A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày được tầm quan trọng của dụng cụ cơ khí trong nghề điện dân dụng.
- Kể tên, mô tả được những dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện dân dụng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát để nắm được công dụng, phân loại một số dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, kiên trì trong học tập.
B. Đồ dùng học tập.
1. Giáo viên.
- Thước dây, thước cặp, tua vít, búa, cưa, kìm điện.
2. Học sinh.
- Bài cũ, đồ dùng học tập.
C. Phương pháp.
- Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tổ chức giờ dạy.
* Khởi động (5 phút).
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy trình bày công dụng của Ampe kế, Vôn kế, Oát kế, Ôm kế? Đơn vị của mỗi loại?
2. Giới thiệu bài.
- Trong nghề điện dân dụng ngoài sử dụng các loại đồng hồ đo chúng ta còn dùng ngững dụng cụ gì nữa ? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét viết đầu bài lên bảng.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 5, Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2013
Ngày giảng: 9A..........................
TIẾT 5: BÀI 3
DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày được tầm quan trọng của dụng cụ cơ khí trong nghề điện dân dụng.
- Kể tên, mô tả được những dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện dân dụng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát để nắm được công dụng, phân loại một số dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, kiên trì trong học tập.
B. Đồ dùng học tập.
1. Giáo viên.
- Thước dây, thước cặp, tua vít, búa, cưa, kìm điện.
2. Học sinh.
- Bài cũ, đồ dùng học tập.
C. Phương pháp.
- Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tổ chức giờ dạy.
* Khởi động (5 phút).
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy trình bày công dụng của Ampe kế, Vôn kế, Oát kế, Ôm kế? Đơn vị của mỗi loại?
2. Giới thiệu bài.
- Trong nghề điện dân dụng ngoài sử dụng các loại đồng hồ đo chúng ta còn dùng ngững dụng cụ gì nữa ? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét viết đầu bài lên bảng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ cơ khí. ( 35 phút).
* Mục tiêu.
- Trình bày được tầm quan trọng của dụng cụ cơ khí trong nghề điện dân dụng.
- Kể tên, mô tả được những dụng cụ cơ khí dùng trong nghề điện dân dụng.
* Đồ dùng.
- Thước dây, thước cặp, tua vít, búa, cưa, kìm điện.
* Cách tiến hành.
GV: Trong lắp đặt mạng điện muốn nhanh chóng, nhẹ nhàng thì ta cần phụ thuộc các yếu tố nào?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
GV: Yêu cầu hs đọc và điền vào B3.4.
HS: Hoạt động nhóm (15 phút) =>trả lời =>nhận xét.
? Muốn lắp đặt mạng điện nhanh chóng thì ta phải sử dụng các dụng cụ như thế nào?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV
? Dụng cụ cơ khí bao gồm những loại nào ?
? Nêu công dụng của mỗi dụng cụ?
HS: Hoạt động nhóm (5 phút) =>trả lời => nhận xét.
II. DỤNG CỤ CƠ KHÍ :
1. Dụng cụ cơ khí:
Gồm những nhóm sau :
- Dụng cụ đo và vạch dấu: thước lá, thước gấp, thước cặp, pan me, bút chì, mũi vạch
- Dụng cụ gia công lắp đặt: máy khoan, cưa, đục, kìm búa, tua vít
2. Công dụng:
- Thước: Đo kích thước, khoảng cách lắp đặt điện.
- Thước cặp: Đo đường kính dây dẫn điện, kích thước, chiều sâu lỗ.
- Pan me: Đo chính xác đường kính dây điện (1/1000mm).
- Tuốc nơ vít : Dùng để tháo lắp ốc vít bắt dây dẫn.
- Búa: Dùng để đóng tạo lực khi cần gá lắp các thiết bị lên tường, trần nhà Ngoài ra búa còn dùng để nhổ đinh.
- Cưa: Dùng để cưa, cắt các loại ống nhựa và kim loại.
- Kìm: Dùng để cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối.
- Khoan: Dùng để khoan lỗ trên gỗ, bê tông, để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện.
* Củng cố và hướng dẫn học bài (5 phút).
1. Củng cố.
- GV gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK- 17
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK- 17.
2. Hướng dẫn học bài.
- Nghiên cứu trước bài 4 SGK-18 chuẩn bị mỗi em 0,5 m dây dẫn điện đôi lõi nhiều sợi.
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_5_bai_3.doc