Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 3+4: An toàn điện - Trường THCS Sơn Diệm

Phương pháp

Hoạt động 1

-Em hãy quan sát mô tả các dụng cụ bảo vệ an toàn điện?

Hoạt động 2

 -Hãy quan sát và mô tả bút thử điện?

 _Hãy nêu nguyên lí làm việc của bút thử điện?

-Bút thử điện được sử dụng như thế nào?

Hoạt động 3

-Giáo viên nhận xét buổi thực hành

-Giáo viên kiểm tra lại kết quả thực hành và cho điểm chung các tổ

_Học sinh thu xếp đồ thực hành để chuẩn bị cho tiết học sau.

 

doc35 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 3+4: An toàn điện - Trường THCS Sơn Diệm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . Ngày giảng: Chương1 An toàn lao động trong nghề điện Tiết 3.4 An toàn điện A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu và nắm vững các qui tắc an toàn điện. - Sử dụng một số dụng cụ và thiết bị bảo vệ và an toàn điện, biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện. - Thực hiện công việc cẩn thận, chính xác, nghiêm túc. B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: Soạn bài và nghiên cứu bài. Học sinh: Đọc qua bài mới ở nhà. C. Hoạt động dạy học chủ yếu: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1 Cho học sinh nghiên cứu sgk? - Hãy nêu các tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người? - Điện giật tác động tới con người như thế nào? Hoạt động 2 -Em hãy nêu tác hại của hồ quang điện? Hoạt động 3 Giáo viên treo tranh mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người? Mức độ nguy hiềm của tai nạn điện gồm những mức độ nào? Hoạt động 4 -Hãy nêu các điện áp an toàn? Hoạt động 5 -Hãy nêu nguyên nhân của các tai nạn điện? Cho ví dụ. Hoạt động 6 Trong sản xuất và sinh hoạt chúng ta cần chống chạm vào các bộ phận mang điện như thế nào? -Cho học sinh xem hình 1.3 SGK - Cho học sinh nêu cách thực hiện và tác dụng bảo vệ của nối đất bảo vệ? - Cho học sinh xem hình 1.4 SGK - Hảy nêu cách thực hiện và tác dụng bảo vệ của nối trung tính bảo vệ? Hoạt động 7 Củng cố và luyện tập: - Cho học sinh nhắc lại những ý chính trong bài - Về nhà hoc bài và ôn bài 1. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người và điện áp an toàn. Điện giật tác động tới hêl thần kinh và cơ bắp, dòng điện tác động tới hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn tới hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, tim đập nhanh. Trường hợp điện giật nặng, trước hết là phổi sau đó là tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt. Nạn nhân có thể được cứu sống nếu ta kịp thời làm hô hấp nhân tạo và cấp cứu cần thiết 2. Tác hại của hồ quang điện: Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện, có thể gây bỏng cho người hay gây cháy Hồ quang điện thường gây thương tích ngoày da, có khi phá hoại cả phần mềm gân và xương 3. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện. Mức độ nguy hiểm của tai nạn diện phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể - Đường đi của dòng điện qua cơ thể - Thời gian dòng điện qua cơ thể 4. Điện áp an toàn: - ở điều kiện bình thường với lớp da khô, sạch thì điện áp dưới 40v được coi là điện áp an toàn. ở nơin ẩm ướt, nóng có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12v. II . Nguyên nhân của các tai nạn điện Chạm vào vật mang điện Tai nạn do phóng điện Do điện áp bức III. An toàn trong sản xuất và sinh hoạt. 1. Chống chạm vào các bộ phận mang điện. a. Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với các phần tử không mang điện như tường, trần nhà, võ máy, lõi thép, mạch từ vv b. Che chắn những bộ phận dể gây nguy hiểm. c. Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp. 2. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn. 3. Nối đất bảo vệ và nói trung tính bảo vệ. a. Nối đất bảo vệ. - Cách thực hiện: Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt bu lông thật chặt vào võ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc nối đất. Dây nối đất phải được bố trí để vừa tránh va chạm, vừa dễ kiểm tra. Tác dụng bảo vệ: Giả sử võ của thiết bị có điện, khi người tay trần chạm vào, dòng điện từ võ sẽ theo hai đường truyền xuông đất. b. Nối trung tính bảo vệ: Đây là phương pháp đơn giản nhưng chỉ áp dụng được khi mạng điện có dây trung tính nguồn nối đất trực tiếp Cách thực hiện: Tác dụng bảo vệ Ngày soạn: . Ngày giảng: Tiết 5.6 Thực hành: Sử dụng các dụng cụ an toàn điện A. Mục tiêu: - Tìm hiểu dụng cụ an toàn điện. - Sử dụng các dụng cụ an toàn điện. B. Chuẩn bị : - Thảm cao su, giá cách điện, ủng, giăng cách điện, kìm điện, bút thử điện, tuavít. C. Nội dung thực hành: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1 -Em hãy quan sát mô tả các dụng cụ bảo vệ an toàn điện? Hoạt động 2 -Hãy quan sát và mô tả bút thử điện? _Hãy nêu nguyên lí làm việc của bút thử điện? -Bút thử điện được sử dụng như thế nào? Hoạt động 3 -Giáo viên nhận xét buổi thực hành -Giáo viên kiểm tra lại kết quả thực hành và cho điểm chung các tổ _Học sinh thu xếp đồ thực hành để chuẩn bị cho tiết học sau. 1. Tìm hiểu dụng cụ an toàn điện. - Quan sát mô tả các dụng cụ bảo vệ an toàn điện theo các nội dung sau: +Vật liệu chế tạo +Đặc điểm cấu tạo nhằm bảo đảm an toàn điện +Số liệu kỷ thuật (nếu có) + cách sử dụng và giải thích tác dụng an toàn của thiết bị + Ghi kết quả quan sát vào bảng TT Tên d.cụ Vật liệu c.đ Đặc điểm c. tạo 2. Tìm hiểu bút thử điện a. Quan sát và mô tả cấu tạo của bút thử điện khi chưa tháo và khi tháo tách rời tầng bộ phận: 1 Đầu bút 2 Điện trở hạn chế dòng 3Đèn có khí 4 Thân bút 5 Lò xo để tăng độ tiếp xúc giữa điện trở, đèn và các bộ phận kim loại 6 Chổ cầm 7 Kẹp kim loại, nơi ngón tay nắm vào b. Nguyên lí làm việc: - Bút có hai bộ phận quan trọng nhất đó là đèn có khí và điện trở hạn chế dòng điện có trị số khoảng 1M _ Khi ta chạm đầu bút thử điện vào dây điện, dòng điện từ dây điện qua đầu bút, qua điện trở, bóng đèn, qua cơ thể người rồi xuống đất, làm sáng đèn có khí. Độ sáng của đèn phản ánh dòng điện qua đèn, phụ thuộc vào điện áp thử. Như vậy ở điện áp 220v, thị số dòng điện là: I = U/R =220v /1M =0,22mA THị số dòng điện này không gây cảm giác cho người sử dụng. Ghi tên, chức năng các bộ phận chính của bút thử điện vào bảng 1.3 TT Tên bộ phận Chức năng c.Sử dụng bút thử điện: Dùng đầu bút thử điện kiểm tra hai đầu của phích cắm điện, vỏ kim loại của một vài đồ dùnh điện. Nêu nhân xét. 3. Tổng kết thực hành : Ngày soạn: . Ngày giảng: Bài soạn: Tiết 7.8 Một số biện xử lý khi có tai nạn điện A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu cách giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện đối với điện áp cao hay điện hạ áp như thế nào?. - Học sinh hiểu và biết cách sơ cứu nạn nhân khi có tai nạn điện.