Giáo án Ngữ văn 10: Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới - Bài 43)

I. MỤC TIÊU:

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.

- Có kỹ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn trãi: chú ý những câu thơ sáu chữ dồn nén cảm xúc, cách ngắt nhịp 3/4 trong câu bảy chữ có tác dụng nhấn mạnh.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.

 

*Trọng tâm:

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.

- Vẻ đẹp của cuộc sống, tâm hồn Nguyễn Trãi.

- Nghệ thuật dùng từ, tạo dựng hình ảnh.

 

II. THIẾT BỊ:

- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: trình bày bảng.

- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài.

 

* TỔ CHỨC LỚP:

*KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Vẻ đẹp thời đại được thể hiện trong văn bản “Tỏ lòng”.

- Nhận xét nghệ thuật của văn bản?.

*BÀI MỚI:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15552 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới - Bài 43), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
R Tuần Tiết Bài: CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới - bài 43) Nguyễn Trãi I. MỤC TIÊU: - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước. - Có kỹ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn trãi: chú ý những câu thơ sáu chữ dồn nén cảm xúc, cách ngắt nhịp 3/4 trong câu bảy chữ có tác dụng nhấn mạnh. - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân. *Trọng tâm: - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. - Vẻ đẹp của cuộc sống, tâm hồn Nguyễn Trãi. - Nghệ thuật dùng từ, tạo dựng hình ảnh. II. THIẾT BỊ: - Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: trình bày bảng. - Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài. * TỔ CHỨC LỚP: *KIỂM TRA BÀI CŨ: - Vẻ đẹp thời đại được thể hiện trong văn bản “Tỏ lòng”. - Nhận xét nghệ thuật của văn bản?. *BÀI MỚI: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu chung -Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn nêu những ý chính về tập Quốc âm thi tập -Học sinh lược thuật những nét chính. -Giáo viên chốt lại những ý chính. I. GIỚI THIỆU CHUNG: - Quốc âm thi tập - tập thơ Nôm cổ nhất còn lại. - Nằm trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản -Học sinh đọc văn bản -Giáo viên nhận xét. -Các hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên, cuộc sống? +Thạch lựu - đỏ, hoè lục. +Lao xao, dắng dỏi. +Đùn đùn, giương, phun +Cách ngắt nhịp -Hình ảnh con người được thể hiện qua câu thứ 1 như thế nào? Có nhận xét gì? +Câu lục ngôn. +Tư thế: hóng mát. -Học sinh đọc 2 câu cuối. -Tác giả đặt ra vấn đề gì? -Mong ước điều gì? -Nhận xét về con người tác giả? II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống: - Sử dụng đường nét, màu sắc, âm thanh, con người, cảnh vật à sinh động. - Sự giao cảm mạnh mẽ, tinh tế của nhà thơ với thiên nhiên. à Mùa hè tràn đầy sức sống gắn liền với cuộc sống làng quê à tấm lòng, tâm hồn nhà thơ. 2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống: + Câu lục ngôn, nhịp 1/2/3 à chậm rãi, thư thái, thảnh thơi. + Sẵn sàng đón nhận à ung dung, thanh thản - Tấm lòng ưu ái với dân, với nước: + Lẽ có à ước muốn + Ngắn gọn à dồn nén cảm xúcà khát vọng hạnh phúc cho mọi người. à thái độ, trách nhiệm cao quý. à Ý nghĩa thẩm mỹ và nhân văn sâu sắc. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức: -Học sinh trình bày phần ghi nhớ. -Học sinh trình bày ý kiến của mình. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP: Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ. *LUYỆN TẬP: Câu 1: Tấm lòng Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”: a. Lòng yêu thiên nhiên. b.Lòng yêu đời, yêu cuộc sống. c. Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân. d. Cả a, b, c. - Học thuộc bài thơ - Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. *CỦNG CỐ: *DẶN DÒ: - Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản: + Vẻ đẹp thiên nhiên. + Vẻ đẹp của con người. + Nghệ thuật . - Chuẩn bị bài mới: Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự. U Minh, ngày ….. tháng …. năm …….. Duyệt của chỉ đạo chuyên môn: ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… Ký duyệt Tuần Tiết Bài: Làm văn:TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU: - Nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. - Tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa phải (truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính. *Trọng tâm: Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. II. THIẾT BỊ: - Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: trình bày bảng. - Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài, luyện tập. * TỔ CHỨC LỚP: *KIỂM TRA BÀI CŨ: - Cảnh mùa hè thể hiện trong bài thơ như thế nào? - Tấm lòng Nguyễn Trãi? *BÀI MỚI: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm -Học sinh đọc văn bản. -Thế nào là nhân vật văn học? -Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH: - Nhân vật văn học là hình tượng con người (loài vật, cây cỏ,… được nhân