I- Mục tiêu bài học : Giúp HS :
_ Nắm được các khái niệm : ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
_ Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
Trọng tâm kiến thức kĩ năng :
1. Kiến thức :
_ Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.
_ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có 3 đặc trưng cơ bản : tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
2. Kĩ năng :
_ Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật : các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng.
_ Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, điệp ngữ,.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản tiếng việt : phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 10 cơ bản
Tiếng Việt :
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I- Mục tiêu bài học : Giúp HS :
_ Nắm được các khái niệm : ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
_ Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
Trọng tâm kiến thức kĩ năng :
1. Kiến thức :
_ Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.
_ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có 3 đặc trưng cơ bản : tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
2. Kĩ năng :
_ Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật : các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng.
_ Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói, nhất là viết : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, điệp ngữ,...
3. Thái độ :
_ Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nghệ thuật.
II- Chuẩn bị của GV và HS :
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, STK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
2. Học sinh: đọc bài, soạn bài theo hướng dẫn SGK.
III- Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1 : Vào bài.
Trong cuộc sống cũng như trong học tập chúng ta thường gặp những phong cách ngôn ngữ khác nhau như: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,...học kì trước đã được học phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tuy nhiên để phân biệt được phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các loại ngôn ngữ khác ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 loại phong cách ngôn ngữ nữa: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 :
Tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung bài học.
Học sinh tìm hiểu ngữ liệu và trả lời câu hỏi.
TT1 : em hãy nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong 2 ví dụ trên ?
TT2:hãy rút ra kết luận về ngôn ngữ được sử dụng trong 2 ngữ liệu trên?
TT3 :em hiểu ngôn ngữ nghệ thuật thế nào?
- ngôn ngữ nghệ thuật thường được sử dụng trong các loại văn bản nào ?
TT4 :Theo em ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia làm mấy loại?
TT5 :Cách thức thể hện ngôn ngữ nghệ thụât qua các phương tiện diễn đạt?
(Gợi ý: thể hiện qua âm điệu, hình ảnh, cảm xúc,...) Đưa ví dụ và phân tích :
TT6 : HS thảo luận 5 phút và phát biểu ý kiến : chức năng ngôn ngữ nghệ thuật? Ví dụ (có phân tích )
-HS thảo luận và phát biểu ý kiến: các chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài ca dao.
TT7 : hãy khái quát những nội dung chính về ngôn ngữ nghệ thuật ?
TT8 : GV hướng dẫn hs đọc và nghiên cứu ví dụ trong sgk bài ca dao về cây sen và trả lời câu hỏi.
- Để tạo nên tính hình tượng các nhà văn, nhà thơ thường dùng những biện pháp nghệ thuật gì ?
TT9 : Hãy so sánh bài ca dao về cây sen và mục từ trong từ điển(sen :cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn); để thấy được tính hình tượng của bài ca dao ?
TT10 : Cho HS đọc tính truyền cảm trong SGK và cho biết thế nào là tính truyền cảm ?
- yêu cầu phân tích tính truyền cảm trong 2 câu thơ của Nguyễn Du?
TT11 : Cho biết tính cá thể hóa thể hiện trong văn học ở những phương diện nào ?
- Phân tính tính truyền cảm trong bài thơ "mời trầu" của Hồ Xuân Hương ?
I- Ngôn ngữ nghệ thuật :
1. Tìm hiểu chung về ngôn ngữ nghệ thuật:
_ ngữ liệu 1 :
"Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi !
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu."
(Nguyễn Duy)
_ ngữ liệu 2 :
theo từ điển tiếng việt :
Tre : dt. Loại cây nhỏ cao, ruột rỗng có nhiều đốt.
® Nhận xét :
+ ngôn ngữ trong đoạn thơ ở ngữ liệu 1 mang tính gọt giũa, bóng bẩy, gợi hình, gợi cảm cao, giàu giá trị nghệ thuật.
+ ngôn ngữ trong ngữ liệu 2 giàu tính chính xác, khoa học, giản dị, đời thường.
®Ngôn ngữ trong ngữ liệu 1 là ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ trong ngữ liệu 2 là ngôn ngữ khoa học.
_ là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.
-Được dùng:
>chủ yếu trong văn bản nghệ thuật, các tác phẩm văn chương.
> còn được dùng trong lời nói hàng ngày và các phong cách ngôn ngữ khác.
Ví dụ : Văn chính luận vẫn giàu tính hình tượng, gợi cảm:"chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học........tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu".
2.Các loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật.
