A.Mục tiêu:
HS nắm được:
- Những kiến thức cơ bản nhất về hai bộ phận của VHVN (VHDG và VH viết)
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
- Cảm nhận về con người Việt Nam qua văn học.
B. Phương pháp
- hệ thống, khái quát; hoạt động nhóm
C. Tổ chức dạy học:
1/. Ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Kể tên một số tác giả, tác phẩm đã học ở THCS?
- Trả lời: HS nhớ lại, trả lời
3/. Bài mới:
* Bài Tổng quan VHVN có vị trí hết sức quan trọng: giúp HS có cái nhìn khái quát nhất về VHVN từ xưa đến nay; nắm được tính chất, đặc điểm của văn học; từ đó có cách tiếp cận các tác phẩm một cách đúng đắn.
126 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 (2010-2011)-GV: Nguyễn Đạt Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:16/8/2010
PPCT: 1, 2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A.Mục tiêu:
HS nắm được:
- Những kiến thức cơ bản nhất về hai bộ phận của VHVN (VHDG và VH viết)
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
- Cảm nhận về con người Việt Nam qua văn học.
B. Phương pháp
- hệ thống, khái quát; hoạt động nhóm
C. Tổ chức dạy học:
1/. ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Kể tên một số tác giả, tác phẩm đã học ở THCS?
- Trả lời: HS nhớ lại, trả lời
3/. Bài mới:
* Bài Tổng quan VHVN có vị trí hết sức quan trọng: giúp HS có cái nhìn khái quát nhất về VHVN từ xưa đến nay; nắm được tính chất, đặc điểm của văn học; từ đó có cách tiếp cận các tác phẩm một cách đúng đắn.
* Tiết 1:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* HS tìm hiểu mục I:
(Chia làm 4 nhóm; trả lời các câu hỏi:)
1. VHVN có mấy bộ phận? Kể tên?
2. Tác giả VHDG là ai? Hình thức lưu truyền VHDG?
3. Các thể loại VHDG đã được học?
4. Đặc trưng chính? Môi trường sinh thành, phát triển của VHDG?
* HS so sánh với VHDG để trả lời các câu hỏi:
1. Tác giả VH viết thuộc tầng lớp nào?
khác với tác giả VHDG chỗ nào?
2. Chữ viết của VH viết?
3. Hệ thống thể loại đã được học?
* HS tìm hiểu mục II.
(Phân kì VHVN, trả lời câu hỏi:)
1. Chữ Hán du nhập vào nước ta từ khi nào?
2. VHVN hình thành khoảng thời gian nào?
3. Vai trò của chữ Hán đối với VH trung đại?
4. Kể tên một số tác giả tiêu biểu và các tác phẩm của họ?
* HS thảo luận các câu hỏi:
1. Chữ Nôm ra đời khoảng thời gian nào? Đỉnh cao của văn học chữ Nôm?
2. Việc sáng tạo ra chữ Nôm và sáng tác văn học bằng chữ Nôm có ý nghĩa gì?
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN
(văn học dân gian và văn học viết)
1. Văn học dân gian:
- tập thể nhân dân lao động; truyền miệng; (có khi tác giả là trí thức)
- thể loại: thần thoại, truyền thuyết,…
- VHDG có tính tập thể, tính truyền miệng
- Môi trường diễn xướng: lao động, hội hè, đình đám,…(hình thức kể, hát, ngâm,…
2. Văn học viết:
- tác giả: tầng lớp trí thức có học
- chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ,…
- thể loại: văn xuôi tự sự, văn biền ngẫu,…
II. Quá trình phát triển của văn học viết:
1. Văn học trung đại: (X- XIX).
a) Chữ Hán và văn thơ chữ Hán:
- Chữ Hán: vào nước ta khoảng thế kỉ I, II sau Công nguyên.
- Văn học viết hình thành từ thời kì độc lập tự chủ (thế kỉ X)
- Chữ Hán là cầu nối tiếp nhận các tư tưởng Nho, Phật, Đạo.
- thể loại: hịch, cáo, chiếu, biểu,…
- Tác giả tiêu biểu: Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,…
b) Chữ Nôm và văn học chữ Nôm:
- Chữ Nôm hình thành khoảng từ thế kỉ VII- VIII (giả thuyết)
- Đỉnh cao của VH chữ Nôm khoảng từ cuối XVIII- đầu XIX với Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà huyện Thanh Quan,…
- Chữ Nôm và thơ Nôm thể hiện ý chí độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc, gắn với truyền thống yêu nước, nhân đạo, tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa sâu sắc.