Đặc biệt khi tai nạn thì nạn nhân bị ngất hay vẫn tĩnh nên sơ cứu như thế nàn?. - Học sinh biết cách sơ cứu nạn nhân bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt - Vận dung kiến thức đã học vào thực tế B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: - Tranh vẽ hình 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11-sgk - Đọc và tìm hiểu bài Học sinh: - Đọc qua bài mới ở nhà. C. Hoạt động dạy học: Bài củ: Hs1: Hãy nêu tác hại của dòng điện đối với cơ thể người? Hs2: Nêu các biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong sinh hoạt? Bài mới: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1 Cho học sinh nghiên cứu sgk? - Đối với điện áp cao ta phải giải thoát nạn nhân như thế nào? - Đối với điện hạ áp ta tiến hành sơ cứu nạn nhân như thế nào? Hoạt động 2 Khi bị tai nạn điện nhưng nạn nhân vẫn tĩnh cách sơ cứu như thế nào? Khi bị tai nạn điện nhưng nạn nhân bị ngất cách sơ cứu nạn nhân như thế nào? Hoạt động 3:Cũng cố -dặn dò Về nhà học các biện pháp xử lý khi có tai nạn điện Khi bị tai nạn điện nhưng nạn nhân vẫn tĩnh cách sơ cứu như thế nào? Chuẩn bị giờ sau thực hành; 1 Sào + 1 Ván gỗ +1 giẽ khô I. Giải thoát nạn nhân ra khỏi dònh điện : 1. Đối với điện cao áp: Nhất thiết phải thông báo khẩn trương cho trạm điện hoặc chi nhánh diện cắt điện từ các cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu 2. Đối với điện hạ áp: a. Tình huống nạn nhân đứng dưới đất tay chạm vào vật mang điện như tủ lạnh, máy giặt. Nhanh chóng quan sát tìm dây dẫn điện và thực hiện các việc sau: - Cắt cầu dao, rút phích điện tắt công tắc hay gỡ cầu chì ở nơi gần nhất Nếu không thể cắt điện được ngay thì dùng dao cán gỗ chặt. Nếu không có biện pháp nào cắt điện thì nắm vào các phần áo khô của nạn nhân hoặc dùng áo khô của mình lót tay nắm vào tóc hoặc chân kéo nạn nhân ra Người bị nạn ở trên cao để chữa điện Nhanh chóng cắt điện, nhưng trước đó phải có người đón nạn nhân để khỏi bị rơi xuống đất. c. Dây điện đường bị đứt chạm vào người nạn nhân : - Đứng trên ván gỗ khô, gậy gỗ khô gạt dây điện ra khỏi người bị nạn. - Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng giẻ khô nhiều lớp kéo nạn nhân ra khỏi dây điện - Đoản mạch đường dây bằng cách dùng một dây điện trần mềm, hai đầu buộc hai vật nặng rồi ném lên cho vắt qua dây điện trên cột để gây nổ cầu chì đầu nguồn. Chú ý: + Đối với điện cao áp phải chờ cắt điện + Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện . + Không nắm vào người bị nạn bằng tay không. Không tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn. II. Sơ cứu nạn nhân: 1. Nạn nhân vẫn tĩnh: Trong trường hợp nạn nhân vẫn tĩnh không có vết thương và không cảm thấy khó chịu thì không cần cứu chữa. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi vì nạn nhân có thể bị sốchay loạn nhịp tim 2. Nạn nhân bị ngất: Trong trường hợp này cần làm hô hấp nhân tạo. a. Làm thông đường thở b. Hô hấp nhân tạo. Có 3 cách làm hô hấp nhân tạo Phương pháp 1: áp dụng khi chỉ có một người. Phương pháp này gồm hai động tác Động tác 1: Đẩy hơi ra Động tác 2: Hút khí vào Phương pháp 2: Dùng tay Phương phap 3: Hà hơi thổi ngạt. Phương pháp này được thực hiện theo các cách sau: + Thổi bằng mũi + Thổi bằng mồm + Xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Ngày soạn: . Ngày giảng: Bài soạn: Tiết 10: THựC HàNH: Cứu người bị tai nạn điện A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu và biết cách giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện trong một số tình huống điển hình, đặc biệt ở điện áp cao - Sơ cứu được nạn nhân, làm hô hấp nhân tạo qua phương pháp 2 – dùng tay B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: + Tranh vẽ một số tình huống bị điện giật + Tranh vẽ làm hô hấp nhân tạo phương pháp 2 – dùng tay Học sinh: Một số dụng cụ để cứu người bị điện giật như sào, ván gỗ khô, giẽ khô. C. Nội dung thực hành. 1. Giáo viên cho học sinh giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện Giáo viên ra tình huống yêu cầu học sinh thực hiện. Mọi dụng cụ không được sắp sẵn, dể giải thoát nạn nhân học sinh phải tự tìm dụng cụ cần thiết cho mình để tiến hành công việc 2. Tiến hành sơ cứu nạn nhân: + Giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ + Giã thiết nạn nhân bị ngất cần hô hấp nhân tạo theo phương pháp 2 – dùng tay + Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm thực hành 3. Tổng kết thực hành: + Giáo viên chấm điểm cho các nhóm thực hành + Qua giờ thực hành giáo viên phân tích cách làm sai, làm đúng cho học sinh hiểu + Căn dặn giờ sau thực hành và phân tích tiếp việc làm cho các em giờ học sau + Nhận xét chung D. Kết thúc: Giáo viên cho học sinh thu dọn các dụng cụ thực hành Chuẩn bị giờ sau: 1 Sào + 1 Ván gỗ khô + 2 Cái áo củ khô. --------------------------------------------------------------- Ngày soạn: . Ngày giảng: Bài soạn: Tiết 9: THựC HàNH: Cứu người bị tai nạn điện A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu và biết cách giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện trong một số tình huống điển hình, đặc biệt ở điện áp cao - Sơ cứu được nạn nhân qua làm thông đường thở. B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: + Tranh vẽ một số tình huống bị điện giật + Tranh vẽ làm hô hấp nhân tạo qua đường thở Học sinh: Một số dụng cụ để cứu người bị điện giật như sào, ván gỗ khô, giẽ khô. C. Nội dung thực hành. 1. Giáo viên cho học sinh giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện Giáo viên ra tình huống yêu cầu học sinh thực hiện. Mọi dụng cụ không được sắp sẵn, dể giải thoát nạn nhân học sinh phải tự tìm dụng cụ cần thiết cho mình để tiến hành công việc 2. Tiến hành sơ cứu nạn nhân: Giã thiết nạn nhân bị ngất cần hô hấp nhân tạo theo phương pháp” làm thông đường thở “ Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm thực hành 3. Tổng kết thực hành: + Giáo viên chấm điểm cho các nhóm thực hành + Qua giờ thực hành giáo viên phân tích cách làm sai, làm đúng cho học sinh hiểu + Căn dặn giờ sau thực hành và phân tích tiếp việc làm cho các em giờ học sau + Nhận xét chung D. Kết thúc: Giáo viên cho học sinh thu dọn các dụng cụ thực hành Chuẩn bị giờ sau: 1 Sào + 1 Ván gỗ khô + 2 Cái áo củ khô. ---------------------------------------------------------- Ngày soạn: . Ngày giảng: Bài soạn: Tiết 11: THựC HàNH: Cứu người bị tai nạn điện A. Mục tiêu - Giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện trong một số tình huống điển hình, đặc biệt ở điện áp thấp - Sơ cứu nạn nhân,làm