A. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
Nắm được những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2/ Kĩ năng:
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Tư tưởng tình cảm - Thái độ:
- Bồi dưỡng niềm tự hào về VHVN.
- Có lòng say mê với VHVN.
B. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Chuẩn kiến thức kĩ năng,
- Học sinh: SGK, tập bài soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS thông qua tập bài soạn.
3. Dẫn dắt vào bài mới:
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
146 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 24448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 – cơ bản (GV: Nguyễn Thị Thủy Tiên), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 10/08/2012
Tiết: 1, 2
Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
Nắm được những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2/ Kĩ năng:
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Tư tưởng tình cảm - Thái độ:
- Bồi dưỡng niềm tự hào về VHVN.
- Có lòng say mê với VHVN.
B. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Chuẩn kiến thức kĩ năng, …
- Học sinh: SGK, tập bài soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS thông qua tập bài soạn.
3. Dẫn dắt vào bài mới:
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của VHVN.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét chính về hai bộ phận của VHVN (VHDG và VH viết)
* Tổ chức thực hiện:
Tìm hiểu chung về các bộ phận hợp thành VHVN.
VHVN bao gồm các bộ phận nào?
HS: Trả lời.
GV khẳng định lại vấn đề đúng.
1/ Tìm hiểu về VHDG.
VH dân gian là gì? Đó là những sáng tác của ai?
Người trí thức có tham gia sáng tác không. Nêu ví dụ?
HS: Trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Kể tên các thể loại VH dân gian? Đặc trưng cơ bản của VH dân gian? Vai trò của VH dân gian?
HS: Trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
2. Tìm hiểu về VH viết.
Thế nào là VH viết? Đặc trưng cơ bản của VH viết? Các thành phần chủ yếu của VH viết?
HS: Trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Hệ thống thể loại của VH viết?
HS: Trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thời kì phát triển của nền VHVN.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các thời kì phát triển của VHVN và một số nét đặc sắc truyền thống của VH dân tộc.
* Tổ chức thực hiện:
- Nêu cách phân kì tổng quát nhất của VH viết VN? Ba thời kì lớn được phân định như thế nào?
HS: Trả lời.
GV khẳng định ý.
1/ Tìm hiểu VH trung đại:
Chữ Hán được du nhập vào VN từ khoảng thời gian nào? Tại sao đến thế kỉ X, VH viết VN mới thực sự hình thành?
- Kể tên một số tác giả, tác phẩm VH viết bằng chữ Hán tiêu biểu?
HS: Trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Em biết gì về chữ Nôm và sự phát triển của VH chữ Nôm? Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm?
HS: Trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
2/ Tìm hiểu VH hiện đại
Vì sao nền VHVN từ đầu thế kỉ XX đến hết TK XX được gọi là VH hiện đại? VH hiện đại được chia ra thành những giai đoạn nào?
HS: Trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và lí giải vấn đề.
Nêu đặc điểm chính của giai đoạn VH 1900 -1930?
Kể tên các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này?
HS: Trả lời.
GV nhấn mạnh các ý chính.
Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1930 -1945?
GV gợi mở: Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VHVNHĐ. Nền VH nước ta khi ấy với trăm nhà đua tiếng như trăm hoa đua nở. “Một năm của ta bằng ba mươi năm của người” (Vũ Ngọc Phan).
HS: Trình bày ý kiến của mình.
GV nhấn mạnh các ý chính.
Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1945-1975? Kể tên các tác giả tiêu biểu?
HS: Trình bày ý kiến của mình.
GV nhấn mạnh các ý chính.
Nêu đặc điểm chính của VHVN giai đoạn từ 1975- hết thế kỉ XX? Kể tên các tác giả tiêu biểu?
HS: Trình bày ý kiến của mình.
GV nhấn mạnh các ý chính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung con người Việt Nam qua văn học.
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được con người là đối tượng phản ánh, biểu hiện trung tâm của văn học.
* Tổ chức thực hiện: HS làm việc nhóm
Nhóm 1: Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên.
Nhóm 2: Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc.
Nhóm 3: Con người Việt Nam trong mối quan hệ với xã hội.
