Giáo án Nghề làm vườn THCS

1.Vườn là nguồn bổ sung thực phẩm và lương thực

Ở khắp mọi miền của đất nước ta, gia đình nông dân nào cũng có một mảnh vườn để cung cấp các loại rau, quả tươi cho bữa ăn hàng ngày. Gần đây,việc phát triển vườn theo hệ sinh thái VAC(vườn-ao-chuồng) đã trở thành hoạt động rộng khắp các vùng nông thôn .Vì vậy ,vườn không những là nguồn cung cấp rau, quả mà còn góp phần cung cấp cá, thịt cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Kinh tế vườn đã góp phần cải thiện mức sống của người nông dân.

2.Vườn tạo thêm việc làm ,tăng thu nhập cho nông dân

Ở nước ta ,những năm gần đây đang từng bước hình thành những vùng chuyên canh,trồng cây ăn quả, trồng rau, hoa, cây cảnh. Do đó, người nông dân đã chú ý nhiều tới việc sản xuất các sản phẩm nghề vườn. Trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghề làm vườn đã được nâng cao từng bước. Nhiều tiến bộ kĩ thuật được áp dụng trong hoạt động nghề làm vườn .Vì vậy, nghề làm vườn ngày nay không chỉ tận dụng lao động nhàn rỗi, những người già, con trẻ(như trước đây vẫn quan niệm), mà nó còn đòi hỏi một lực lượng lao động thực sự có sức khoẻ, có trình độ chuyên môn .Như vậy,nghề làm vườn thực sự tạo công ăn việc làm cho một số không ít lao động ở nông thôn.nghề làm vườn đã phát triển với nhiều mô hình khác nhau ,quy mô cũng ngày càng mở rộng theo hướng trang trại ,sảm xuất hành vừa và nhỏ.Do được đầu tư lao động ,nguồn vốn và tiến bộ kĩ thuật nên năng suất lao động ngày một tăng ,giá trị thu nhập của công lao động cũng cao hơn so với một số ngành sản xuất khác trong nông nghiệp .

Ví dụ: 1 ha trồng lúa thu hoạch được 10 tấn thóc và bán được 15 triệu đồng .Cũng thời gian đó ,1 ha trồng cây ăn quả cho thu nhập (50-60)triệu đồng ,cá biệt còn cao hơn nữa .

Như vậy, rõ ràng nghề làm vườn mở rộng vừa có thêm việc làm ,lại tăng thu nhập cho nông dân .Cho nên người ta nói:”vườn cây là một trong những nhân tố xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn nước ta hiện nay.”

3.Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp .

Ở nước ta , hiện nay còn hơn 10 triệu ha đất trống , đồi trọc chưa sử dụng được .Trong những năm gần đây nhờ có chủ trương giao đất giao rừng cho người sản xuất ,nhiều đồi ,gò khô cằn nay đã trở thành những vườn quả ,vườn rừng có giá trị kinh tế cao.

Ví dụ: Ở huyện Lục Ngạn ,Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trước đây diện tích đất hoang , đồi núi trọc không khai thác được ,nay đã trở thành những trang trại trồng vải thiều có hiệu quả kinh tế cao.Cây điều đã phát triển tốt trên vùng đất khô cằn vùng ven biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ .Thực tế những năm qua cho thấy ,khi nghề làm vườn được áp dụng kĩ thuật canh tác thích hợp ,chúng ta có thể biến các loại đất hoang , đất trống , đồi núi trọc thành đất nông nghiệp, thành vườn cây ăn quả ,cây công nghiệp trù phú. Đây là một hướng cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất ngay càng tăng của nhân dân.