Có 3 loại :
+ngôn ngữ tự sự :truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,...
+ngôn ngữ thơ: ca dao, hò, vè,...
+ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng,...
-ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua các phương tiện diễn đạt:
+cái hay của âm điệu
+vẻ đẹp chân thực của hình ảnh
+những xúc cảm chân thành gợi ra nỗi vui, buồn, yêu thương...
Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn vĩ / Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.( Đây thôn vĩ dạ- Hàn mặc Tử)
®âm điệu nhẹ nhàng, hình ảnh chân thực của tự nhiên: nắng, hàng cau; cảm xúc hỏi, trách nhẹ nhàng, kèm theo lời mời gọi,...
3. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Thông tin và thẩm mĩ.
- Nhưng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe(đọc).
Ví dụ: đo ạn th ơ:
"Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi !
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu."
(Nguyễn Duy)
®Các chức năng:
+chức năng thông tin:nơi sinh sống, hình dáng, cấu tạo của cây tre.
+chức năng thẩm mĩ:cái đẹp hiện hữu và phát triển trong cả những môi trường khắc nghiệt, khó khăn nhất.
Þ Kết luận : ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ.
II- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Tính hình tượng.
_ Phẩm chất đẹp đẽ, trong sạch của cây sen được thể hiện thông qua những hình ảnh về lá, bông, nhị,.. Hơn nữa những hình ảnh cụ thể đó còn tạo nên hình tượng chung về cây sen để tạo thành tín hiệu thẩm mĩ chung cho cái đẹp.
_ Các nhà văn, thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...
_ Ngoài nội dung phản ánh hiện thực (nơi sinh sống, cấu tạo lá, bông, nhị,...) bài ca dao còn thể hiện vẻ đẹp bên ngoài và cả phẩm chất thanh cao của cây sen (chẳng hôi tanh mùi bùn). bài ca dao còn có ý nghĩa cao cả hơn : ca ngợi vẻ đẹp bên ngoài và cả phẩm chất bên trong của những thực thể biết giữ gìn vẻ đẹp ngay cả trong môi trường xấu xa. So với từ điển thì bài ca dao có ý nghĩa, tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
2. Tính truyền cảm.
_ Tính truyền cảm thể hiện ở sự bộc lộ cảm xúc trong ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời khơi gợi cảm xúc của người đọc, cùng xúc cảm với người viết. Tính truyền cảm là đặc trưng ngôn ngữ của tất cả các thể loại văn học.
ví dụ: "Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."
- thể hiện sự đau xót, đồng cảm sâu sắc của tác giả trứơc số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
3. Tính cá thể hóa.
_ Tính cá thể hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở nét riêng trong ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, ở vẻ riêng của mỗi cảnh, mỗi sự việc, mỗi tình tiết, ...
_ bài thơ "mời trầu" của Hồ Xuân Hương thể hiện nét cá tính riêng của nữ sĩ : mạnh mẽ, tự tin,...
-phong cách Hồ Xuân Hương khác với phong cách trữ tình, sâu lắng của Nguyễn Du,....
Hoạt động 3 :
Luyện tập vận dụng :
làm bài tập 2, 4 SGK trang 101 - 102.
III- Luyện tập
Bài tập 2 :
Tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất trong các đặc trưng vì :
_ là phương tiện và là mục đích sáng tạo nghệ thuật.
_ trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm.
_ cách lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.
_ nó thể hiện đặc thù của văn bản nghệ thuật so với các văn bản khác, hơn nữa nó kéo theo 1 số đặc trưng khác : tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính cụ thể,...
Bài tập 4 : So sánh :
_ cách chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu.
_ nhịp điệu khác nhau.
_ hình tượng 3 mùa thu ở 3 tác giả không cùng 1 thời đại, không giống nhau ở phong cách ngôn ngữ cá nhân (tính cá thể hóa).
® Mỗi bài thơ có nét riêng về ngôn ngữ, về cảm xúc, về sắc thái : cảnh mùa thu của Nguyễn Khuyến mang sắc thái cổ điển, của Lưu Trọng Lư mang sắc thái lãng mạn, của Nguyễn Đình Thi mang sắc thái cách mạng sôi nổi.
IV- Củng cố dặn dò :
- Nắm chắc khái niệm ngôn ngữ, và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để vận dụng vào phân tích hiệu quả sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.
- Chuẩn bị bài Truyện Kiều (Nguyễn Du).
File đính kèm:
- phong cach ngon ngu nghe thuat(1).doc