Nhóm 4: Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
HS trình bày.
GV gọi HS bổ sung.
GV chốt ý, giảng, cho ví dụ.
Ý thức cá nhân: là ý thức về chính con người mình với các mặt song song tồn tại (thể xác - tâm hồn, bản năng - văn hóa, tư tưỏng vị kỉ - tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân - ý thức cộng đồng,...).
Hoạt động 4:
* Mục tiêu: Giúp HS khái quát lại kiến thức trọng tâm của bài học.
*Tổ chức thực hiện: HS đọc ghi nhớ.
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
GV nhấn mạnh.
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN:
VHGD và VH viết.
1. VH dân gian:
Khái niệm: VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Các thể loại VH dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng:
+ Tính tập thể.
+ Tính truyền miệng.
+ Tính thực hành (gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng).
- Vai trò:
+ Giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
+ Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
+ Góp phần hình thành và phát triển VH viết.
2. VH viết:
- Khái niệm: VH viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả.
- Đặc trưng: Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân.
- Các thành phần chủ yếu:
+ VH viết bằng chữ Hán.
+ VH viết bằng chữ Nôm.
+ VH viết bằng chữ quốc ngữ.
- Hệ thống thể loại:
+ Từ thế kỉ X - XIX:
VH chữ Hán: Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
VH chữ Nôm: Thơ, văn biền ngẫu.
+ Từ đầu thế kỉ XX đến nay: Tự sự, trữ tình, kịch.
* Lưu ý: Hai bộ phận VH dân gian và VH viết luôn có sự tác động qua lại. Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở nhưng cá tính sáng tạo, trong những điều kiện lịch sử nhất định đã hình thành các thiên tài VH (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,...).
II. Quá trình phát triển của VH viết VN:
- Từ TK X đến hết TK XIX.
- Từ đầu TK XX đến CM tháng 8 – 1945.
- Từ CM tháng 8 – 1945 đến hết TK XX.
1. VH trung đại (Thời kì từ thế kỉ X-XIX):
a. VH chữ Hán:
- Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên.
- VH viết VN thực sự hình thành vào thế kỉ X khi dân tộc ta giành được độc lập.
- Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà.
+ Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ.
+ Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập,...
+ Nguyễn Du: Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành,...
b. Văn học chữ Nôm:
- Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt dựa trên cơ sở chữ Hán do người Việt sáng tạo ra từ thế kỉ XIII.
-VH chữ Nôm:+ Ra đời vào thế kỉ XIII.
+ Phát triển ở thế kỉ XV (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi- Quốc âm thi tập, Lê Thánh Tông- Hồng Đức quốc âm thi tập,...).
+ Đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX (tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Du- Truyện Kiều, Đoàn Thị Điểm- Chinh phụ ngâm, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương,...).
- Ý nghĩa của chữ Nôm và VH chữ Nôm:
+ Chứng tỏ ý chí xây dựng một nền VH và văn hóa độc lập của dân tộc ta.
+ Ảnh hưởng sâu sắc từ VH dân gian nên VH chữ Nôm gần gũi và là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động.
+ Khẳng định những truyền thống lớn của VH dân tộc (CN yêu nước, tính hiện thực và CN nhân đạo).
+ Phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của VH trung đại.
2. VH hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX - hết thế kỉ XX):
- Về tác giả
- Về đời sống văn học
- Về thể loại:
- Về thi pháp:
Các giai đoạn:
1900 – 1930
1930 – 1945
1945 – 1975
1975 – hết TK XX
a. VHVN từ 1900 - 1930:
- Đặc điểm: Là giai đoạn văn học giao thời.
+ Dấu tích của nền VH trung đại: quan niệm thẩm mĩ, một số thể loại VH trung đại (thơ Đường luật, văn biền ngẫu,...) vẫn được lớp nhà nho cuối mùa sử dụng.
+ Cái mới: VHVN đã bước vào quỹ đạo hiện đại hóa, có sự tiếp xúc, học tập văn học châu Âu.
- Các tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Phan Bội Châu, ...
b. VHVN từ 1930 - 1945:
- Đặc điểm:
+ VH phát triển với nhịp độ mau lẹ.