 

doc82 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nghề làm vườn THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỀ LÀM VƯỜN THCS CHƯƠNG TR ÌNH 90 TIẾT Chương I . Tìm hiểu nghề làm vườn Bài mở đầu : GIỚI THIỆU NGHỀ LÀM VƯỜN I.VỊ TRÍ CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN Nghề làm vườn ở nước ta đã có từ rất lâu cùng ngành sản xuất nông nghiệp. Nghề làm vườn từ lâu đã trở thành một hoạt động sản xuất gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Qua qúa trình phát triển lâu dài,nông dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý trong nghề làm vườn. Cho đến nay , nghề làm vườn ở nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể và chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên,nghề làm vườn ở nước ta còn có nhiều yếu kém so với một số nước trong khu vực và các nước phát triển. Chất lượng sản phẩm chưa cao,chưa đủ sức cạnh tranh với nước ngoài. 1.Vườn là nguồn bổ sung thực phẩm và lương thực Ở khắp mọi miền của đất nước ta, gia đình nông dân nào cũng có một mảnh vườn để cung cấp các loại rau, quả tươi cho bữa ăn hàng ngày. Gần đây,việc phát triển vườn theo hệ sinh thái VAC(vườn-ao-chuồng) đã trở thành hoạt động rộng khắp các vùng nông thôn .Vì vậy ,vườn không những là nguồn cung cấp rau, quả mà còn góp phần cung cấp cá, thịt cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Kinh tế vườn đã góp phần cải thiện mức sống của người nông dân. 2.Vườn tạo thêm việc làm ,tăng thu nhập cho nông dân Ở nước ta ,những năm gần đây đang từng bước hình thành những vùng chuyên canh,trồng cây ăn quả, trồng rau, hoa, cây cảnh. Do đó, người nông dân đã chú ý nhiều tới việc sản xuất các sản phẩm nghề vườn. Trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghề làm vườn đã được nâng cao từng bước. Nhiều tiến bộ kĩ thuật được áp dụng trong hoạt động nghề làm vườn .Vì vậy, nghề làm vườn ngày nay không chỉ tận dụng lao động nhàn rỗi, những người già, con trẻ(như trước đây vẫn quan niệm), mà nó còn đòi hỏi một lực lượng lao động thực sự có sức khoẻ, có trình độ chuyên môn .Như vậy,nghề làm vườn thực sự tạo công ăn việc làm cho một số không ít lao động ở nông thôn.nghề làm vườn đã phát triển với nhiều mô hình khác nhau ,quy mô cũng ngày càng mở rộng theo hướng trang trại ,sảm xuất hành vừa và nhỏ.Do được đầu tư lao động ,nguồn vốn và tiến bộ kĩ thuật nên năng suất lao động ngày một tăng ,giá trị thu nhập của công lao động cũng cao hơn so với một số ngành sản xuất khác trong nông nghiệp . Ví dụ: 1 ha trồng lúa thu hoạch được 10 tấn thóc và bán được 15 triệu đồng .Cũng thời gian đó ,1 ha trồng cây ăn quả cho thu nhập (50-60)triệu đồng ,cá biệt còn cao hơn nữa . Như vậy, rõ ràng nghề làm vườn mở rộng vừa có thêm việc làm ,lại tăng thu nhập cho nông dân .Cho nên người ta nói:”vườn cây là một trong những nhân tố xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn nước ta hiện nay.” 3.Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp . Ở nước ta , hiện nay còn hơn 10 triệu ha đất trống , đồi trọc chưa sử dụng được .Trong những năm gần đây nhờ có chủ trương giao đất giao rừng cho người sản xuất ,nhiều đồi ,gò khô cằn nay đã trở thành những vườn quả ,vườn rừng có giá trị kinh tế cao. Ví dụ: Ở huyện Lục Ngạn ,Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trước đây diện tích đất hoang , đồi núi trọc không khai thác được ,nay đã trở thành những trang trại trồng vải thiều có hiệu quả kinh tế cao.Cây điều đã phát triển tốt trên vùng đất khô cằn vùng ven biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ .Thực tế những năm qua cho thấy ,khi nghề làm vườn được áp dụng kĩ thuật canh tác thích hợp ,chúng ta có thể biến các loại đất hoang , đất trống , đồi núi trọc thành đất nông nghiệp, thành vườn cây ăn quả ,cây công nghiệp trù phú. Đây là một hướng cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất ngay càng tăng của nhân dân. 4.Vườn tạo nên môi trường sống trong lành cho con người Vườn cây là bộ lọc không khí ,làm giảm bụi và các chất khí độc hại trong không khí.Cây cối hút CO2 làm bầu không khí trong những ngày nóng nực ,ngăn cản gió rét vào mùa đông .Vườn cây làm tăng thêm độ ẩm không khí vào mùa khô hanh và giảm bớt nước khi thời tiết có độ ẩm cao .Cây trồng trong vườn có tác dụng chống xói mòn ,bảo vệ đất và tăng độ phì nhiêu đất ,tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp bề vững . II-TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀM VƯỜN Ở NƯỚC TA 1.Tình hình nghề làm vườn hiện nay Làm vườn là một nghề truyền thống có từ lâu đời của nhân dân ta và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao .Song trong một thời gian dài của thời kì bao cấp ,nghề làm vườn, nhất là vườn gia đình chưa được phát triển. Từ năm 1979,với phong trào xây dựng “Vườn cây ăn quả”, “Ao cá Bác Hồ” nhiều tập thể và gia đình được tu bổ và xây dựng theo hệ sinh thái VAC nhằm tận dụng diện tích đất đai ,mặt nước ,sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị ,góp phần nâng cao đời sống và thu nhập của nhân dân .Từ đó đến nay phong trào làm vườn theo hệ sinh thái VAC, VACR(vườn ,ao,chuồng,rừng). được mở rộng khắp nơi từ đồng bằng đến trung du ,miền núi ,miền biển.Có nhiều điển hình làm vườn tốt ,thu nhập cao trong cả nước ,ví dụ như huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)là một huyện độc canh lúa đất đồi gò hoang hoá đã trở thành vùng trồng cây ăn quả mà chủ lực là cây vải thiều với diện tích gần 5.000ha.Giá trị thu nhập từ cây ăn quả lên tới hàng trăm tỉ đồng .Vùng núi Tây Bắc ,ven quốc lộ số 6 từ Mộc Châu đến thị xã Sơn La đã hình thành vùng kinh tế VAC rất đa dạng ,bao gồm :xoài ,mận,mơ;bò sữa .đem lại kết quả tốt thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển . Kinh tế vườn ở Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển mạnh từng bước phát triển xây dựng kinh tế vườn trở thành ngành kinh tế quan trọng .Nổi bật là tỉnh Vĩnh long có diện tích vườn trên 30.000ha ,trong đó vườn thâm canh 10.000ha. Ở thành phố Hồ Chí Minh ,diện tích vườn hiện nay là 5.170ha;trong đó vườn chuyên canh là 1.570ha chiếm 28,4% diện tích.Dự kiến đến năm 2010 diện tích vườn là 12.000ha. Nhìn chung,phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa đủ mạnh ,số lượng vườn còn nhiều ,diện tích vườn còn hẹp ,chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất ,sử dụng giống kém chất lượng ,kĩ thuật nuôi trồng lac hậu nên hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do người làm vườn chưa có ý thức đầu tư,thiếu vốn ,thiếu giống tốt,không mạnh dạn cải tạo các vườn tạp thiếu hiểu biết về nghề làm vườn ,chưa nhạy bén với kinh tế thị trường và chưa có chính sách khuyến khích phù hợp 2.Phương hướng phát triển của nghề làm vườn Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội của nước ta hiện nay ,nghề làm vườn ngày càng được khuyến khích phát triển nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng ,cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến . Trước hết ,cần tập trung làm tốt các việc sau: - Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp ,xây dựng các mô hình vườn phù hợp với từng địa phương. - Khuyến khích phát triển vườn đồi ,vườn rừng trang trại ở vùng trung du miền núi góp phần phủ xanh đất trồng , đồi trọc ,xây dựng ,mở mang các vùng kinh tế mới . Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như trồng các giống cây ,con tốt ,các phương pháp nhân giống nhanh ,có kết quả cao ,phòng trừ sâu ,bệnh bằng biện pháp sinh học ,sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng để nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm cây trồng .. -Tăng cường hoạt động của hội làm vườn địa phương(Vacvina)nhằm hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm chuyển giao kĩ thuật và công nghệ về làm vườn cho nhân dân , đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đnh ,góp phần công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nông thôn ,nông nghiệp . Xây dựng các chính sách về đất đai ,tài chính ,tín dụng ..phù hợp để khuyến khích phát triển nghề làm vườn . Bài : ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN 1. Đối tượng lao động : Đối tượng của nghề làm vườn là các cây trồng, đặc biệt là những cây có giá trị về dinh dưỡng cao. Đây là những sinh vật sống rất đa dạng, phong phú bao gồm các cây rau, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây lấy gỗ 2. Mục đích lao động : Làm vườn nhằm tận dụng đất đai, điều kiện thiên nhiên, lao động để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng, góp phần tăng thêm thu nhập. 3. Nội dung lao động : Các công việc làm vườn đòi hỏi người lao động phải thực hiện kỉ luật thâm canh, sử dụng hợp lí năng lượng mặt trời, đât đai bao gồm các công việc : - Làm đất : Là công việc đầu tiên của quá trình gieo trồng bao gồm các thao tác cầy, bừa, làm nhỏ đất, đánh luốngnhằm tạo cho đất tốt hơn để cây trồng phát triển thuận lợi. - Gieo trồng : Tiến hành xử lý và gieo hạt, trồng cây con phù hợp với từng loại cây trong vườn - Chăm sóc : Thực hiện các công việc làm cỏ, vun xới, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh, tỉa cây, cắt cành tạo hình, sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân - Thu hoạch : Cây trồng đến mùa thu hoạch, tiến hành thu hái bằng cách nhổ (rau), cắt(hoa), hái(quả), chắt, đốn cây - Chọn nhân giống : Bằng các phương pháp lai tạo, giâm, chiết cành, ghép cây tạo ra những giống cây tốt nâng cao giá tri sản phẩm của vườn. 4. Công cụ lao động : Để tiến hành sản xuất, người làm vườn phải có đầy đủ các công cụ cần thiết như cầy, bừa, cuốc, cào, mai, thuổng, xẻng, dao, bơm thuốc trừ sâu, bơm và ống dẫn nước, xe cải tiến, quang gánh, dao ghép cây. 5. Điều kiện lao động : Hoạt động làm vườn chủ yếu ở ngoài trời với không khí thoáng mát nhưng cũng phải chịu ảnh hưởng những tác động của thiên nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, mưa gió, tiếp xúc với các hoá chất(phân bón, thuốc trừ sâu) thường xuyên. Tư thế làm việc thường thay đổi tuy từng công việc, có thể là đi lại đứng hay ngồi. 6. Sản phẩm của làm vườn rất phong phú bao gồm các loại rau, hoa quả, cây cảnh, dược liệu gỗ III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGHỀ LÀM VƯỜN 1. Tri thức- kĩ năng : Sản xuất trồng trọt nói chung và làm vườn nói riêng là một khoa học tổng hợp mang tính ứng dụng rất cao, nó liên quan nhiều đến các khoa học khác như khí tượng, sinh học, hoá học, vật lí, địa lívà nhưng kinh nghiệm sản xuất. Trong quá trình sản xuất phải tận dụng tất cả những tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm để tác động lên cây trồng bằng những biện pháp kỹ thuật tối ưu, tạo cho cây phát triển tốt cho năng suất cao. Điều đó đòi hỏi người lao động trong nghề làm vườn phải có tri thức, kĩ năng về văn hoá và kĩ thuật thì mới đạt được kết quả cao trong sản xuất. Trình độ về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế càng cao thì càng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế trong sản xuất. 2. Tâm sinh lý : Trước hết phải yêu thích nghề làm vườn, cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng quan sát, phân tích tổng hợp, có óc thẩm mĩ, tư duy kinh tế. Có ước vọng tạo ra những cây tốt, và trở thành người làm kinh doanh vườn giỏi. 3. Sức khoẻ : Do môi trường hoạt động gắn với thiên nhiên nên người lao động bị