Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 4: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả - Trần Hoàng An

I./ MỤC TIÊU:

 Biết được được kỹ thuật xây dựng vười ươm cây ăn quả.

 Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính.

 Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.

II./ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hình 4 phóng to

2. Học sinh: Kiến thức liên quan

III./ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả?

 Các công việc chăm sóc:

- Làm cỏ, vun xới.

- Bón phân thúc.

- Tưới nước.

- Tạo hình, sửa cành.

- Phòng trừ sâu bệnh.

- Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 4: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả - Trần Hoàng An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (T1) I./ Mục tiêu: l Biết được được kỹ thuật xây dựng vười ươm cây ăn quả. l Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính. l Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế. II./ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hình 4 phóng to 2. Học sinh: Kiến thức liên quan III./ Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả? Các công việc chăm sóc: Làm cỏ, vun xới. Bón phân thúc. Tưới nước. Tạo hình, sửa cành. Phòng trừ sâu bệnh. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - Trò. TG Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xây dựng vườn ươm cây ăn quả. - Cho HS biết được ươm cây là một khâu quan trọng trong sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả. + Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt. + Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất cây giống. - Để có vườn ươm hợp lý ta phải chọn những tiêu chuẩn nào? - Đất nào là thích hợp nhất cho ươm cây ăn quả? - Cho HS quan sát H4 trong SGK. - Hãy cho biết vườn ươm thường thiết kế làm mấy phần? - Hãy cho biết ý nghĩa, công dụng của các khu trong vườn ươm? Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả.. - Hãy cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu? - Cho HS biết các trường hợp sử dụng phương pháp này: + Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép. + Dùng đối với loại cây chưa có phương pháp nhân giống nào khác. + Giống cây đa phôi để giữ được đặc tính của cây mẹ. - Cho HS quan sát hình vẽ các phương pháp nhân giống vô tính. - Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp chiết cành? - Cành chiết nên chọn như thế nào cho đảm bảo? - Hãy cho biết thời vụ của chiết cành? - Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp giâm cành? - Cành giâm nên chọn như thế nào cho đảm bảo? - Hãy cho biết thời vụ của giâm cành? - Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp ghép? - Cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu. + Đặc điểm của các phương pháp ghép? + Các lưu ý khi sử dụng phương pháp ghép? + Thời vụ ghép? - Cho các nhóm trả lời các câu hỏi vào vở theo nội dung tìm hiểu trong SGK. Tiết 4: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (T1) I. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 1. Chọn địa điểm: - Gần vườn trồng, nơi tiêu thụ và thuạn tiện cho việc vận chuyển. - Gần nguồn nước tưới. - Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dầy, độ màu mỡ cao, độ chua tuỳ loại cây. 2. Thiết kế vườn ươm: Được chia làm 3 khu: Khu cây giống. Khu nhân giống. Khu luân canh. ii./ Các phương pháp nhân giống cây ăn quả: 1. Phương pháp nhân giống hữu tính: - Đây là phương pháp tạo cây con bằng hạt. - Sử dụng phương pháp này cần lưu ý: + Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lý. + Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên. 2. Phương pháp nhân giống vô tính: a. Chiết cành: Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo cây con. - Cành chiết có 1-2 năm tuổi, đường kính 1-1,5cm, không sâu bệnh, nằm giữa tầng tán. - Thời vụ thích hợp: Vụ thu, xuân đối với miền bắc, đầu mùa mưa đối với miền nam. b. Giâm cành: Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành (Hoặc các đoạn rễ) đã cắt rời khỏi cây mẹ. Để thực hiện phương pháp giâm cành đạt kết quả ta cần: - Làm nhà giâm nơi thoáng mát, nền giâm đảm bảo tơi xốp, ẩm. - Chọn cành non 1-2 năm tuổi, không bị sâu bệnh. - Thời vụ thích hợp: Vụ thu, xuân đối với miền bắc, đầu mùa mưa đối với miền nam. - Mật độ cành giâm phải hợp lý. - Sau khi cắm cành giâm cần thường xuyên giữ ẩm cho mặt lá và đất. c. Ghép: Là phương pháp gắn một đoạn cành (Cành) hay mắt (Chồi) lên gốc của một cây cùng họ để tạo nên một cây mới. C1: Ghép cành: Là cách áp dụng cho các loại cây ăn quả khó lấy mắt. * Ghép áp: Cách ghép này có tỉ lệ sống cao nhưng công phu và tỉ lệ nhân giống thấp. * Ghép chẻ bên: * Ghép nêm: Thường áp dụng cho các loại cây ăn quả như: Nhãn, ổi, mít C2: Ghép mắt: Là cách ghép phổ biến cho nhiều loại cây ăn quả. * Ghép của sổ: Cách ghép này có tỉ lệ sống cao, thường áp dụng cho các loại cây to như nhãn, vải * Ghép chữ T, I. * Ghép mắt nhỏ có gỗ. 4. Luyện tập : - Trả lời câu hỏi SGK 5. Củng cố: - GV hệ thống phần trọng tâm của bài. - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. IV. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài, chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tiet_4_ca.doc
Giáo án liên quan