hô hấp nhân tạo theo phương pháp 3 – Hà hơi thổi ngạt . B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: + Tranh vẽ một số tình huống bị điện giật + Tranh vẽ hô hấp nhân tạo – Hà hơi thổi ngạt Học sinh: Một số dụng cụ để cứu người bị điện giật như sào, ván gỗ khô, giẽ khô. C. Nội dung thực hành. 1. Giáo viên cho học sinh giải thoát nạn nhân ra khỏi dòng điện Giáo viên ra tình huống yêu cầu học sinh thực hiện. Mọi dụng cụ không được sắp sẵn, để giải thoát nạn nhân học sinh phải tự tìm dụng cụ cần thiết cho mình để tiến hành công việc 2. Tiến hành sơ cứu nạn nhân: -Giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ. -Giã thiết nạn nhân bị ngất cần hô hấp nhân tạo theo phương pháp- Hà hơi thổi ngạt -Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm thực hành 3. Tổng kết thực hành: + Giáo viên chấm điểm cho các nhóm thực hành. + Phân tích cách làm sai, làm đúng cho học sinh hiểu. + Nhận xét chung cả 3 giờ thực hành D. Kết thúc: Giáo viên cho học sinh thu dọn các dụng cụ thực hành , Tổng vệ sinh chung. ---------------------------------------------------- Ngày soạn: . Ngày giảng: ChươngII Mạng điện sinh hoạt. Tiết 12. Đặc điểm mạng điện sinh hoạt. A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu nắm được an toàn lao động khi lắp điện. - Lập được kế hoạch công việc và lắp đặt được những mạch điện đơn giản đúng quy trình kỷ thuật. - Làm việc nghiêm túc khoa hoc chính xác. B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: Hình vẽ 3.2 SGK. Học sinh: Nghiên cứu bài trước ở nhà. C. Hoạt động dạy học: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1 - Khi lắp đặt hoặc sữa chữa mạng điện có thể xảy ra tai nạn do các nguyên nhân nào? - Để tránh tai nạn điện trong khi lắp đặt và sữa chữa cần phải tiến hành như thế nào? Hoạt động 2 Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa. Mạng điện sinh hoạt có những đặc điểm gì? Hoạt động 3 - Hãy mô tả mạng điện sinh hoạt trong gia đình em ? - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3.1 và hình 3.2 - SGK Hoạt động 4 + Hãy nêu các đặc điểm của mạng điện sinh hoạt? +Về nhà học bài theo vở ghi. +Chuẩn bị tờ giấy hôm sau kiểm tra 15 phút. I. An toàn lao động khi lắp điện. 1. Do điện giật 2. Do các nguyên nhân khác. Để tránh tai nạn điện khi lắp đặt và sữa chữa cần phải: Cắt cầu giao diện trước khi thực hiện công việc Trong những trường hợp phải thao tác khi có điện cần phải sử dụng các dụng cụ như: + Dùng thảm cao su hoặc giá cách điện bằng gỗ khô có chân sứ. Khi sữa chữa mạng điện gia đình, ta có thể dùng giế gỗ khô + Phải sử dụng các dụng cụ lao động có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn. + Khi sữa chữa mạng điện phải dùng bút điện để kiểm tra tránh trường hợp chạm vào vật dẫn điện - Khi thực hành lắp đặt điện trong xưởng thực hành cần phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc an toàn lao động của xưởng II. Đặc diểm mạng điện sinh hoạt: +Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện là mạng điện một pha, nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện pá thấp để cung cấp điện cho các thiết bị, đồ dùng điện và chiếu sáng. +Mạng điện sinh hoat thường có trị số điện áp pha định mức là 127v và 220v +Mạng điện sinh hoạt gồm mạch chính và mạch nhánh. Mạch chính giữ vai trò là mạch cung cấp, còn mạch nhánh rẽ từ đường dây chính, được mắc song song để có thể điều khiển độc lập và là mạch phân phối điện tới các đồ dùng điện +Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ như công tơ điện, cầu dao, cầu chì hoặc áptômát, công tắcvà các vật cách điện như puli sứ, ống sứ, bảng điện III. Mạng điện sinh hoạt trong gia đình. Học sinh tự mô tả. IV. Cũng cố - dặn dò Ngày soạn: . Ngày giảng: Tiết 13. Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt A. Mục tiêu: - Qua bài này giúp học sinh hiểu : - Một số loại dây dẫn điện, dây cáp điện - Học sinh hiểu vật liệu cách điện là gì. Nó được ứng dụng như thế nào? -Học sinh thấy được sự cần thiết phải lắp đặt mạng điện như thế nào? B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: Tranh vẽ hình 3.1 và hình 3.2 - SGK Học sinh: Đọc qua bài mới ở nhà. C. Hoạt động dạy học: Bài củ : Hs1: Hãy nêu các an toàn lao động khi lắp điện ? Hs2: Hãy nêu đặc điểm của mạnh điện sinh hoạt? 2. Bài mới: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1 Gv: Để truyền tải và phân phối điện năng người ta dùng dây cáp và dây dẫn điện Gv đưa bảng phụ cho học sinh quan sát Hãy nêu cấu tạo của dây dãn điện ? Gv cho học sinh quan sát H 3.3 và H 3.4 – SGK Hãy nêu cấu tạo của một số loai dây dẫn điện ? Day cáp điện là loại dây dẫn như thế nào? Gv cho học sinh quan sát bảng 3.2 – SGK Gv giới thiệu: Hoạt động 2 Gv cho học sinh đọc bài Vật liệu cách điện được dùng như thế nào? Hãy kể một số vật liệu cách diện được dùng trong gia đình ? Hoạt động 3 - Dây cáp điện là dây như thế nào? - Hãy kể tên một số vật liệu cách điện ở trong gia đình? Hoạt động 4 I. Dây cáp và dây dẫn điện. 1. Dây dẫn điện: a. Cấu tạo: Gồm lõi dẫn điện bằng kim loại, bọc ngoài là lớp võ cách điện và có loại dây dẫn còn có thêm lớp võ bảo vệ cơ học. Có nhiều loại dây dẫn điện, dựa vào lớp võ cách điện, dây dẫn điện dược chia làm hai loại Dây trần Dây bọc cách điện Hình 3.3 – Dây nhôm lõi thép gồm Sợi nhôm Sợi thép Hình 3.4- Cấu tạo một số loại dây dẫn điện Lõi dây Cách điện Võ bảo vệ cơ học 2. Dây cáp điện Là loại dây dẫn điệncó một, hay nhiều sợi được bện chắc chắn và được cách điện với nhau trong võ bọc bảo vệ chung, chịu được lực kéo lớn Phân loại, cấu tạo và phạm vi sử dụng một số loại cáp được thể hiện ở bảng- SGK Học sinh quan sát theo –SGK Khi điện áp dưới 1000v và không chịu lực cơ dưới trực tiếp thường dùng loại cáp không có võ bảo vệ cơ, chỉ có võ cách điện Cáp có võ bảo vệ dùng cho điện áp trên 1000v, dùng ở nơi có nguy cơ nổ, chịu những tác động cơ học trực tiếpLoai cáp này thường được dùng trong những trường hợp phải có lực kéo lớn như những nơi có độ dốc cao II. Vật liệu cách điện : Vật liệu cách điện được dùng để cách li các phần dẫn điện với nhau và giữa phần dẫn điện với phần không mang điện khác Trong lắp đặt điện, vật cách điện phải đạt được các yêu cầu sau + Độ bền cách điện cao + Chịu nhiệt tốt + Chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao Một số vật liệu cách điện thường được dùng trong mạng điện sinh hoạt như: Sứ, gỗ, cao su lưu hoá, chất cách điện tổng hợpCác chất cách điện này được dùng làm vật liệu để chế tạo các võ bọc cách điện như dây dẫn: Puly, kẹp sứ, đế cầu chì, võ công tắc.. III. Cũng cố – Luyện tập: Hướng dẫn về nhà. -Học bài theo sàch giáo khoa. -Giải