tác động trực tiếp của những thay đổi về khí hậu, thời tiết, nên đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, có khả năng thích ứng với hoạt động ngoài trời. Đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo là những điều kiện quan trọng cho nghề làm vườn. 4. Nơi đào tạo : Nghề làm vườn không có nơi đào tạo riêng, đó là một nghề chuyên sâu trong nghành trồng trọt. Vì vậy thường được đào tạo tại các khoa trồng trọt ở các trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học nông nghiệp được phân bố khắp các địa phương trong cả nước. IV. TÌNH HÌNH NGHỀ LÀM VƯỜN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI Ở NƯỚC TA 1. Tình hình nghề làm vườn : Làm vườn là một nghề có truyền thống lâu đời của nhân dân và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong qúa trình phát triển nghề làm vườn, nhân dân ta đã tạo ra nhiều giống cây tốt và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý. Nhưng trong một thời gian dài của thời kỳ bao cấp nghề làm vườn nhất là vườn gia đình chưa được phát triển. Từ năm 1979 với phong trào xây dựng “Vườn quả Bác Hồ”, “Ao cá Bác Hồ” nhiều vườn tập thể đã được tu bổ và xây dựng tại các HTX, trường học, cơ quan và gia đình nhằm tận dụng diện tích đất đai, mặt nước sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Nhiều nơi kết hợp chặt chẽ việc xây dựng “vườn quả, ao cá Bác Hồ” hình thành hệ sinh thái VAC. Những mô hình VAC tập thể này đã trở thành những trung tâm kinh tế kit thuật có tác dụng thúc đẩy phát triển VAC ở gia đình. Từ sau Đại hội đảng lần thứ 6, kinh tế gia đình, kinh tế vườn được khuyến khích, hướng dẫn phát triển. Phong trào làm vườn theo hệ sinh thái VAC được mở rộng khắp nơi từ đồng bằng đến trung du miền núi, miền biển. Có nhiều điển hình làm vườn tốt, thu nhập cao ở nhiều nơi trong cả nước. Có tác dụng rất lớn không những cung cấp ngay tại chỗ nguồn chất dinh dưỡng phong phú, đa dạng góp phần cải tiến cơ cấu bữa ăn, mà còn đem lại nhiều sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Theo kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và thiết kế Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ở 26 huyện thuộc các vùng trong cả nước với gần 3000 hộ cho thấy thu nhập do làm vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây nguyên ven đô thị lớn chiếm 30% tổng thu nhập. Đồng bằng sông Hồng, khu 4, miền núi và nhiều nơi khác 5 – 10%. Nhưng nhìn chung phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa mạnh, các vườn diện tích còn hẹp(vùng đồng bằng), chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất, còn sử dụng giống xấu, kĩ thuật nuôi trồng kém nên hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do người làm vườn chưa có ý thức đầu tư, thiếu vốn cần thiết, thiếu giống tốt, không mạnh dạn cải tạo những vườn có cây trồng hiệu quả kinh tế kém - thiếu hiểu biết về nghề làm vườn và chưa nhạy bén với kinh tế thị trường. Ở vùng đồi núi bán sơn địa chưa giải quyết được nước tưới một cách chủ động. 2. Phương hướng phát triển nghề làm vườn trong những năm tới : Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta hiện nay, nghề làm vườn ngày càng được khuyến khích phát triển ở mọi nơi với mục đích có nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thủ công công nghiệp, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Nhưng tình hình làm vườn của nhân ta còn chưa mạnh, còn bị các điều kiện thiên nhiên, khí hậu hạn chế. Do vậy cấn có biện pháp để khắc phục có hiệu quả. Trước hết cần tập trung làm tốt các việc sau : - Xây dựng thiết kế được các mô hình vườn cho phù hợp với từng địa phương, từng vùng cụ thể nhắm đạt hiệu quả cao. - Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như sử dụng các giống cây, con tốt, dùng chất kích thích