 2m dây lõi 1 sợi. Kìm điện các loại

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_8.doc