+ Công cuộc hiện đại hóa nền VH đã hoàn thành.
- Các tác giả tiêu biểu:
+ Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,...
+ Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,...
+ Tố Hữu, Hồ Chí Minh,...
+ Hoài Thanh, Hải Triều, ...
c. VHVN từ 1945 - 1975:
- Đặc điểm: Là giai đoạn VH cách mạng.
+ VH được sự chỉ đạo về tư tưởng, đường lối của Đảng.
+ VH phát triển thống nhất phục vụ các nhiệm vụ chính trị.
- Nội dung phản ánh chính
+ Sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
+ Công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân.
" VH mang đậm cảm hứng sử thi và chất lãng mạn cách mạng.
- Các tác giả tiêu biểu:
Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,...
d. VHVN từ 1975- hết thế kỉ XX:
- Đặc điểm:
+ VHVN bước vào giai đoạn phát triển mới.
+ Hai mảng đề tài lớn là: lịch sử chiến tranh cách mạng và con người Việt Nam đương đại.
- Các tác giả tiêu biểu:
Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ,...
] Đánh giá:
Nền VHVN đã đạt được thành tựu to lớn.
III. Con người Việt Nam qua VH:
1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên:
- Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỉ:
- Thiên nhiên gắn với lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức nhà nho:
- Thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống và đặc biệt là tình yêu lứa đôi:
[ Con người Việt Nam có tình yêu thiên nhiên sâu sắc và thấm thía.
2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc:
Biểu hiện:
+ Tình yêu quê hương (yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước).
+ Niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng.
+ Ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần xả thân vì độc lập tự do...
] CN yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN.
3. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với xã hội:
- Mơ ước về một xã hội công bằng tốt đẹp" ước muốn, khát vọng muôn đời của nhân dân ta.
- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với nhân dân bị áp bức.
- Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội.
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề hình thành CN hiện thực và CN nhân đạo trong VHVN.
- VHVN đã và đang đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn gian khổ nhưng đầy hứng khởi tin vào tương lai.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
- Biểu hiện:
+ VHVN ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người của con người Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: ý thức cá nhân – ý thức cộng đồng.
+ Vì những lí do khác nhau nên ở những giai đoạn nhất định, VHVN đề cao một trong hai mặt trên.
Trong chiến tranh hoặc công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên, cần huy động sức mạnh của cả cộng đồng, VHVN đề cao ý thức cộng đồng (VHVN giai đoạn thế kỉ X-XIV, 1945-1975).
Khi cuộc sống yên bình, con người có điều kiện quan tâm đến đời sống cá nhân hoặc khi quyền sống của cá nhân bị chà đạp, ý thức cá nhân được đề cao (VHVN giai đoạn thế kỉ XVIII- đầu XIX, 1930-1945).
+ Xu hướng của VH nước ta hiện nay: xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp (nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa,...).VHVN đề cao quyền sống cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
IV Tổng kết:
SGK.
5. Củng cố, Dặn dò:
- Các bộ phận của VHDG và các thời kì phát triển của VHVN.
- Những nét chính của VHVN từ đầu TK XX đến hết TK XX.
- Con người Việt Nam qua VH.
- Đọc trước bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,trả lời các yêu cầu trong SGK.
Tuần: 1 Ngày soạn: 12/08/2012
Tiết : 3
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:
1/ Kiến thức:
Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập và lĩnh hội văn bản.
Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp
2/ Kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
3. Tư tưởng tình cảm - Thái độ:
Giáo dục thái độ và hành vi phù hợp trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
B. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Chuẩn kiến thức kĩ năng, …
- Học sinh: SGK, tập bài soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS thông qua tập bài soạn.
3. Dẫn dắt vào bài mới:
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngữ liệu.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các nhân toá giao tieáp trong caùc ngöõ lieäu
* Tổ chức thực hiện:
Tìm hiểu caùc ngöõ lieäu SGK
* Ngöõ lieäu 1:
GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK, thảo luận trả lời.
HS thảo luận, trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
* Ngöõ lieäu 2
GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK, trả lời các yêu cầu.