sinh trưởng, áp dụng phương pháp nhân giống nhanh, phòng trừ sâu bệnh bằng sinh học, phương pháp bảo quản chế biến. - Mở rộng mangj lưới hội làm vườn để hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về làm vườn cho nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong nhà trường phổ thông, việc xây dựng vườn theo hệ sinh thái VAC là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện cho học sinh thực hành những kĩ năng đã được học về nông nghiệp giúp cho các em có cơ sở để tham gia và sản xuất của gia đình Bài : MỘT SỐ TÍNH CHÂT CỦA ĐẤT TRỒNG - Biết được keo đất là gì . -Thế nào là khả năng hấp thụ của đất .Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất . I-Keo đất và khả năng hấp thụ của đất 1.Keo đất a.Khái niệm về keo đất Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1 jun ,không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước). b.Cấu tạo keo đất Mỗi một hạt keo có một nhân.Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thanh các ion và tạo ra lớp ion quyết định .Nếu lớp này mang điện âm thì keo mang điện âm .Nếu lớp này mang điện dương thì keo mang điện dương.Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp:Lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán )mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện . Keo đất có khẳ năng trao đổi ion của mình ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất . Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng . 2.Khả năng hấp phụ của đất Khi khả năng của đất giữ lại chất dinh dưỡng ,các phần tử nhỏ như hạt limon,hạt sét ;hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa ,nước tưới gọi là khả năng hấp phụ của đất. II-phản ứng của dung dịch đất Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua ,kiềm ,hoặc trung tính của đất .Phản ứng dung dịch đất đo nồng độ H+ và OH- quyết định .Nếu[H+] > [OH-] đất có phản ứng chua , [H+] = [OH-] đấtcó phản ứng trung tính và [H+] < [OH-] đất có phản ứng kiềm . 1.Phản ứng chua của đất Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ ở trong đất độ chua nhiều đất được chia làm 2 loại . a.Độ chua hoạt tính là độ chua do H+trong dung dịch đất gây nên. Độ chua hoạt tính được biểu thị bằng pH H2O. Độ PH thương dao động từ 3-9 . Đất lâm nghiệp phần lớn chua và đất chua và rất chua ,trị số PH thường nhỏ hơn 6,5 đất nông nghiệp ,trừ đất phù sa trung tính ít chua (đồng bằng sông Hồng , sông Cửu Long) , đất mặn kiềm ,các loại đất còn lại đều chua . Đặc biệt đất phèn hoạt động rất chua ,PH thường <4 . b. Độ chua tiềm tàng là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên. 2.Phản ứng kiềm của đất. Ở một số loại đất có chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3khi các muối này thuỷ phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hoá kiềm . Phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa trong sản xuất nông lâm nghiệp .Dựa vào phản ứng của đất người ta bố trí cây trồng cho phù hợp, bón phân, bón vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất. Em hãy nêu một số ví dụ về ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất. III. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT 1. Khái niệm : Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, bảo đảm cho cây đạt năng suất cao. Từ khái niệm trên em hãy cho biết những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? Muốn làm tăng độ phì nhiêu của đất, phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào? 2. Phân loại : Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất chia làm hai loại : - Độ phì nhiêu tự nhiên là độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, trong quá trình hình thành không có sự tác động của con người. - Độ phì nhiêu nhân tạo là độ phì nhiêu được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người. Như vậy hoạt động sản xuất của con người cũng có vai trò nhất định trong sự hình thành độ phì nhiêu của đất. Em hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất. Độ phì nhiêu của đất chỉ là khả năng của đất có thể cho năng suất cây trồng cao. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, để thu được năng suất cây trồng cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có điều kiện : giống tốt, thời tiết thuận lợi và đặc biệt phải đảm bảo chế độ chăm sóc tốt, hợp lí. Câu hỏi : Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất. Thế nào là khả năng hấp thụ của đất? Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Nêu một số ví dụ về ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất. Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất. Bài : THỰC HÀNH : ĐẤT TRỒNG I. CHUẨN BỊ - Đất, phân chuồng hoai mục, trấu, phân vô cơ (NPK..) - Nguyên liệu khử độc phòng trừ mầm sâu, bệnh: vôi,fomalin nồng độ 0,5% - 0,7%, Zinep: 0,2%, Boocđô: 0,5%, Benlat: 0,15% - Dụng cụ làm đất: cày, bừa, cuốc, xẻng, vồ đập đất - Lưới sàng đất kích thước lỗ 1,0 x 1,0cm - Túi bầu có kích thước 8cm x 10cm II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 1. Làm đất tạo luống gieo ươm Bước 1: Cày đất bằng thủ công hoặc cơ giới (lưu ý độ sâu của đường phải đạt 10 – 15cm). Bước 2: Làm tơi đất, nhặt cỏ dại (Chú ý kích thước của hạt đất phải phù hợp với kích thước hạt gieo). Bước 3: Trộn phân bón và tạo mặt luống - Tỷ lệ phân bón: 7 phần phân chuồng mục + 3 phần phân vô cơ - Kích thước luống: 6m x 1m Bước 4: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại 2. Làm đất đóng bầu Bước 1: Lấy đất phơi ải, sau đó đập nhỏ và sàng qua lưới có kích thước 1cm x 1cm. Bước 2: Trộn đất đã sàng với phân chuồng hoai,trấu theo tỷ lệ sau: 7 phần đất, 2 phần phân chuồng hoai,1 phần trấu Bước 3: Đóng bầu, lưu ý dùng 2 ngón tay ấn chặt 2 góc của bầu, sau đó mới tiếp tục cho đất vào tiếp, làm như vậy bầu sẽ thẳng, không bị gẫy khúc. Bước 4: Xếp các bầu đã đóng vào luống và tưới nhẹ. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ - Các nhóm học sinh đánh giá kết quả cho nhau theo mẫu bảng sau: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NHÓM ĐÁNH GIÁ (GHI RÕ HỌ TÊN TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM) TỐT KHÁ ĐẠT 1. Chuẩn bị 2. Thực hiện quy trình làm đất tạo luống gieo ươm: Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 3. Thực hiện quy trình làm đất đóng bầu: Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 4. Sản phẩm: - Luống đất gieo ươm - Bầu đóng - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bằng điểm cho 1 số nhóm thực hành. Bài : PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ A. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN HOÁ HỌC I. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM : Phân hoá học là loại phân được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp, nó có những tính chất và đặc điểm chủ yếu sau : 1. Phân hoá học chứa số lượng chất dinh dưỡng ít nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Thường phân hóa học được sản xuất chỉ chứa một chất dinh dưỡng nhất định, ví dụ : Đạm sunfat kali, sunphatnhững năm gần đây người ta có sản xuất loại chứa 2-3 chất dinh dưỡng(N-P, N-P-K) Do sản xuất mỗi loại phân cỉ chứa 1 – 2 chất dinh dưỡng nên tỉ lệ chất dinh dưỡng trong phân hoá học rất cao, ví dụ phân urê chứa 46% đạm nguyên chất, đạm sunphat chứa 20 – 21%, trong đó phân chuồng tốt chỉ có 0,35%. 2. Phân hoá học thường gây chua và gốc axit khi phân được bón vào đất, sẽ xảy ra sự trao đổi cation trong đất, ion H+ bị đẩy ra để tạo thành những axit làm cho đất chua. 3. Phân hoá học dễ hoà tan trong nước, cây hấp thụ được dễ dàng nên hiệu quả của việc sử dụng phân hoá học rõ rệt hơn. 4. Phân hoá học hút ẩm mạnh, dễ chảy nước vì vậy cần chú ý trong khi bảo quản(để nơi khô ráo, thoáng mát) 5. Do phân hoá học có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao nên khi bón, cần khối lượng ít, việc vận chuyển sẽ dễ dàng và đỡ tốn công. Với những đặc điểm, đặc tính trên, phân hoá học được sử dụng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng khi cần thiết để từ đó điều khiển quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. II. CÁCH SỬ DỤNG Trong sản xuất, phân bón hoá học người ta chia ra làm 2 loại phân đa lượng và phân vi lượng. 1. Phân đa lượng : Phân đa lượng bao gồm các loại như phân đạm, làm và kali, đây là những chất dinh dưỡng cây trồng cần rất nhiều để tạo nên năng suất cao. a) Phân đạm : Phân đạm có nhiều loại, mỗi loại cách sử dụng cũng khác nhau. Để nâng cao hiệu quả của phân khi sử dụng cần chú ý những điểm sau : - Phân đạm dễ tan và bị rửa trôi nên khi bón phải chia làm nhiều lần, tốt nhất là trộn phân với đất bột hoặc phân chuồng mục để bón cho đều - Với mỗi loại cây trồng, mỗi loại đất, thường thích ứng với một vài loại phân đạm, ví dụ : Cây lúa nên bón đạm sunphát hoặc đạm clorua ở các cây trồng cạn(ngô, mía, bông)bón đạm nitrat thì tốt hơn. Với các cây họ đậu chỉ cần bón đạm vào thời gian đầu khi rễ đậu chưa hình thành nốt sần. - Trên đất phù sa trung tính, ít chua nên bón loại đạm sunphat. Đất bạc màu, đất cát nhẹ, đất phèn, đất phù sa chua nên bón đạm clorua và đạm urê. Đất dốc phần lớn, chứa nhiều sắt, nhôm, hấp phụ kém nên bón phân đạm làm nhiều lần trên nền đất có bón lót phân chuồng, vôi và các loại phân tự nhiên. b) Phân lân : Có thể chia làm 2 nhóm chính - Phân lân tự nhiên(apatit, phôtphorit) là loại phân ở dạng tự nhiên, thường khó tan, phân giải chậm nên được dùng để bón lót là chủ yếu. Để phân có hiệu lực cao, cần bón theo hàng, theo hốc. - Phân lân chế biến(supe lân, phan lân nung chảy) là loại phân dễ hoà tan trong nước, có thể bón cho nhiều loại cây, loại đất nhất là thời kì cây con. Ở các loại đất quá chua, chứa nhiều sắt, nhôm không nên bón loại phân này vì khi bón sẽ tạo nên photphat sắt hoặc phophat nhôm không tan. Đối với supe làm tốt nhất là nên ủ với phân chuồng, phân hữu cơ vì nó có tác dụng làm cho phân chống hoại giữ được đạm. Lân còn bón cho bèo hoa dâu có tác dụng rất tốt. Ở vùng đất chua, đất phèn khi bón lên cần kết hợp bón vôi để khử chua. Đất nghèo chất dinh dưỡng nên bón kết hợp phân lân và các loại phân khác nhất là đạm. c) Phân kali : Các loại phân kali đều hoà tan trong nước và là loại phân chua sinh lí vì vậy khi sử dụng cần chú ý : - Với các cây lấy củ, lấy đường, lấy sợi đều cần nhiều kali. Phân kali chỉ có tác dụng khi trong đất đẽ có đầy đủ các chất dinh dưỡng khác(đạm, lân) vì vậy bón phân kali phải bón phối hợp với các loại phân khác. - Kali thường bị đất hấp phụ mạnh nên dùng bón lót là chủ yếu và bón làm nhiều lần để tránh bị rửa trôi. Ở vùng đất chua, cần bón vôi trước khi bón kali. Đất bạc màu là đất thiếu nhiều kali nên bón lót nhiều hơn bón thúc. 2. Phân vi lượng : Phân vi lượng là loại phân cây trồng cần rất ít song lại không thể thiếu vì nó có ảnh hưởng rất mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Phân vi lượng là những loại phân có chứa Cu, Zn, B, Molipđen chúng thường được sử dụng phổ biến bằng hình thức xử lí hạt trước khi gieo, phun lên lá hoặc bón thẳng vào đất. Nói chung các loại phân hoá học rất dễ hút ẩm nên cần bảo quản nơi cao ráo, thoáng mát, cần thường xuyên kiểm tra để xử lí kịp thời. Các loại phan đạm nitrat, phân kali không được để gần bếp lửa để tránh gây nổ khi gặp nóng, không nên để ngoài nắng vè dễ mất đạm. CÂU

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_lam_vuon_thcs.doc