cách hoá) được miêu tả trong văn bản văn học. - Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là dựa theo nhân vật chính viết, kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. - Tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. -Học sinh đọc văn bản Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ -Xác định nhân vật chính của truyện -Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương. -các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện. -Quan hệ với các nhân vật khác. -Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH: - Các yêu cầu khi tóm tắt: + Đọc kỹ văn bản, xác định nhân vật chính. + Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. + Tóm tắt các hành động lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc. - Chú ý phải trung thành với văn bản gốc. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức, luyện tập: -Học sinh trình bày phần ghi nhớ. -Đánh giá chung về cách tóm tắt, học sinh trình bày ý kiến của mình. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP: - Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là kể hoặc viết lại một cách ngắn gọn những sự việc xảy ra với nhân vật đó. - Có 3 bước để tóm tắt văn bản tự sự. *LUYỆN TẬP: -Luyện tập sách giáo khoa trang 121: +Đọc văn bản. +Xác định phần tóm tắt có gì khác nhau? -Bài tập về nhà? Câu 1: Thế nào là nhân vật trong văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự? Câu 2: Vận dụng viết đoạn văn bài tập 2, 3 sgk. Bài 1: - Bản (1) tóm tắt toàn bộ câu chuyện. - Bản (2) chỉ tóm tắt một đoạn. Bài 2: Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. *CỦNG CỐ: *DẶN DÒ: - Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản: + Cách tóm tắt văn bản tự sự + Vận dụng thực hành. - Chuẩn bị bài mới: Đọc văn: Nhàn. U Minh, ngày ….. tháng …. năm …….. Duyệt của chỉ đạo chuyên môn: ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… Ký duyệt Tuần Tiết Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay. *Trọng tâm: - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. - Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. II. THIẾT BỊ: - Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: trình bày bảng. - Học sinh: chuẩn bị bài qua hướng dẫn học bài. * TỔ CHỨC LỚP: *KIỂM TRA BÀI CŨ: - Nhà thơ Nguyễn Du tâm sự điều gì trong văn bản “Đọc Tiểu Thanh ký”? - Nhận xét về con người nhà thơ.? *BÀI MỚI: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài -Giáo viên nêu yêu cầu cần đạt đối với bài học. Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản -Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? -Thế nào là tính cụ thể? +Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? Các nhân vật giao tiếp? +Nội dung, mục đích cuộc hội thoại? +Đặc điểm của từ ngữ và câu văn? -Tính cảm xúc thể hiện ở những mặt nào? Nêu ví dụ minh hoạ. -Tính cá thể được biểu hiện như thế nào? -Đọc văn bản. -Xác định đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn? -Ghi nhật ký có lợi gì? -Đọc câu ca dao. -Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao? -Đọc văn bản -Chỉ ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Giải thích. II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT: 1. Tính cụ thể: - Có địa điểm và thời gian cụ thể. - Có người nói cụ thể? - Có người nghe cụ thể - Có đích lời nói cụ thể. - Có cách diễn đạt cụ thể. 2. Tính cảm xúc: - Biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu. - Từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc. - Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc. 3. Tính cá thể: - Màu sắc âm thanh trong giọng nói. - Cách lựa chọn từ ngữ, kiểu câu. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức: -Học sinh trình bày phần ghi nhớ. -Học sinh trình bày ý kiến của mình. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. IV. TỔNG KẾT KIẾN THỨC: - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày. - Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. *LUYỆN TẬP: Câu 1: Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ sinh hoạt? Phân tích qua ví dụ cụ thể. Bài 1: - Tính cụ thể: phân thân đối thoại, thời gian, không gian. - Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, cảm thán. - Tính cá thể: ngôn ngữ của người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú. Bài 2: - Từ xưng hô. - Ngôn ngữ đối thoại. - Lời nói hằng ngày. Bài 3: Mô phỏng hình thức đối thoại có hô - đáp, có luân phiên lượt lời, sắp đặt theo kiểu: + Có đối chọi. + Có điệp từ, điệp ngữ. + Có nhịp điệu theo câu hay theo ngữ đoạn. *CỦNG CỐ: *DẶN DÒ: - Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản: + Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Vận dụng thực hành. - Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm: Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, Hứng trở về. U Minh, ngày ….. tháng …. năm …….. Duyệt của chỉ đạo chuyên môn: ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… Ký duyệt Tuần Tiết Bài: ĐỌC TIỂU THANH KÝ (Độc Tiểu Thanh ký) Nguyễn Du I. MỤC TIÊU: - Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỷ XVIII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc. - Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại: không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm rách áo mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tinh thần. - Quan niệm về con người trong sáng tác Nguyễn Du đã toàn diện hơn: con người không chỉ cần có điều kiện vật chất để tồn tại mà cần có cả những giá trị tinh thần, cần tôn vinh cả những chủ nhân làm nên giá trị văn hoá tinh thần đó. - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, về kết cấu. *Trọng tâm: - Suy nghĩ của Nguyễn Du trước cuộc đời của Tiểu Thanh. - Tâm sự của nhà thơ. II. THIẾT BỊ: - Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. Hình thức tiến hành: trình bày bảng. - Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài. * TỔ CHỨC LỚP: *KIỂM TRA BÀI CŨ: - Vẻ đẹp thiên nhiên qua bức tranh mùa hè của Nguyễn Trãi? - Vẻ đẹp con người nhà thơ được thể hiện thế nào? *BÀI MỚI: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu chung -Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn nêu những ý chính về nhân vật Tiểu thanh, tên bài thơ. -Học sinh lược thuật những nét chính. -Giáo viên chốt lại những ý chính. I. GIỚI THIỆU CHUNG: - Tập Thanh Hiên tiền hậu tập (1786 - 1804). - Tiểu Thanh - người phụ nữ Trung Quốc à tài hoa, bất hạnh. - Sự đồng cảm của nhà thơ. Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản -Học sinh đọc văn bản -Giáo viên nhận xét. -Phân công thảo luận nhóm -Tổ 1: Câu 1, 2 +Hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong câu 1 như thế nào? (chi tiết, ý nghĩa) +Có điều gì nghịch lý không? +Câu 2 cần chú ý đến từ ngữ nào? +Nỗi niềm tác giả được thể hiện như thế nào? +Hai câu này có vai trò thế nào trong thể hiện chủ đề bài thơ? II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Hai câu đề: - Sự biến đổi của thiên nhiên (vĩnh hằng) à biến đổi một quy luật à biến đổi của cuộc đời, con người. - Nhân chứng, chứng tích một thời, của một tài hoa bị vùi dập. - Số phận hai con người không quen biết vô tình đến với nhau, hội ngộ - mỗi người đại diện cho thời đại của mình à cô đơn, lạc lỏng à sự đồng cảm, trân trọng cái tài, cái đẹp. - Nêu cảnh vật + sự kiện à thể hiện cảm xúc, suy nghĩ. -Tổ 2: câu 3, 4 +Tài và sắc của Tiểu Thanh được thể hiện qua những cụm từ nào? +Trong hai câu thơ có chi tiết nào mâu thuẫn ? +Tác giả muốn gởi gắm điều gì qua hai câu thơ này? +Hai câu này có vai trò thế nào trong thể hiện chủ đề bài thơ? 2. Hai câu thực: - Vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp tinh thần. - Nỗi oan trái của người có sắc đẹp, tài năng văn chương. à Khái quát quy luật “tài hoa bạc mệnh” à Lòng thương cảm đối với người phụ nữ. - Những suy nghĩ, liên tưởng được khơi gợi từ cảnh và vật. -Tổ 3: câu 5,6 +Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hận ở đây là gì? Vì sao không thể hỏi trời được? +Câu 6 chú ý cụm từ nào? +Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ? +Hai câu này có vai trò thế nào trong thể hiện chủ đề bài thơ? 3. Hai câu luận: - Nỗi hận vì sự bất hạnh của những người có tài văn chương, nghệ thuật à lời oán trách, bất bình. - Tự xem mình là người cùng hội, cùng thuyền với người tài tử giai nhân à đau xót cho người và cho mình à tấm lòng biết vượt lên ý thức chế độ phong kiến à đồng cảm đến mức tri âm. à Tấm lòng nhân đạo sâu sắc. - Khái quát, nâng vấn đề, liên hệ đến sự tương đồng giữa thân phận bản thân tác giả với thân phận của Tiểu Thanh à bình luận. Tổ 4: câu 7,8 +Những từ ngữ cần chú ý trong hai câu thơ? +Nghệ thuật được sử dụng (chú ý kiểu câu)? +Tác giả tâm sự điều gì? +Suy nghĩ gì về tâm sự của tác giả? +Hai câu này có vai trò thế nào trong thể hiện chủ đề bài thơ? 4. Hai câu kết: - Khoảng cách thời gian + câu nghi vấn - Khóc (khấp) à sự đồng cảm chân thành à tác giả tự dành cho mình một câu hỏi lớn, cháy lòng, một bầu tâm sự đau đáu. à câu hỏi thống thiết, buồn vô hạn, cô đơn đến tuyệt vọng. à nỗi buồn, tâm sự tác giả.. - Tiếng khóc à khái quát toàn bài. à Nỗi đau thời thế, một bi kịch thanh cao. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức: -Học sinh trình bày phần ghi nhớ. -Học sinh trình bày ý kiến của mình. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. *LUYỆN TẬP: Câu 1: Tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Du thể hiện trong “Đọc Tiểu Thanh ký” là: a. Lòng thương người. b. Đồng cảm với những người tài hoa bạc mệnh. c. Trân trọng những con người tài hoa. d. Xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. Đọc văn bản và tìm ra sự tương đồng với Đọc Tiểu Thanh ký. - Xác định nhân vật. - Nét tương đồng. *CỦNG CỐ: *DẶN DÒ: - Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản: + Cuộc đời Tiểu Thanh. + Tâm sự của Nguyễn Du. - Chuẩn bị bài mới: Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tt) U Minh, ngày ….. tháng …. năm …….. Duyệt của chỉ đạo chuyên môn: ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… Ký duyệt

File đính kèm:

  • docto long.doc
Giáo án liên quan