GV gọi HS phát biểu tự do
HS trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội dung của bài học.
* Mục tiêu: Giúp HS naém ñöôïc khaùi nieäm cuûa hoaït ñoäng giao tieáp baèng ngoân ngöõ, caùc quaù trình, caùc nhaân toá giao tieáp.
* Tổ chức thực hiện:
Dựa vào kết quả của việc tìm hiểu ngữ liệu và đọc phần ghi nhớ trong, hãy cho biết:
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Các quá trình diễn ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Ai là người thực hiện mỗi quá trình đó?
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
HS thảo luận, traû lôøi
Kết luận: GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
(Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động “liên cá nhân” nhằm:
+ Trao đổi thông tin.
+ Trao đổi tư tưởng, tình cảm.
+ Tạo lập quan hệ xã hội.)
I. Tìm hiểu ngữ liệu:
1. Ngữ liệu 1: VB Hội nghị Diên Hồng.
- Nhân vật giao tiếp: Vua và các vị bô lão.
- Cương vị:
+ Vua - người đứng đầu triều đình, cai quản đất nước, chăm lo cho muôn dân" bề trên.
+ Các vị bô lão - người đại diện cho trăm họ" bề dưới.
- Đổi vai:
+ Lượt 1: Vua Trần nói - các bô lão nghe.
+ Lượt 2:Các bô lão nói - vua Trần nghe.
+ Lượt 3:Vua Trần hỏi - các bô lão nghe.
+ Lượt 4:Các bô lão trả lời - vua Trần nghe.
" Đổi vai lần lượt.
- Hành động của vua Trần (người nói): hỏi các bô lão liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ hung hãn tràn sang.
- Hành động của các bô lão (người nói): xin đánh.
- Hành động tương ứng của vua Trần và các bô lão (người nghe): lắng nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Địa điểm: điện Diên Hồng.
+Thời điểm: quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2 (1285).
- Nội dung giao tiếp:
+ Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp.
+ Đề cập đến vấn đề nên hoà hay nên đánh.
- Mục đích của hoạt động giao tiếp : Thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
" Mục đích đó đã thành công
2. Ngữ liệu 2: VB Bài tổng quan VHVN.
- Các nhân vật giao tiếp:
+ Người viết SGK.
+ Giáo viên Ngữ Văn THPT.
+ Học sinh lớp 10.
- Đặc điểm:
+ Độ tuổi: từ 65 tuổi trở xuống 15 tuổi.
+ Trình độ: từ các giáo sư, tiến sĩ xuống học sinh lớp 10.
- Hoàn cảnh giao tiếp: có tính chất quy phạm, có tổ chức, mục đích, nội dung và được thực hiện theo chương trình mang tính pháp lí trong nhà trường.
- Nội dung giao tiếp:
+ Lĩnh vực: Văn học sử.
+ Đề tài: Tổng quan VHVN.
+ Vấn đề cơ bản: Các bộ phận hợp thành VHVN, tiến trình phát triển, con người VN qua VH.
- Mục đích giao tiếp:
+ Người viết: cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về VHVN.
+ Người đọc: lĩnh hội một cách tổng quát nhất về các bộ phận, tiến trình phát triển và con người VN qua VH.
- Phương tiện ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ: thuộc loại VBKH giáo khoa.
+ Bố cục: rõ ràng, hệ thống mạch lạc.
+ Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu.
II. Hệ thống hoá kiến thức:
1. Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động,...
2. Các quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Tạo lập (sản sinh) VB: người nói (người viết) thực hiện.
- Lĩnh hội VB: người nghe (người đọc) thực hiện.
3. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Nhân vật giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
5. Củng cố, Dặn dò
Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ?
Các nhân tố của HĐGT bằng ngôn ngữ?
- Làm BT2 tr.20 (SGK)
- Soạn bài: Khái quát văn học dân gian.
+ Các đặc trưng của VHDG? Dẫn chứng
+ Các giá trị của VHDG? Dẫn chứng
Tuần: 2 Ngày soạn: 14/08/2012
Tiết: 4
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
1/ Kiến thức:
- Khái niệm văn học dân gian.