các bài tập theo sách giao khoa +Đưa dung cụ giờ sau thực hành . Ngày soạn: . Ngày giảng: Tiết 14 – 17. Nối Nối tiếp và phân nhánh dây dẫn điện A. Mục tiêu: - Nắm vững yêu cầu của mối nối và các phương pháp nối dây dẫn điện. - Biết cách nối nối tiếp và phân nhánh dây dân điện . - Thực hành đúng kỹ thuât, bền đẹp, đạt thẩm mỹ cao. B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị: + Dây bọc cách điện lõi một sợi + Dây bọc cách điện lõi nhiều sợi + Giấy ráp, dao, kéo, kìm mỏ nhọn, kìm tuốt dây. . C. Nội dung thực hành: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1 Gv nêu yêu cầu đối với mối nối cho học sinh nghe. Giáo viên nêu các loại mối nối. Hoạt động 2 Thực hiện 2 mối nối phổ biến là nối nối tiếp và nối phân nhánh. Hãy nêu thứ tự thực hiện của mối nối nối tiếp? Hãy nêu thứ tự thực hiện cách nối phân nhánh lõi một sợi. Hoạt động 3 Giáo viên cho học sinh quan sát cách làm Yêu cầu học sinh thưc hiện các bước nối phân nhánh lõi nhiều sợi Học sinh thực hành Hoạt động 4 Hoạt động 5: Dặn dò: Về nhà thực hành theo cách nối dây Chuẩn bị các đồ dùng giờ sau thực hành I. Yêu cầu đối với mối nối: + Dẫn điện tốt + Có độ bền cơ học cao + An toàn điện + Đảm bảo về mặt kỹ thuật Các loại mối nối: + Mối nối thẳng ( mắc nối tiếp ) + Mối nối phân nhánh (nối rẽ ) + Mối nối dùng phụ kiện II. Nối dây lõi một sợi a. Nối nối tiếp: Thứ tự thực hiện: - Bóc võ cách điện + Bóc cắt lệch + Bóc phân đoạn - Cạo sạch lõi - Uốn gập lõi - Vặn xoắn - Xiết chặt - Kiểm tha sản phẩm. b. Nối phân nhánh: Dây dẫn điện nối từ đường dây trục chính ra gọi là dây nhánh, chổ nối giữa đường dây trực chính và dây nhánh gọi là mối nối phân nhánh. ở mối nối phân nhánh, tiết diện dây chính và dây nhánh có thể khác nhau Thứ tự thực hiện các bước bóc võ cách điện, cạc sạch lõi như trường hợp nối nối tiếp Sau đó đặt dây chính và dây nhánh vuông góc với nhau Dùng tay quấn dây nhánh lên dây chính Dùng kìm xoắn tiếp khoảng 7 vòng rồi cắt bỏ dây thừa. Mối nối đã hoàn thành. Kiểm tra sản phẩm III . Nối dây dẫn lõi nhiều sợi a. Nối nối tiếp: - Thứ tự tiến hành tương tự như nối nối tiếp dây lõi một sợi, nhưng khi bóc võ cách điện cần hết sức cẩn thận để không làm đứt một sợi dây nhỏ nào, khi cạo sạch lõi phải làm sạch từng sợi - Lồng lõi: Xoè đều hai đoạn lõi thành nan quạt, cắt sợi dây trung tâm khoảng 40mm, lồng hai lõi vào nhau để cho các sợi đan chéo nhau - Vặn xoắn: Lần lượt quấn và miết đều những sợi dây của dây này lên lõi của đây kia, quấn khoảng 3 vòng thì cắt bỏ đoạn dây thừa. Trong lúc quấn phải chú ývề mặt kỹ thuật vì nối không đều hoặc lõng thì sẽ không sữa chữa được - Kiểm tra sản phẩm b. Nối phân nhánh: - Thứ tự thực hiện các bước bóc võ cách điện và làm sạch lõi như trên - Nối dây: Tách lõi dây nhánh làm hai phần bằng nhau. Đặt lõi dây nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính và lần lượt vặn xoắn từng nữa lõi dây nhánh về hai phía của dây chính khoảng từ 3 đến 4 vòng, cắt bỏ phần dây thừa. Chiều quấn cảu hai phía ngược nhau c. Kiểm tra đánh giá sản phẩm: IV. Giáo viên thao tác: V Giáo viên cho học sinh quan sát theo sơ đồ thực hành: Ngày soạn: . Ngày giảng: Tiết 18-19. Thực hành: Nối dây dẫn điện ở hộp nối dây A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu và nắm vững phương pháp nối dây ở hộp nối dây, hàn và cách