*Tiết 2:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(?) HS trình bày các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại?
- có 4 giai đoạn.
* Lưu ý sự liên quan giữa các mốc thời gian lịch sử với việc phân kì văn học.
(?) Cách mạng tháng Tám thành công có vai trò gì đối với sự phát triển của văn học hiện đại?
(?) Đại thắng năm 1975 và sự nghiệp đổi mới của Đảng ta có ảnh hưởng thế nào đối với sự phát triển của văn học đương đại?
* HS lập bảng kê:
Giai đoạn- Tác giả, tác phẩm- Thể loại
" " " "
* HS tìm hiểu mục III.
(?) Con người quan hệ với thế giới tự nhiên thể hiện quá trình tư tưởng, tình cảm nào?
- HS dựa vào SGK trả lời
(?) Tại sao chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một nội dung quan trọng, nổi bật nhất của VH viết Việt Nam?
- HS suy nghĩ trả lời
(gợi ý: nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết,…)
(?) Biểu hiện của mối quan hệ con người- xã hội trong văn học?
*Giai đoạn nào xã hội bất công bằng, tính phản ánh xã hội của văn học càng nổi bật.
(Giai đoạn từ XVIII - XIX là một ví dụ điển hình).
(?) HS lấy ví dụ ở THCS để minh họa?
* Khi con người bị vùi dập, đối xử bất công bằng, mất quyền sống, quyền tự do,…thì ý thức bản thân càng bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết.
2. Văn học hiện đại:(từ đầu thế kỉ XX đến nay)
(có 4 giai đoạn)
- Từ đầu thế kỉ XX đến 1930
- Từ 1930 đến Cách mạng 8- 1945
- Từ 1945 đến 1975
- Từ sau 1975 đến nay.
* Cách mạng tháng Tám 1945 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt: mở ra một giai đoạn mới thay đổi diện mạo và tính chất của văn học: văn học yêu nước cách mạng phát triển, đội ngũ nhà văn - chiến sĩ; nội dung, đề tài văn học được mở rộng.
* Văn học sau 1975 đổi mới mạnh mẽ với hai mảng đề tài lớn: lịch sử chiến tranh và cuộc sống con người Việt Nam đương đại. Văn học đi sâu vào khám phá đời sống thường ngày của người lao động.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Quan hệ với thế giới tự nhiên.
- nhận thức, cải tạo thế giới
- thiên nhiên là bạn tri âm, tri kỉ
- thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của nhà nho (tùng, cúc, trúc, mai,..)
2. Quan hệ với quốc gia dân tộc.
- sớm ý thức xây dựng quốc gia dân tộc
- nhiều lần đấu tranh với ngoại xâm
- có một dòng văn học yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
(VHDG: yêu quê hương, làng xóm, đất nước,... VHVN viết: chủ quyền, văn hiến, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc).
* Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu, giá trị quan trọng nhất của VHVN
3. Quan hệ xã hội:
- mơ ước xã hội công bằng, tốt đẹp
- nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội
- phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới.
* Chủ nghĩa nhân đạo cũng là một giá trị quan trọng, to lớn của VHVN.
4. ý thức bản thân:
- VH lựa chọn, đấu tranh khẳng định đạo lí làm người
- VHVN coi trọng ý thức cộng đồng
- VH hiện đại, cái Tôi được đề cao
* VHVN xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp: lòng nhân ái, sống tình nghĩa, thủy chung,…Đề cao con người nhưng không chấp nhận cái Tôi- Cá nhân cực đoan ích kỉ.
* Tổng kết: Văn học Việt Nam vận động, phát triển theo quy luật của lịch sử xã hội và quy luật riêng của nó. Trên mỗi chặng đường phát triển, văn học có diện mạo, tính chất, đặc điểm riêng.
4/. Củng cố:
Hệ thống hóa các kiến thức đã học; nhấn mạnh mục II và mục III.
* Chuẩn bị: " Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày:22/8/2010
PPCT: 3 hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
A. Mục tiêu:
HS nắm được:
- Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Hiểu rõ quá trình giao tiếp và các nhân tố giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả.
