Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 25: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.

 - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.

3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, yêu thích công việc, vẽ sơ đồ chính xác khoa học.

III . CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 9 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.

- Đồ dùng dạy học : Công tắc ba cực, mô hình mạch đèn cầu thang, bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Nội dung : Đọc trước nội dung bài 9 SGK, tìm hiểu công tắc 3 cực.

- Đồ dùng học tập :

IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài: Mạch điện chiếu sáng dùng công tắc ba cực rất đa dạng, nhưng mạch điện mà các em thường gặp là mạch điện cầu thang. Để hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, xây dựng được bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị chúng ta cùng làm bài thực hành “Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn”.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 25: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10: Thực hành: LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN Ngày soạn : 18/03/08 Tuần : 26 Ngày dạy : 20/03/08 Tiết : 25 I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, yêu thích công việc, vẽ sơ đồ chính xác khoa học. III . CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 9 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan. Đồ dùng dạy học : Công tắc ba cực, mô hình mạch đèn cầu thang, bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị. 2. Chuẩn bị của học sinh Nội dung : Đọc trước nội dung bài 9 SGK, tìm hiểu công tắc 3 cực. Đồ dùng học tập : IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài: Mạch điện chiếu sáng dùng công tắc ba cực rất đa dạng, nhưng mạch điện mà các em thường gặp là mạch điện cầu thang. Để hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện, xây dựng được bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị chúng ta cùng làm bài thực hành “Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn”. Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tìm hiểu công tắc 3 cực. Hoạt động 1: Tìm hiểu công tắc ba cực. Gv yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. Giao cho mỗi nhóm hai công tắc ba cực yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau. Quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên ngoài của công tắc 3 cực. Tháo, quan sát công tắc 3 cực. Các nhóm trả lời nhóm khác bổ sung nhận xét giáo viên hoàn thiện, kết luận. Hs nhận dụng cụ, thiết bị thảo luận trả lời câu hỏi. - công tắc 3 cực phần tiếp điện có 3 chốt, 1 cực động, 2 cực tĩnh (2 bên) 2. Xây dựng sơ đồ lắp đặt. Hoạt động 2: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện. Gv yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm so sánh sự khác nhau của hai sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn cầu thang. Gv cho các nhóm tìm hiểu chọn sơ đồ kiểu A để thực hành. Gv? Hai công tắc được mắc với nhau và với nguồn như thế nào? Gv? Hãy nêu mối liên hệ về điện của đèn với hai công tắc? Gv? Em hãy nêu phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây? Gv cho học sinh làm việc theo nhóm xây dựng sơ đồ lắp đặt theo trình tự các bước. - Vẽ đường dây nguồn. - Xác định vị trí để bảng điện và bóng đèn. - Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện. - Vẽ đường dây theo sơ đồ nguyên lý. Gv gọi học sinh lên bảng vẽ theo trình tự các bước theo yêu cầu của giáo viên. Hs quan sát hai sơ đồ mạch điện thảo luận trả lời câu hỏi. - Hai cực tĩnh của công tắc 1 được nối với hai cực tĩnh của công tắc 2 cực động của công tắc hai nối với cầu chì trở về dây pha, cực đông công tắc 1 còn lại nối với đèn trở về dây trung tính; hai công tắc được mắc song song với nguồn điện. - Hai công tắc được liên hệ trực tiếp với đèn. Hs tiến hành xây dựng sơ đồ lắp đặt theo trình tự các bước. Hs lên bảng vẽ sơ đồ theo yêu cầu của giáo viên. 3. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị. Hoạt động 3: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị. Gv hướng dẫn học sinh cách lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị cần thiết cho bài thực hành. Gv yêu cầu mỗi nhóm thảo luận lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị dựa trên sơ đồ lắp đặt mạch điện (ghi bảng SGK) Gv gọi một nhóm trả lời nhóm khác bổ sung. Gv treo bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị phân tích cho học sinh. Tên dụng cụ, vật liệu, thiết bị SL Dao thợ điện 1 Kìm tuốt dây 1 Kìm tròn 1 Kìm điện 1 Bút thử điện 1 Búa 1 Dùi khoan 1 Khoan tay 1 Tuốc nơ vít to 1 Tuốc nơ vit nhỏ 1 Thước 1 Cưa 1 Công tắc 3 cực 2 Cầu chì 1 Dây điện 2m Vít nở 10 Bóng đèn sợi đốt 1 Đui đèn 1 Bảng điện 15x20x1,5 1 Băng cách điện 1 Giấy ráp 1 Hs chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm dựa vào sơ đồ lắp đặt mạch điện, thảo luận lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị. Một nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung. Hs quan sát bảng dự trù dụng cụ vật liệu thiết bị. Hoạt động 4 : Tổng kết – Dặn dò - Tổng kết : Gv nhận xét rút kinh nghiệm giờ thực hành về tinh thần, thái độ của học sinh. - Dặn dò: Tìm hiểu hai bước của quy trình lắp đặt mạch điện (Vạch dấu và khoan lỗ bảng điện)

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc