Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Bài 1-9 - Đỗ Thành Duy

I- MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

+ Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây trồng.

+ Hiểu được các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả.

2/ Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng gieo trồng, chăm sóc và cách bảo quản.

3/ Thái độ: có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.

II- CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên:

+ Nghiên cứu bài trong SGK – SGV và các tài liệu liên quan đến cây ăn quả.

+ Tranh ảnh cây ăn quả có giá trị: măng cụt, sầu riêng, xoài, bưởi, mít, chôm chôm, nhãn, để minh họa.

2/ Học sinh:

+ Nghiên cứu SGK ở nhà.

+ Chuẩn bị sẵn phiếu học tập cá nhân.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

+ Ổn định:

+ Giới thiệu bài: Cây ăn quả là cây dinh dưỡng và kinh tế cao được nhân dân trông từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả, các yếu tố ngoại cảnh và kĩ thuật trồng, chăm sóc có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của các loại quả. Để hiểu rõ ta sẽ tìm hiểu Bài 2: “Một số vấn đề chung về cây ăn quả”.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Bài 1-9 - Đỗ Thành Duy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải nắm được: 1/ Kiến thức: + Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống và nền kinh tế. + Biết được các đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng cây ăn quả. 2/ Thái độ: Yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II- CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Nghiên cứu SGK và SGV để nắm được mục tiêu và nội dung của bài. + Đọc thêm (sưu tầm) các tài liệu có liên quan và thu thập các tư liệu về trồng cây ăn quả trong cả nước và ở địa phương. + Một số tranh, ảnh, bảng số liệu có liên quan đến nội dung bài học như các loại quả, công cụ lao động, các số liệu về diện tích, năng suất hoặc xuất khẩu cây ăn quả. + Tìm hiểu các điển hình trồng cây ăn quả tốt ở địa phương. 2/ Học sinh: + Thu thập tranh, ảnh về trồng cây ăn quả. + Tìm hiểu về trồng cây ăn quả ở địa phương về: diện tích, năng suất, thu nhập. Các điển hình trồng cây ăn quả tốt ở địa phương. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (5’). + Giáo viên giới thiệu toàn bộ nội dung của môđun “Trồng cây ăn quả” sau đó giới thiệu nội dung bài học 1. trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể. Để hiểu rõ vai trò, vị trí, đặc điểm và yêu cầu của nghề, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1. I- Vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả + Cung cấp quả cho người tiêu dùng. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả (15’) + Cho học sinh quan sát H1 SGK. + Nghề trồng cây ăn quả có những vai trò gì trong đời sống và nền kinh tế ? + Giáo viên hệ thống lại và nhấn mạnh thêm về ý nghĩa quan trọng của nhu câu bồi bổ sức khỏe cho con người (cung cấp vitamin, đường, khoáng, năng lượng, ). + Giáo viên liên hệ thực tế nghề trồng cây ăn quả ở địa phương và nhấn mạnh nghề trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho gia đình và đất nước. + Hãy kể một vài một vài loại cây đem lại hiệu quả lớn có ở địa phương ? + Để đạt hiệu quả cao cho nghề trồng cây ăn quả thì chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm và yêu cầu của nghề. + Quan sát H1. + Dựa vào H1 trả lời. + Chú ý lắng nghe và ghi vào tập. + Lắng nghe và liên hệ thực tế ở địa phương. + Học sinh có thể kể: xoài cát Hòa Lộc, bưởi năm roi Bình Minh, + Suy nghĩ. II- Đặc điểm và yêu cầu của nghề: 1/ Đặc điểm của nghề: a) Đối tượng lao động: cây ăn quả. b) Nội dung lao động: làm đất, nhân giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến c) Dụng cụ lao động: dao, cuốc, len, d) Điều kiện lao động: làm việc ngoài trời, tiếp xúc hóa chất. e) Sản phẩm: là những loại quả. 2/ Yêu cầu của nghề đối với người lao động. Có 3 yêu cầu: + Có tri thức, kĩ năng về khoa học, KTNN. + Có sức khỏe tốt. + Có lòng yêu nghề. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả (15’) + Nghề trồng cây ăn quả có những đặc điểm gì ? + Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh. + Hưỡng dẫn học sinh khai thác nội dung của từng đặc điểm thông qua các câu hỏi. + Đối tượng và nội dung lao động của nghề trồng cây ăn quả là gì ? + Hãy nêu tên các loại công cụ lao động chủ yếu ? + Điều kiện lao động như thế nào ? + Sản phẩm của nghề trồng cây ăn quả là gì ? + Để thỏa mãn đặc điểm của nghề thì yêu cầu của nghề đối với người lao động như thế nào ? + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần II.2 SGK. + Có những yêu cầu gì đối với người trồng cây ăn quả ? + Tại sao lại cần các yêu cầu đó ? + Theo em yêu cầu nào là quan trọng ? Vì sao ? + Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và giải thích thêm: người trồng cây ăn quả phải đảm bảo các yêu cầu về tri thức, kĩ năng, sức khỏe mới thực hiện được các công việc kĩ thuật đạt kết quả, trong đó lòng say mê nghề nghiệp là quan trọng nhất vì đó là động cơ giúp người trồng cây rèn luyện thêm, học tập để đạt hiệu quả cao. + Kết luận về các yêu cầu cần đảm bảo đối với người trồng cây ? + Nghe giáo viên nêu câu hỏi, suy nghĩ trả lời. + Nghe giáo viên nhận xét. + Suy nghĩ, thảo luận, trả lời các câu hỏi. + Quan sát H2 trả lời. + Học sinh nêu: dao, cuốc, len, + Học sinh phát biểu. + Các loại quả. + Suy nghĩ. + Đọc phần II.2 trong SGK. + Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. + Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi. + Nghe giáo viên nhận xét và giảng giải bổ sung làm rõ các yêu cầu của nghề. + Ghi vào vở những kiến thức giáo viên bổ sung, giải thích thêm. + Ghi các kết luận của giáo viên vào vở. III- Triển vọng của nghề: Hoạt động 4: Triển vọng của nghề (10’) + Giáo viên cho học sinh đọc và giải thích nội dung của Bảng 1. + Nhận xét trả lời của học sinh và nhấn mạnh đến các yếu tố của sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả: khí hậu phù hợp, giống cây phong phú đa dạng, nông dân có kinh nghiệm, Nhà nước có chính sách khuyến khích. + Đưa ra một số ví dụ về diện tích, sản lượng và thu nhập của một số địa phương, gia đình trồng cây ăn quả tốt để minh họa. + Giới thiệu các công việc phải làm để phát triển nghề trồng cây ăn quả. + Tại sao phải thực hiện các công việc đó ? + Nhận xét các câu trả lời và nhấn mạnh đến ý nghĩa của từng công việc. + Học sinh đọc và tìm hiểu nội dung của bảng 1. + Trao đổi, thảo luận nhóm. + Suy nghĩ, trả lời. + Trả lời câu hỏi của giáo viên gợi ý, ghi vào vở. Hoạt động 5: Tổng kết – Đánh giá (5’) + Gọi 2 học sinh lần lượt đọc phần ghi nhớ. + Cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống và kinh tế ? + Nêu yêu cầu đối với người trồng cây ăn quả và phân tích các yêu cầu đó. + Nhận xét giờ học. + Xem trước Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả. + Hai học sinh đọc phần ghi nhớ. + Học sinh trả lời. + Học sinh trả lời. + Lắng nghe. Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ I- MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: + Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây trồng. + Hiểu được các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả. 2/ Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng gieo trồng, chăm sóc và cách bảo quản. 3/ Thái độ: có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả. II- CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Nghiên cứu bài trong SGK – SGV và các tài liệu liên quan đến cây ăn quả. + Tranh ảnh cây ăn quả có giá trị: măng cụt, sầu riêng, xoài, bưởi, mít, chôm chôm, nhãn, để minh họa. 2/ Học sinh: + Nghiên cứu SGK ở nhà. + Chuẩn bị sẵn phiếu học tập cá nhân. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: + Ổn định: + Giới thiệu bài: Cây ăn quả là cây dinh dưỡng và kinh tế cao được nhân dân trông từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả, các yếu tố ngoại cảnh và kĩ thuật trồng, chăm sóc có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của các loại quả. Để hiểu rõ ta sẽ tìm hiểu Bài 2: “Một số vấn đề chung về cây ăn quả”. Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I- Giá trị của việc trồng cây ăn quả: + Nguồn cung cấp dinh dưỡng, dùng làm thuốc. + Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản. + Bảo vệ môi trường sinh thái Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả + Cho học sinh kể một số loại cây ăn quả mà em biết ? + Cây ăn quả có ích lợi gì cho con người, xã hội và môi trường ? + Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận trong thòi gian 2’. + Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu ra ví dụ cụ thể để minh họa khắc sâu kiến thức. + Giáo viên cho nhóm nhận xét rồi đưa ra kết luận chung về giá trị quan trọng của cây ăn quả. + Học sinh lắng nghe, trả lời: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, + Học sinh thảo luận nhóm đưa ra kết luận. + Nhóm trả lời thông tin SGK: * Nguồn dinh dưỡng. * Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản. * Bảo vệ môi trường sinh thái, + Học sinh ghi bài vào vở. II- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh: 1/ Đặc điểm thực vật: { Rễ: rễ cọc, rễ chùm. Nhiệm vụ: đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. { Thân: thân gỗ, cành cấp 5 mang quả. { Hoa: hoa đực hoa cái và hoa lưỡng tính. { Quả và hạt: số lượng, hình dạng, màu sắc tùy từng loại quả. 2/ Yêu cầu ngoại cảnh: { Nhiệt độ: tùy vùng, tùy loại cây có nhiệt độ khác nhau. { Độ ẩm và lượng mưa: + Thích hợp 80 – 90% + Mưa phân bố đều { Ánh sáng: + Cây ăn quả ưa ás. Ví dụ. + Cây bóng râm. Ví dụ { Chất dinh dưỡng: tùy loại cây, thời kì sinh trưởng, phát triển của cây mà sử dụng loại phân phù hợp. { Đất: Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả { Cho học sinh quan sát một cây nào đó và hỏi: Cây gồm các cơ quan nào ? + Cho học sinh nhắc lại cây ăn quả có mấy loại rễ và nêu chức năng từng loại rễ, cho ví dụ minh họa. + Giáo viên nhận xét, kết luận. Giới thiệu cách bón phân đạt năng suất cao. { Nhiệm vụ của thân là gì ? Cách bón phân như thế nào ? Trồng cây nào cho quả ? + Phần lớn cây ăn quả là loại thân gì ? + Giáo viên cho học sinh nhận xét, đưa đến kết luận. { Đặc điểm nào của thực vật giúp cây tạo giống, nhân giống ? Có mấy loại hoa ? Cách thụ phấn cho hoa ? { Kể các loại quả mà em biết ? + Giáo viên cho học sinh nhận xét, đưa đến kết luận. + Giới thiệu số lượng màu sắc của quả tùy thuộc vào từng loại quả. + Nêu những yêu cầu ngoại cảnh đã tác động đến cây ăn quả ?. + Chia nhóm thảo luận, thời gian 5’ * Nhiệt độ thích hợp cho cây ăn quả ? * Ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa ? * Ánh sáng ? * Chất dinh dưỡng ? (loại cây, thời kì, giai đoạn bón phân) * Đất trồng. + Các nhóm thảo luận, nhận xét. Giáo viên đưa ra kết luận. + Học sinh chú ý quan sát, trả lời: rễ, thân, + Rễ cọc: đứng vững, hút nước chất dinh dưỡng (mít, xoài, ) + Rễ chùm: lan rộng, hút nước chất dinh dưỡng (dừa, ) + Học sinh ghi bài. + Học sinh nghe và trả lời thông tin SGK: thân gỗ, giá đỡ cây. + Học sinh ghi bài. + Hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. + Thụ phấn nhờ sâu bọ, nhân tạo. + 2 học sinh trả lời. + Học sinh ghi bài + Thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm treo bảng phụ lên bảng, nhận xét g cho ý kiến chéo. + Học sinh ghi bài. Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò + Cho biết giá trị nào của cây ăn quả là quan trọng nhất ? + Yêu cầu ngoại cảnh của một cây ăn quả cụ thể ? { Về nhà: tìm hiểu một số cây ăn quả: kĩ thuật chọn giống và trồng cây ăn quả. + Học sinh nhìn thông tin bài, trả lời. + Học sinh thảo luận nhóm. + Học sinh ghi vào sổ tay. Tiết 2 { Ổn định – Kiểm tra bài cũ: + Nêu giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả ? + Những điều kiện ngoại cảnh nào tác động đến cây ăn quả ? { Giới thiệu bài: cây ăn quả ở nước ta rất phong phú và đa dạng bao gồm 3 nhóm: nhiệt đới, á đới và ôn đới. Chúng được chọn giống, nhân giống, kĩ thuật trồng và cách chăm sóc của những cây này như thế nào ta học tiếp phần III của bài 2. + Lớp trưởng báo cáo. + Nhìn thông tin SGK, 2 học sinh trả lời. + Học sinh chú ý nghe giảng III- Kĩ thuật chọn giống cây trồng 1/ Giống cây: 3 nhóm cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới và á đới. + Cần tiến hành chọn lọc, lai tạo g giống có năng suất cao. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chọn giống cây trồng + Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh. Yêu cầu thảo luận nhóm: Hãy điền các loại cây ăn quả mà em biết vào bảng sau (bảng 2, trang 11). + Cho học sinh nhận xét g Kluận. + Người ta dùng phương pháp nào để chọn giống cây ăn quả cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chống được sâu bệnh ? + Thảo luận nhóm, điền vào bảng. * Nhiệt đới: chuối, mít, xoài, * Ôn đới: táo, lê, dâu, đào, * Á đới: cam, bưởi, chanh, + Học sinh ghi bài + Dùng kiến thức Sinh học 6 và Cnghệ 7 để trả lời. 2/ Nhân giống + Phương pháp hữu tính: gieo hạt. + Phương pháp vô tính: giâm cành, chiết cành, ghép, tách chồi, Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp nhân giống cây ăn quả. + Kể phương pháp nhân và tạo giống cây ăn quả ở địa phương em ? + Giáo viên nhận xét, đưa ra kết luận * Phương pháp hữu tính là làm sao ? * Phương pháp vô tính là làm sao ? * Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp nào ? + Giáo viên cho học sinh nêu ví dụ từng phương pháp. + Đưa ra kết luận đối với loại cây nào thì dùng phương pháp vô tính hay phương pháp hữu tính ? + Học sinh sưu tầm ở nhà, trả lời. + 3 học sinh trả lời. + Học sinh chú ý nghe thông tin, ghi bài. 3/ Trồng cây ăn quả: a) Thời vụ: + Phía Bắc tháng 2-4 (xuân), 8-10 (thu). + Phía Nam tháng 1-5. b) Khoảng cách trồng: tùy theo mỗi loại cây và loại đất mà có khoảng cách trồng khác nhau. c) Đào hố, bón phân lót: tùy theo từng loại cây mà kích thước khác nhau. d) Trồng cây: đào hố trồng g bóc vỏ bầu g đặt cây vào hố g lấp đất g tưới nước. Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây + Thời vụ trồng cây ăn quả tùy thuộc từng nhóm cây như thế nào ? + Dựa vào các yếu tố nào để người định thời vụ cho năng suất cao ? + Cho học sinh so sánh khoảng cách rễ ăn lan và cây rễ cọc như thế nào ? + Tùy theo loại cây mà trồng như thế nào để đạt xu hướng chung. + Cho biết phương pháp đào hố và cách bón phân ở địa phương em đối với cây ăn quả ? + Khi đào hố và bón phân cần chú ý điều gì ? + Cây ăn quả được trồng theo những qui trình nào ? + Giáo viên nhận xét xây dựng qui trình từ bảng câm. + Khi trồng cây phải lưu ý điều gì ? + Học sinh xem thông tin SGK trả lời + Xem thông tin SGK, trả lời. + Nghiên cứu ở nhà, 2 học sinh trả lời. + Xem thông tin SGK trả lời (tận dụng đất, dễ chăm bón, ) + Liên hệ địa phương, 2 học sinh trả lời. + Học sinh lên dán từng bước vào bảng câm. + Học sinh trả lời câu hỏi trang 15 SGV. Hoạt động 4: Tổng kết, dặn dò: + Nêu phương pháp nhân giống cây trồng. + Cho biết qui trình trồng cây. Tiết 3 { Ổn định, tổ chức lớp: { Giới thiệu bài: Cây trồng muốn cho năng suất cao ta nên chăm sóc như thế nào ta học phần tiếp theo. 4/ Chăm sóc: a) Làm cỏ, vun xới. b) Bón phân thúc: hai thời kì + Chưa ra hoa: những chất dinh dưỡng. + Sau thu hoạch: bón theo núp tán cây sâu 15-20cm, rộng 20-30cm. c) Tưới nước: ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cần giữ ẩm bằng cách phủ rơm rạ. d) Tạo hình, sửa cành: tiến hành cho 3 thời kì: + Lúc còn non. + Lúc cây ra hoa, tạo quả. + Lúc cây già. e) Phong trừ sâu bệnh: tùy bệnh, tùy loại cây dùng hóa chất phù hợp. f) Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng: sử dụng đúng kĩ thuật mới có hiệu quả Hoạt động 1: Tìm hiểu chăm sóc cây trồng + Nêu quá trình chăm sóc cây ăn quả ở địa phương em ? + Tại sao ta phải làm cỏ vun xới quanh gốc cây ? + Học sinh nhận xét, trả lời g Giáo viên kết luận. + Trước khi bón phân người ta cần làm gì ? Dùng phân gì để bón và cách tiến hành như thế nào ? + Cho học sinh so sánh cách bón phân cây ăn quả với cây lúa, ngô. Giới thiệu bón theo hình chiếu tán cây. + Ngoài bón phân, làm cỏ, tưới nước là điều kiện không thể thiếu được và nêu phương pháp tưới cây. + Để giữ cho cây luôn được ẩm người ta dùng vật liệu gì ? + Giáo viên giới thiệu cách tạo hình, sửa dáng, cách phòng trừ sâu bệnh, phương pháp phòng trừ, thuốc trừ sâu bệnh cho một số loại cây, minh họa cụ thể. + Nên làm sạch môi trường khi sử dụng phân thuốc, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng. + Dựa vào thông tin SGK 2 học sinh trả lời. + Học sinh ghi bài. + Thảo luận nhóm (thời gian 3 phút). + Liên hệ địa phương. + Liên hệ thực tế, học sinh trả lời. IV- Thu hoạch, bảo quả, chế biến: 1/ Thu hoạch: nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ chín, lúc trời mát. 2/ Bảo quản: xử lý bằng hóa chất, chiếu tia phóng xạ, gói giấy mỏng, đưa vào kho lạnh. 3/ Chế biến: tùy mỗi loại cây quả, chế thành sirô quả, sấy khô, làm mứt, Hoạt động 2: Thu hoạch, bảo quản, chế biến + Đối với cây ăn quả chứa nhiều nước, vỏ mỏng khi thu hoạch cần lưu ý điều gì ? + Giáo viên nhận xét, kết luận. + Đối với cây ăn quả tươi sống mà con người có thể trực tiếp sử dụng cần chú ý cây, bảo quản và chế biến quả đúng qui trình kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. + Kể một số thực phẩm chế biến từ cây ăn quả ? + Cho biết những cây ăn quả đang được quan tâm xuất khẩu hiện nay. + Cho 2 học sinh trả lời. + Học sinh ghi bài. + Học sinh chú ý lắng nghe, rồi ghi bài. + Liên hệ thực tế địa phương, trả lời. Hoạt động 3: Tổng kết bài, dặn dò + Kể phương pháp chăm sóc cây trồng mà em học. + Nêu phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến cây trồng. { Dặn dò: + Nghiên cứu trước Bài 3 SGK. + Sưu tầm tranh ảnh các phương pháp nhân giống cây ăn quả (giâm, chiết và ghép): 5 hình/1 em. + Mẫu vật cành chiết hoặc ghép 1 nhánh/1 em. Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ I- MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: giúp học sinh: + Biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dựng vườn ươm cây ăn quả. + Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả. 2/ Kĩ năng: bước đầu biết được một số thao tác và yêu cầu kĩ thuật về các phương pháp nhân giống. 3/ Thái độ: học sinh có hững thú, tìm tòi trong học tập. II- CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Sơ đồ vườn ươm cây ăn quả. + Tranh các kiểu ghép cành: ghép áp, ghép chẻ bên, ghép nêm, ghép cửa sổ. + Bảng ưu nhược điểm các phương pháp nhân giống. + Mẫu vật về cành chiết, cây đã ghép hoàn chỉnh. + Nghiên cứu “Một số kiến thức bổ sung” SGV trang 17-18. 2/ Học sinh: + Đem một số mẫu vật: cành để chọn cành chiết, cành giâm, cành ghép. + Tìm hiểu một số phương pháp nhân giống cây ăn quả ở địa phương. + Đọc trước mục “Có thể em chưa biết” trang 23 SGK. + Dụng cụ: dao cắt, dây nilong. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: { Ổn định – Kiểm tra bài cũ: (4’) + Hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường ? + Nêu vai trò của giống, phân bón, nước với sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả ? { Giới thiệu bài: (1’) Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 1/ Chọn địa điểm: + Ở nơi đất tốt, bằng phẳng. + Gần vườn sản xuất, nơi tiêu thụ. + Vận chuyển thuận lợi 2/ Thiết kế vườn ươm: Chia làm ba khu vực: khu cây giống; khu nhân giống; khu luân canh. + Tùy theo nhu cầu cây giống các khu trong vườn to, nhỏ khác nhau. Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu yêu cầu kĩ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả 1/ Mục tiêu: học sinh biết được những yêu cầu kĩ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả. 2/ Tiến hành: + Cho học sinh nêu vai trò của vườn ươm. + Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm vai trò của vườn ươm. + Vậy để xây dựng một vườn ươm cần những yêu cầu kĩ thuật nào ? + Gọi học sinh nêu yêu cầu của việc chọn địa điểm xây dựng vườn ươm. + Từng yêu cầu của chọn địa điểm giáo viên cho học sinh giải thích lí do chọn. + Giáo viên tổng kết lại cách chọn địa điểm xây dựng vườn ươm phải đảm bảo 3 yêu cầu (trang 19 SGK). Cho học sinh trả lời câu hỏi trang 16 SGK “Em hãy cho biết loại đất nào là thích hợp với vườn ươm cây ăn quả ?”. Giáo viên tổng kết đưa ra đáp án đúng: đất thịt, phì nhiêu giàu chất dinh dưỡng, không mặn, không chua quá. Cho học sinh quan sát “Sơ đồ vườn ươm cây ăn quả”. + Gọi học sinh quan sát, nhận xét các mô hình trên sơ đồ g Hãy phân tích ý nghĩa của các khu trong vườn ươm cây giống ? + Khu luân canh có vai trò gì trong vườn ươm ? Tại sao thường trồng cây họ đậu ? + Giáo viên chuyển ý. + Học sinh nghe giáo viên nói mục tiêu của hoạt động 1. + Học sinh dùng kiến thức thực tế trả lời (2 học sinh). + Dựa vào thông tin SGK, nêu được: * Phải biết chọn địa điểm. * Thiết kế vườn ươm. + Học sinh phải nêu được: gần nguồn nước, đường giao thông, gần nơi tiêu thụ. + Học sinh vận dụng kiến thức thực tế trả lời. + Học sinh thảo luận nhóm g đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Học sinh quan sát sơ đồ H.4 trang 17 SGK g trả lời. Yêu cầu nêu được: * Chia 3 khu. * Đặc điểm mỗi khu (khu nhân giống có diện tích lớn hơn khu cây giống). + Dựa vào kiến thức học Cnghệ 7, học sinh giải thích. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả. { Phương pháp nhân giống hữu tính. { Phương pháp tạo cây con bằng hạt. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả (18’) 1/ Mục tiêu: học sinh biết được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả. 2/ Tiến hành: + Cho học sinh nhắc lại: Thế nào là sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật ? + Vậy có những phương pháp nào để tạo cây con ? + Giáo viên giới thiệu phương pháp tạo cây con bằng hạt là phương pháp nhân giống hữu tính. + Cho học sinh đọc mục II.1 trang 17 SGK. + Gợi ý để học sinh nêu được các ưu, nhược điểm của phương pháp này. + Giáo viên nêu phạm vi bó hẹp của phương pháp này (trang 20 SGK). + Học sinh nghe giáo viên giới thiệu mục tiêu của hoạt động 2. + Học sinh vận dụng kiến thức sinh học lớp 6 trả lời. + 1 – 2 học sinh trả lời. + Học sinh đọc mục II.1 SGK g nêu một số điểm cần chú ý khi nhân giống hữu tính. + Học sinh nêu ví dụ những loại cây nào áp dụng phương pháp này ? { Dặn dò: học sinh chuẩn bị tiết 2 (2’) Tiết 2: { Kiểm tra: Nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm ? (3’) + Phương pháp nhân giống vô tính: gồm 3 phương pháp. a) Chiết cành: là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con. b) Giâm cành: là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành (hoặc đoạn rễ) đã cắt khỏi cây mẹ. c) Ghép: là phương pháp gắn một đoạn cành (hoặc cả cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ. Có 2 cách ghép: { Ghép cành: áp dụng cho các loại cây ăn quả khó lấy mắt. Có các kiểu ghép như: ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên, { Ghép mắt: là cách ghép phổ biến. Có nhiều cách như: ghép cửa sổ, ghép chữ T, Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính. (33’) 1/ Mục tiêu: học sinh biết được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân gioóng vô tính. 2/ Tiến hành: + Yêu cầu học sinh nêu phương pha

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_bai_1_9_d.doc
Giáo án liên quan