B. Phương pháp:
- Quy nạp; tích hợp với kiến thức đọc văn.
- Hoạt động nhóm học sinh.
C. Tổ chức dạy học:
1/. ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam?
- Trả lời: (Dựa vào bài học, HS trả lời 2 thời kì: VH trung đại và VH hiện đại).
3/. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* HS đọc mục I- ngữ liệu 1:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hoạt động giao tiếp giữa các nhân vật nào? (cương vị, quan hệ)
2. Các nhân vật đổi vai như thế nào?
(Hành động nói- nghe tương ứng?)
3. Hoàn cảnh giao tiếp nào? (ở đâu? lúc nào?)
4. Nội dung giao tiếp? Mục đích là gì? Có đạt được không?
(HS có thể trả lời theo nhóm)
Trên cơ sở bài Tổng quan VHVN đã học; HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tìm hiểu các nhân vật giao tiếp của văn bản?
2. Hoàn cảnh giao tiếp?
3. Nội dung giao tiếp? (Đề tài; nội dung)
4. Mục đích giao tiếp để làm gì?
5. Phương tiện ngôn ngữ, cách tổ chức văn bản có gì nổi bật?
* Dựa vào kết quả đã tìm hiểu ở trên, HS trả lời các câu hỏi:
1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
2. Các quá trình và các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- HS suy nghĩ trả lời.
(* Thử phân tích các trường hợp khác nhau của nhân tố nhân vật giao tiếp?)
I. Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ:
1. Ngữ liệu 1: Hội nghị Diên Hồng
a) nhân vật giao tiếp: vua, các bô lão
b) vai giao tiếp: người nói, người nghe
c) hoàn cảnh: tại điện Diên Hồng, lúc quân Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần hai.
d) nội dung: bàn về cuộc chiến; nên hòa hay nên đánh.
e) mục đích: thống nhất ý chí, hành động chiến đấu; thành công tốt đẹp.
2. Xét văn bản Tổng quan văn học Việt Nam:
a) nhân vật: tác giả SGK; HS lớp 10, người quan tâm
(chênh lệch về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết).
b) hoàn cảnh: có tổ chức, có kế hoạch giáo dục.
c) nội dung: thuộc lĩnh vực LS văn học,
đề tài Tổng quan, gồm có 3 vấn đề (…)
d) mục đích:
(với người viết): cung cấp cho HS cái nhìn tổng quát về VHVN
(với người đọc): lĩnh hội tổng quát về các bộ phận, tiến trình VH
e) ngôn ngữ: thuật ngữ KHXH, ngữ văn
(VH, VHDG, VH viết, thể loại, thơ…)
các đề mục mạch lạc và chặt chẽ về nội dung, đều làm sáng tỏ cho bài học.
* HS tóm tắt Ghi nhớ
(gồm 3 vấn đề)
* Phân tích: người nói, phát (P); người nghe, nhận (N):
- số lượng: 1P- 1N; 1P- nhiều N; nhiều P- 1N; nhiều P- nhiều N.
- quan hệ: một chiều hay hai chiều.
4/. Củng cố:
- viết một đoạn thư về thăm gia đình. Phân tích rõ các nhân tố giao tiếp.
* Chuẩn bị: "Khái quát văn học dân gian Việt Nam"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày:22/8/2010
PPCT: 4 khái quát văn học dân gian việt nam
A. Mục tiêu:
HS nắm được:
- hiểu được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian; những giá trị to lớn đối với nền văn học dân tộc.
- hiểu được các thể loại VHDG Việt Nam (phân biệt chúng trong hệ thống thể loại).
- có thái độ trân trọng những giá trị văn học dân tộc; từ đó học tập tốt hơn bộ phận văn học này.
B. Phương pháp:
- phối hợp diễn dịch và quy nạp
- hoạt động nhóm HS
C. Tổ chức dạy học:
1/. ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Văn học Việt Nam gồm những bộ phận nào? Đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt các bộ phận đó?
- Trả lời: hai bộ phận: VHDG và VH viết. (Hình thức: một bên là truyền miệng; một bên là có chữ viết).
3/. Bài mới:
Bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam có vị trí quan trọng: giúp HS có những kiến thức cơ bản nhất, khái quát nhất về tính chất, đặc trưng của VHDG; từ đó tìm hiểu các tác phẩm tốt nhất.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
*HS tìm hiểu mục I.
