A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Trình bày được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
- Trình bày được công dụng, phân loại được đồng hồ đo điện.
2. Kĩ năng.
- Đọc được kí hiệu các đại lượng của đồng hồ đo điện.
3. Thái độ.
+ Làm việc chính xác, an toàn.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
+ Một số loại đồng hồ đo điện: Ampe kế, vôn kế, công tơ điện, Đồng hồ vạn năng
2. Học sinh.
+ Đọc trước phần I bài 3 trang 13, 14 và quan sát đồng hồ đo điện ở gia đình.
C. Phương pháp dạy học.
- Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
D. Tổ chức giờ học.
*. Khởi động (5 phút).
1. Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cấu tạo và phạm vi sử dụng dây cáp điện? ở gia đình em sử dụng đồng hồ đo điện nào?
2. Giới thiệu bài.
Đối với nghề điện, các đồng hồ đo điện được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong sử dụng và sửa chữa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về một số đồng hồ đo điện, phân loại và lựa chọn sử dụng chích xác.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 4, Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: 7/9/2013
Ngày giảng:..
Tiết 4 - BàI 3
Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện (t1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Trình bày được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
- Trình bày được công dụng, phân loại được đồng hồ đo điện.
2. Kĩ năng.
- Đọc được kí hiệu các đại lượng của đồng hồ đo điện.
3. Thái độ.
+ Làm việc chính xác, an toàn.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
+ Một số loại đồng hồ đo điện: Ampe kế, vôn kế, công tơ điện, Đồng hồ vạn năng
2. Học sinh.
+ Đọc trước phần I bài 3 trang 13, 14 và quan sát đồng hồ đo điện ở gia đình.
C. Phương pháp dạy học.
- Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
D. Tổ chức giờ học.
*. Khởi động (5 phút).
1. Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cấu tạo và phạm vi sử dụng dây cáp điện? ở gia đình em sử dụng đồng hồ đo điện nào?
2. Giới thiệu bài.
đối với nghề điện, các đồng hồ đo điện được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong sử dụng và sửa chữa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về một số đồng hồ đo điện, phân loại và lựa chọn sử dụng chích xác.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện (15 phút).
*Mục tiêu:
- Trình bày được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
- Trình bày được công dụng của các loại đồng hồ đo điện.
*Đồ dùng dạy học: Bảng 3-1 SGK tr 13. Ampe kế, vôn kế, công tơ điện, Đồng hồ vạn năng
* Cách tiến hành:
GV: đặt vấn đề: Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm đã học em hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết ?
HS: công tơ, ampe kế, vôn kế, ôm kế
GV giới thiệu cho hs xem các loại đồng hồ đo điện.
HS quan sát.
GV: gọi HS khác bổ sung nếu chưa đủ. Và cho HS hoạt động theo cặp: Bài tập điền ô trống trong SGK/13.
HS: làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
GV: kết luận.
GV: Qua phần bài tập các em vừa làm và kết hợp thông tin SGK em hãy cho biết:
? Công dụng của đồng hồ đo điện? Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế, vôn kế ?
? Công tơ điện được lắp ở mạng điện trong nhà với mục đích gì ?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cơ sở phân loại và một số kí hiệu của đồng hồ đo điện ( 20 phút).
*Mục tiêu:
- Trình bày được phân loại và đọc được kí hiệu của các đồng hồ đo điện.
*Đồ dùng dạy học: Đồng hồ đo điện Ampe kế, vôn kế, đồng hồ vạn năng.
* Cách tiến hành:
GV: cho phân nhóm và phát đồng hồ đo điện cho HS, GV hướng dẫn HS quan sát.
HS: nhận đồng hồ và quan sát theo hướng dẫn của GV.
GV: yêu cầu HS làm BT SGK tr 14.
HS: làm việc cá nhân.
GV: gọi 1 HS trả lời, các HS theo dõi nhận xét và bổ sung.
GV: kết luận chuẩn kiến thức.
GV: cho hs quan sát một số kí hiệu của đồng hồ đo điện bảng 3-3 SGK/14.
? Em hãy giải thích các kí hiệu trong bảng mà em đã biết?
HS: quan sát bảng và giải thích kí hiệu.
GV: nhận xét và giải thích các kí hiệu mà HS chưa biết: (Điện áp thử cách điện, phương đặt dụng cụ đo).
I. Đồng hồ đo điện.
1. Công dụng của đồng hồ đo điện.
* Những đại lượng đo của đồng hồ đo điện:
Cường độ dòng điện.
Điện trở của mạch điện.
Công suất tiêu thụ của mạch điện.
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
Điện áp.
* Công dụng của đồng hồ đo điện:
- Kiểm tra các thông số, đánh giá chất lượng của thiết bị điện.
- Kiểm tra các sự cố, hư hỏng của thiết bị điện, đồ dùng điện, mạch điện.
2. Phân loại đồng hồ đo điện.
Phân loại theo đại lượng cần đo:
- Đo điện áp: Vôn kế.
- Đo dòng điện: Ampe kế.
- Đo công suất điện: Oát kế.
- Đo điện trở: Ôm kế.
- Đo điện năng: Công tơ điện.
- Đồng hồ vạn năng: đo U; I;R.
3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện.
(SGK- tr 14)
* Củng cố và hướng dẫn học bài (5phút).
1. Củng cố.
- Gọi HS đọc ghi nhớ: Đồng hồ đo điện và phát phiếu bảng 3-5 cho HS làm việc theo cặp. GV thu phiếu và nhận xét một số phiếu để nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
2. Hướng dẫn học bài.
- Học thuộc ghi nhớ phần: Đồng hồ đo điện.
- Đọc trước phần II và quan sát các dụng cụ nhà cơ khí nhà em có.
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_4_bai_3.doc