- Đặc trưng của VHDG.
- Hệ thống thể loại của VHDG.
- Những giá trị cơ bản của VHDG.
2/ Kĩ năng:
- Kể lại một chuyện cổ dân gian đã từng nghe.
- Ghi nhận những đặc tính của VHDG: truyền miệng, tạp thể, biểu diễn, dị bản, địa phương… . 3. Tư tưởng tình cảm - Thái độ:
Giáo dục tình yêu, ý thức tự hào về những giá trị to lớn của VHDG; tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên…
B. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Chuẩn kiến thức kĩ năng, …
- Học sinh: SGK, tập bài soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS thông qua tập bài soạn.
3. Dẫn dắt vào bài mới:
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nôi dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm VHDG.
* Mục tiêu: Hiểu khái quát VHDG là gì và tác dụng của VHDG.
* Tổ chức thực hiện:
Em hiểu ntn là VHDG?
HS trả lời.
GV đưa ra nhận xét đúng, sai, nhấn mạnh.
Hoạt động 2: Khám phá các đặc trưng cơ bản của VHDG.
* Mục tiêu: Nắm vững đặc trưng cơ bản của VHDG.
* Tổ chức thực hiện:
Em hiểu ntn là tính truyền miệng?
HSTrả lời
GV Nhận xét.
Giảng về tính dị bản.
Em hiểu ntn là tính tập thể?
HS Suy nghĩ, trả lời.
GVNhận xét.
G.thích thêm: VHDG khác tác phẩm
Khuyết danh - tác phẩm VH viết trung đại, có tác giả nhưng vì lí do nào đó mà giấu tên.
Ngoài ra, VHDG có tính thực hành do gắn bó mật thiết với sinh hoạt đời sống cộng đồng (ca dao) đúc kết kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Phân biệt các hệ thống thể loại.
* Mục tiêu: Nhận biết và sắp xếp đúng từng thể loại của VHDG.
* Tổ chức thực hiện:
VHDG có bao nhiêu thể loại? Nêu 1 vài tác phẩm?
HS Trả lời
GV Nhận xét
Hoạt động 4: Tìm hiểu các giá trị cơ bản của VHDG.
* Mục tiêu: Thấy rõ các giá trị cơ bản của VHDG. Thêm yêu nền VH dân tộc.
* Tổ chức thực hiện:
Dựa vào SGK, trình bày hiểu biết của em về những giá trị cơ bản của VHDG?
HS thảo luận.
GV Nhận xét, giảng.
Hoạt động 5: Tổng kết
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức VHDG.
*Tổ chức thực hiện:
Qua bài học, em hiểu gì về VHDG?
HSTrả lời
GV nhấn mạnh
I. Văn học dân gian là gì?
VHDG là những tác phẩm NT ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt, đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG.
1. Tính truyền miệng:
- Không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ người nọ sang người kia, từ đời này sang đời khác.
- Tính truyền miệng tạo sự phong phú, đa dạng do tính di bản.
2. Tính tập thể:
- VHDG do tập thể sáng tác
+ Cá nhân khởi xướng
+ Tập thể hưởng ứng
+ Truyền miệng trong dân gian tu bổ thêm bớt cho hoàn chỉnhmang đậm tính tập thể.
- Mọi người có quyền tham gia sửa chữa.
III. Hệ thống thể loại của VHDG:
Gồm 12 thể loại (SGK)
+ Thần thoại: Con Rồng cháu Tiên
+ Sử thi: Đẻ đất đẻ nước
+ Truyền thuyết: Thánh Gióng
IV. Những giá trị cơ bản của VHDG:
1. Kho tri thức vô cùng phong phú:
- Được nhân dân đúc kết từ thực tiễn:
nhận thức quan điểm tư tưởng thuộc mọi lĩnh vực đời sống: tự nhiên, xã hội, con người.
- 54 dân tộc (di bản) kho tri thức vô cùng phong phú, đa dạng.
2. Giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người:
Giáo dục tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương con người, chống cái xấu, ác.
3. Giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc:
Mỗi thể loại VHDG có những giá trị thẩm mĩ riêng, đóng góp chung cho nền VH dân tộc. Là nguồn nuôi dưỡng và là cơ sở của VH viết.
V. Tổng kết:
SGK
5. Củng cố; Dặn dò
- Nắm các đặc trưng cơ bản và những giá trị to lớn của VHDG.
- Thấy sự quan trọng của VHDG trong cuộc sống.
- Học bài.
- Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)
Nắm vững lí thuyết làm BT tr.20 - 21.
Tuần: 2 Ngày soạn: 16/08/2012
Tiết: 5
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
(tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:
1/ Kiến thức:
Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập và lĩnh hội văn bản.
Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp
2/ Kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
3. Tư tưởng tình cảm - Thái độ:
Giáo dục thái độ và hành vi phù hợp trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
B. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Chuẩn kiến thức kĩ năng, …
- Học sinh: SGK, tập bài soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS thông qua tập bài soạn.
3. Dẫn dắt vào bài mới:
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại khái niệm.
* Mục tiêu: Nắm vững kiến thức trước khi làm BT.
*Tổ chức thực hiện:
HĐGT bằng NN là gì?
HS Suy nghĩ, trả lời.
GV nhấn mạnh
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
*Mục tiêu: Biết cách vận dụng lí thuyết vào thực hành làm BT. Mở rộng HĐGT NN thực tế.
Tổ chức thực hiện:
GV chia nhóm, hướng dẫn BT.
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: BT 1
Nhóm 2: BT 2
Nhóm 3: BT 3
Nhóm 4: BT 4
Thảo luận trình bày bảng
HS nhận xét.
GV nhận xét, cho điểm.
GV hướng dẫn:
+ TB ngắn, có mở và kết
+ Xác định đối tượng giao tiếp.
+ Hoàn cảnh: Nhà trường và
Nhân ngày môi trường...
I. HĐGT bằng ngôn ngữ là gì?
- HĐGT là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa con người trong XH. Trong đó, phương tiện ngôn ngữ có vai trò quan trọng.
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a) Nhân vật giao tiếp là một người con trai và một người con gái. Cả hai đều còn trẻ, lứa tuổi đôi mươi (anh, nàng, cây tre non đủ lá).
b)Thời điểm : đêm trăng thanh, thời điểm đó thích hợp vơi những câu chuyện tâm tình của lứa đôi.
c)Nhân vật “anh”nói về chuyejn cây tre non đủ lá, đan sàn. Mục đích: muốn kết hôn cùng cô gái.
d)Cách nói của anh phù hợp, tế nhị.
Bài tập 2:
a) Những hành động cụ thể trong cuộc giao tiếp là:
+ Chào à Cháu chào ông ạ!
+ Chào đáp A Cổ hả ?
+ Khen Lớn tướng rồi nhỉ?
+ Hòi Bố cháu có gửi...?
+ Đáp Thưa ông, có ạ!
b) Cả 3 câu đều có hình thức câu hỏi. Nhưng chỉ câu 3 hỏi;
còn câu 1 chào
câu 2 khen
c) Mối quan hệ ông - cháu. Thái độ:
+ Cháu : kính mến
+ Ông : quý yêu trìu mến.
Bài tập 3:
a) Thông qua hình tượng “Bánh trôi nước”, tác giả muốn bộc bạch về vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và tác giả nói riêng.
=> Khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ, lên án sự bất công của XH.
=> Phương tiện: trắng, tròn, bảy nổi 3 chìm,...
b) Căn cứ:
+ Từ ngữ: trắng, tròn (vẻ đẹp)
+ Thành ngữ: 7 nổi 3 chìm (số phận)
tấm lòng son (phẩm chất)
à Cuộc đời tác giả: tài hoa nhưng lận đận về tình duyên.
Bài tập 4:
Mở: Nhân ngày...., Nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để...
ND chính: + Thời gian?
+ Nội dung công việc?
+ Lực lượng tham gia?
+ Dụng cụ?
+ Kế hoạch cụ thể?
Kết: Nhà trường kêu gọi toàn thể HS hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
. .
File đính kèm:
- giao an ngu van.doc