Trả lời các câu hỏi:
1. Hiểu thế nào là tác phẩm ngôn từ nghệ thuật? (Bức tranh Đông Hồ, bức phù điêu, làn điệu chèo,…có phải là VHDG?)
2. Thế nào là tính truyền miệng?
Tại sao VHDG còn gọi là VH truyền miệng?
(?) Tính tập thể của VHDG được thể hiện như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
(?) Lí giải vì sao VHDG lại có tính dị bản? (Một tác phẩm có nhiều bản khác nhau).
* HS đọc mục II.
(?) Kể tên các thể loại? Phân biệt nhóm các thể loại?
- HS căn cứ vào SGK trả lời.
*HS đọc mục III.
(?) Khái quát những giá trị cơ bản của VHDG?
(?) Thử lấy một số ví dụ chứng minh VHDG có những giá trị to lớn?
- HS tìm ví dụ về ba giá trị to lớn của VHDG.
I. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
- lời nói, ngôn từ làm chất liệu
(giàu hình ảnh, giàu cảm xúc)
- ghi nhớ, phổ biến bằng lời nói, truyền miệng theo không gian và thời gian.
- truyền miệng thông qua diễn xướng: kể, hát, ngâm, biểu diễn sân khấu…
* Truyền miệng là đặc tính cơ bản của VHDG.
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
- một người khởi xướng (hình thành tác phẩm)- truyền miệng- tập thể tiếp nhận- tiếp tục lưu truyền, (sáng tác lại)
= phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình lưu truyền, tác phẩm VHDG có khi được thêm bớt, thay đổi, không có căn cứ nhất định.
* Hai tính chất nói trên đã làm cho VHDG gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong cộng đồng.
II. Hệ thống thể loại của VHDG:
12 thể loại có thể chia làm bốn nhóm:
- Tự sự dân gian: Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Sử thi, Ngụ ngôn, Truyện cười, Truyện thơ, Vè
- Nghị luận dân gian: Tục ngữ, Câu đố
- Trữ tình dân gian: Ca dao
- Sân khấu dân gian: Chèo.
III. Những giá trị cơ bản của VHDG:
1. VHDG là kho tri thức phong phú, đa dạng.
- mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, con người
- thể hiện nhận thức và quan điểm của nhân dân lao động.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc.
- giáo dục lòng nhân đạo, tinh thần lạc quan.
- hình thành phẩm chất tốt đẹp: tình cảm gia đình, quê hương, đất nước…
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
- VHDG được gọt giũa qua thời gian, nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực
- VHDG đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn lịch sử dân tộc chưa có chữ viết.
- VHDG là kho tư liệu cho VH viết.
4/. Củng cố:
Nắm được đặc trưng cơ bản; hệ thống thể loại của VHDG. Lấy một vài ví dụ cụ thể.
* Chuẩn bị: "Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ" (tiếp).
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày:24/8/2010
PPCT: 5 hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp)
A. Mục tiêu:
HS nắm được:
- Thông qua luyện tập thực hành, HS củng cố kiến thức về hoạt động giao tiếp, vận dụng kiến thức vào việc thực hành cụ thể.
B. Phương pháp:
- luyện tập thực hành
C. Tổ chức dạy học:
1/. ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Các nhân tố của hoạt động giao tiếp?
- Trả lời: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích và phương tiện giao tiếp.
3/. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Bài 1:
Hình thức giao tiếp mang màu sắc văn chương nên nội dung và mục đích giao tiếp phải có sự suy luận.
* HS thảo luận các câu hỏi SGK.
Bài 2:
Hoạt động giao tiếp thông thường, hàng ngày; chú ý tính chất khẩu ngữ trong lời nói.
Bài 3:
Hoạt động giữa tác giả Hồ Xuân Hương với người đọc.
* HS thảo luận các câu hỏi SGK.
Bài 4:
Rèn luyện năng lực giao tiếp dưới dạng viết một văn bản thông báo.
- Dạng VB ngắn; đúng thể thức; kiểu thông báo.
- Đối tượng: HS toàn trường
- Nội dung: Hoạt động làm sạch môi trường.
- Hoàn cảnh: trong nhà trường.
Bài 5:
* Yêu cầu HS phân tích được các nhân tố giao tiếp trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường.