điện mối nối - Nối được một số mối nối ở hộp nối dây - Hàn và cách điện mối nối bằng băng dính cách điện và ống gen. B. Chuẩn bị dạy học: Vật liệu: - Dây lõi đơn: 300mm x 2 sợi - Dây lõi nhiều sợi : 300mm x 2 sợi - Một số thiết bị như: Công tắc, phích cắm, ở cắm - Giấy ráp, vật liệu hàn, băng dính cách điện, Các mối nối đã được hoàn thành trong giờ Dụng cụ: Dao, kéo, panh, kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, tuavít, mỏ hàn. C. Nội dung thực hành: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1 Hãy nêu trình tự thực hiện nối dây dẫn điện ở hộp nối dây? Hãy nêu yêu cầu bóc võ cách điện? Gv cho học sinh làm đầu nối ở hộp nối dây? Khi nối dây ta thực hiện như thế nào? Hoạt động 2 Gv cho học sinh thực hành Sau khi học sinh thực hành xong gv kiểm tra và đánh giá sản phẩm. Hoạt động 3 Em hãy nêu cách hàn mối nối? Hãy nêu các bước cách điện mối nối? Hoạt động IV Gv cho học sinh thực hành Gv kiểm tra sản phẩm và chấm lấy điểm 15 phút. Hoạt động V Gv chấm sản phẩm Tổng kết giờ học I. Nối dây dẫn điện ở hộp nối dây. Trình tự thực hiện : a. Bóc võ cách điện Dùng dao hoặc kìm cắt bỏ lớp bọc cách điện ở một đoạn dây ta cần nối. Yêu cầu: Bóc cẩn thận, không được làm gây xây xước lõi cần sử dụng b. Làm sạch lõi: Đây là phương pháp làm sạch lõi bằng giấy ráp. Làm đầu nối: + Làm khuyên kín: Dùng kìm đầu tròn uốn lõi thành vòng khuyên. Dường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kính vít một chút. Sau khi uốn đủ vòng, đầu lõi dược xoắn từ 1-2 vòng Chiều uốn vòng của khuyên cùng chiều xiết chặt của vít. + Làm khuyên hở: + Làm đầu nối thẳng: Nối dây: Sau khi làm đầu nối, đật vòng khuyên lên chổ nối, đặt vòng đệm rồi dùng bulông hoặc đai ốc vặn chặt lại . + Nối bằng vít + Nối bằng hộp nối dây II. Học sinh thực hành: Học sinh thực hành mềm gân và xương III. Hàn và cách điện mối nối: a. Hàn mối nối: Các mối nối dây dẫn điện, ngoài các kiểu nối đặc biệt đều phải hàn sau khi nối. Hàn làm cho mối nối tăng sức bền cơ học, dẩn điện tốt và không gỉ. Các bước hàn được tiến hành như sau: - Đánh bóng mối hàn bằng giấy ráp để làm sạch tạp chất và ô xit đồng bên ngoài, làm cho mối hàn chắc chắn - Láng nhựa thông: giúp mối hàn không bị ô xit hoá vì quá nhiệt, đồng thời giúp vật liệu hàn dễ cháy trên mối hàn - Dùng vật liệu hàn để hàn: Vạt liệu hàn thường là hợp kim thiếc có nhiệt độ nóng chảy khoảng 200 C b. Cách điện mối nối: Sau khi hàn xong phải bọc cách điện mối nối để dây điện có hình dáng củ và đảm bảo an toàn điện. Phương pháp cách điện thông thường nhất là lồng óng gen và quấn băng cách điện + Cách điện bằng băng cách điện + Cách điện bằng ống gen. Là loai ống làm bằng chất cách điện lổng hợp dẻo. Chú ý chọn ống gen sao cho lồng vừa chặt với mối nối, che kín mối nối và che một phần vỏ bọc cách điện. Phải lồng ống genvào dây dẫn trước khi nối IV. Học sinh thực hành. Học sinh thực hành. V . Kiểm tra đánh giá sản phẩm Ngày soạn: . Ngày giảng: Tiết 20.Các dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện A. Mục tiêu: - Giáo viên nêu cho học sinh hiểu một số dụng cụ cơ bản trong lắp đặt điện - Học sinh hiểu được công dụng của các dụng cụ. B. Chuẩn bị dạy học: Giáo viên: Vật mẫu : Kìm, khoan. Học sinh: Kìm, tuavít. C. Hoạt động

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_34_an_t.doc