II. Luyện tập:
- nhân vật: anh, nàng (tuổi thanh xuân)
- hoàn cảnh: trăng sáng, thích hợp cho việc tâm tình.
- nội dung: "tre non đủ lá" , "đan sàng"
= "tuổi trưởng thành", kết duyên"
- cách nói: tế nhị, giàu hình ảnh,…
- hành động nói: chào (cháu chào ông ạ!) chào đáp (A Cổ hả?) khen (lớn tướng…), hỏi (Bố cháu có gửi pin…?)
đáp lời (Thưa ông có ạ!)
- câu thứ 3 mới là hỏi thực sự.
- xưng hô: ông- cháu; từ tình thái thưa, ạ, hả, nhỉ; thể hiện tình cảm yêu mến, sự thân thiết gần gũi.
- vấn đề: vẻ đẹp và thân phận phụ nữ.
- phương tiện ngôn ngữ: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son…
* Liên hệ với cuộc đời tác giả để hiểu bài thơ hơn.
Trình tự các bước:
- Nêu lí do
- Thực hiện: thời gian, nội dung công việc, lực lượng tham gia; dụng cụ, kế hoạch
- Lời kêu gọi.
( Nhân ngày Môi trường thế giới hoặc đón chào năm học mới)
- nhân vật giao tiếp: Bác Hồ (chủ tịch nước); học sinh cả nước (chủ nhân tương lai)
- hoàn cảnh: đất nước vừa giành độc lập
- nội dung: niềm vui sướng vì vừa giành độc lập; nêu lân nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh, lời chúc của Bác.
- mục đích: chúc mừng HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước độc lập
- phương tiện: lời lẽ chân tình, gần gũi, nghiêm túc xác định rõ trách nhiệm HS
4/. Củng cố:
Học sinh làm các bài tập hoàn chỉnh vào vở.
* Chuẩn bị: " Văn bản"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày:25/8/2010
PPCT: 6 văn bản
A. Mục tiêu:
HS nắm được:
- Những kiến thức về văn bản; đặc điểm của văn bản; các loại văn vản thường dùng.
- Nâng cao năng lực thực hành phân tích và tạo lập văn bản.
B. Phương pháp:
- hoạt động nhóm học sinh
- quy nạp kiến thức
C. Tổ chức dạy học:
1/. ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong một bức thư anh(chị) gửi gia đình mình?
- Trả lời: HS tự suy nghĩ trả lời.
3/. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* HS đọc 3 văn bản SGK.
Thảo luận rồi trả lời theo nhóm.
1. Loại hoạt động trong mỗi VB? Nhu cầu gì? Dung lượng khác nhau thế nào?
2. Vấn đề được đề cập trong mỗi VB?
Có được triển khai nhất quán trong VB không?
3. VB 2 và 3 nội dung được triển khai mạch lạc như thế nào? Kết cấu VB 3?
4. VB 3 có dấu hiệu mở đầu, kết thúc thế nào?
5. Mục đích của mỗi VB?
(?) Từ việc phân tích ở trên, HS phát biểu khái niệm, đặc điểm của văn bản?
I. Khái niệm, đặc điểm:
- HĐGT bằng ngôn ngữ; nhu cầu: trao đổi kinh nghiệm(VB1), tình cảm(VB2), thông tin chính trị- XH(VB3).
Dung lượng: 1, 2 hoặc nhiều câu.
- VB1: hoàn cảnh tác động nhân cách; VB2: sự may rủi của người phụ nữ.
VB3: kêu gọi toàn dân đánh giặc.
* Nội dung được triển khai nhất quán trong toàn VB).
- VB3 có kết cấu 3 phần
- Hình thức: Tiêu đề; dấu ngắt (!)
- Mục đích: nhắc nhở kinh nghiệm sống (VB1); mọi người suy nghĩ về một hiện tượng đời sống (VB2); thống nhất ý chí và hành động cứu nước (VB3).
* HS đọc Ghi nhớ
II. Các loại văn bản:
(So sánh các loại văn bản để rút ra sự khác nhau giữa chúng)
- So sánh các văn bản 1,2,3 trong mục I.
Văn bản 1
Văn bản 2
Văn bản 3
Vấn đề, lĩnh vực
…
…
…
Loại từ ngữ
…
…
…
Cách thể hiện ND
…
…
…
- So sánh các văn bản 2, 3 trong mục I với các văn bản SGK (Toán, Lí, Hóa,…); Giấy khai sinh (hoặc Đơn xin nghỉ học).
Văn bản 2, 3 (I)
Văn bản SGK
VB Giấy khai sinh
Phạm vi sử dụng
…
…
…
Mục đích giao tiếp
…
…
…
Lớp từ ngữ riêng
…
…
…
Cách kết cấu VB
…
…
…
4/. Củng cố:
- HS đọc mục Ghi nhớ; kể ra được các loại văn bản thường dùng.
- Thử tạo lập một văn bản ngắn (khoảng 3- 4 câu; đề tài tự chọn)
* Chuẩn bị: " Bài viết số 1"
D. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………….……………………………………………………………………………………..............................................................................
Ngày:29/8/2010
PPCT: 7 Bài viết số 1
(cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống; một tác phẩm văn học)
A. Mục tiêu:
HS nắm được:
- Yêu cầu viết một bài văn bộc lộ những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống.
- Rèn luyện cách tạo lập văn bản hoàn chỉnh với đề tài cho trước.
- Có thái độ nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra thi cử.
B. Phương pháp:
- HS tự suy nghĩ để làm bài.
C. Tổ chức dạy học:
1/. ổn định lớp.
2/. Ra đề kiểm tra.
Đề bài: Cảm nghĩ của bản thân anh(chị) về việc xây dựng một tập thể lớp
vững mạnh?
3/. Giám sát kiểm tra
Thu bài, kiểm số lượng bài.
4/. Củng cố:
HS về nhà làm lại vào vở bài tập
* Chuẩn bị: " Chiến thắng Mtao- Mxây" (Trích Sử thi Đam Săn- Tây Nguyên)
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Gợi ý đáp án và thang điểm
* Yêu cầu chung:
- Bài viết đảm bảo những yêu cầu về hình thức: chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn,…kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Đúng dạng bài văn phát biểu cảm nghĩ (trình bày những suy nghĩ của bản thân)
* Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài:
Giới thiệu tầm quan trọng của tập thể lớp vững mạnh (lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích tập thể). (1 điểm)
(Chưa nêu rõ được thì cho 0,5 điểm)
- Thân bài: (8 điểm)
+ Giải thích rõ tập thể lớp phải như thế nào mới được coi là vững mạnh (từ đội ngũ cán bộ lớp cho đến các thành viên; từ việc học tập đến hoạt động phong trào,..) (2 điểm)
+ Vai trò của tập thể lớp vững mạnh đối với việc phát triển của cá nhân mỗi học sinh (trong đó có bản thân mình)
Ví dụ: tình đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện lối sống đẹp, tích cực, …tạo môi trường tốt để bản thân phấn đấu hơn nữa. (3 điểm)
+ Trách nhiệm của bản thân để xây dựng một tập thể lớp vững mạnh.
Giữ gìn tính kỉ luật, không ngừng học tập, rèn luyện, đoàn kết,…(3 điểm)
- Kết bài: (1 điểm)
Suy nghĩ của riêng bản thân, hướng phấn đấu để xây dựng và giữ gìn tập thể lớp.
Ngày:29/8/2010
PPCT: 8, 9 chiến thắng mtao - mxây
(Trích Sử thi Đam Săn - Tây Nguyên)
A. Mục tiêu:
HS nắm được:
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng: xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi; nghệ thuật sử dụng ngôn từ sử thi.
- Biết cách phân tích văn bản sử thi anh hùng để khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật: mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định khát vọng hòa bình.
- HS rút ra bài học: lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là phải biết hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc của cộng đồng.
B. Phương pháp:
- đọc SGK; phân tích ngữ liệu
- hoạt động nhóm HS
- trao đổi, thảo luận.
C. Tổ chức dạy học:
1/. ổn định lớp.
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Các loại văn bản thường gặp? Cho một vài ví dụ minh họa?
- Trả lời: HS dựa vào bài học suy nghĩ trả lời.
3/. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* HS đọc phần Tiểu dẫn.
(?) Nhắc lại: Đặc trưng của sử thi?
* Thảo luận:
(?) Phân loại sử thi? Đặc trưng mỗi loại?
(?) Tóm tắt Sử thi Đam Săn. Vị trí đoạn trích học?
* HS đọc toàn VB ở nhà; ở lớp đọc một số đoạn.
* HS đọc đoạn cảnh giao đấu.
(chú ý giọng điệu các nhân vật).
I. Tiểu dẫn:
- Sử thi: quy mô lớn; có vần; kể về sự kiện; đời sống cộng đồng
- Hai loại: sử thi thần thoại; sử thi anh hùng
- Tóm tắt : xem SGK
- Vị trí đoạn trích: Đoạn Đam Săn đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ về.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
* Chú ý mối quan hệ giữa các nhân vật: Đam Săn, Mtao Mxây, Hơ Nhị; Hơ Bhị
2. Phân tích đoạn trích:
a) Cảnh giao đấu giữa hai tù trưởng Đam Săn và Mtao Mxây.
(?) Từ việc phân tích; so sánh phẩm chất của hai tù trưởng?
Mtao Mxây
Đam Săn
- đáp lại, tỏ ra run sợ (sợ bị đâm lén)
- múa khiên trước; vẫn huênh hoang
- bỏ chạy; bước cao bước thấp, chém chão cột trâu
- múa lạch xạch như quả mướp khô.
* Chứng tỏ bản lĩnh thấp kém; nhưng lại huênh hoang, tự phụ.
- khiêu chiến
- thản nhiên, bình tĩnh ( có bản lĩnh)
- múa khiên; (ăn miếng trầu, mạnh thêm gấp bội).
- đuổi theo kẻ thù, Đam Săn múa đẹp (như gió như bão; vang lên tiếng khiên đồng, khiên kênh; đâm kẻ thù nhưng không thủng.
- cầu ông Trời, bày kế, nên đã giết được kẻ thù.
* Đam Săn hiện lên rất dũng mãnh; uy lực; bản lĩnh cao cường.
(?) Cuộc đối thoại (nhất là sự đáp lại của dân làng) có ý nghĩa gì?
- sự thống nhất tạo nên sự hùng mạnh của cộng đồng.
(?) Cảnh ra về đông đúc và tất cả mọi người theo Đam Săn thể hiện ý nghĩa tư tưởng gì của nhân dân?
(?) Nhận xét về nghệ thuật kể sử thi?
(câu văn, phép so sánh hình ảnh, phép liệt kê,…)
b) Cảnh Đam Săn cùng nô lệ ra về.
- Đối thoại với dân làng:
+ ba lần hỏi đáp: tượng trưng cho số nhiều, vừa cô đọng vừa khái quát.
+ ba lần gõ vào nhà: một nhà- tất cả các nhà- mỗi nhà trong làng
(lặp có biến đổi: thể hiện lòng trung thành tuyệt đối của dân chúng)
*Đoàn người đông như trẩy hội, ùn ùn như kiến như mối (lòng yêu mến; sự tuân phục của nhân dân đối với cá nhân người anh hùng.
* ý nghĩa:
Người anh hùng sử thi được cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân, tác phẩm sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng người. Lợi ích cá nhân cũng là lợi ích của cả tập thể đó.
3. Vài nét về nghệ thuật:
- hình ảnh to lớn, kì vĩ, đông đúc.
- câu văn trùng điệp; liệt kê các sự vật cho thấy sự giàu sang, no ấm của người dân.
* Sử thi tuy kể về chiến tranh nhưng luôn thể hiện khát vọng cuộc sống hòa bình, no ấm, giàu sang,…
Người anh hùng có sức mạnh to lớn sánh với thần linh để thực hiện sứ mệnh cao cả mà cộng đồng giao phó.
* Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ của anh(chị) sau khi học bài này. Nếu khi khiêu chiến, Đam Săn nhận trâu và voi của Mtao Mxây thì kết cục sẽ thế nào?
(Gợi ý: Nếu Đam Săn làm như thế thì còn tính chất của một người anh hùng không? Tính chất Sử thi sẽ như thế nào?)
4/. Củng cố:
- Cảnh trận đấu và cảnh ăn mừng chiến thắng để thấy vị trí, vai trò của cá nhân người anh hùng đối với cộng đồng.
- Từ hình tượng người anh hùng Đam Săn, liên hệ bài học cho bản thân và thế hệ trẻ hiện nay.
* Chuẩn bị: " Văn bản" (tiếp theo).
D. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………..………………………………………………………………
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 10 co ban.doc