Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 37- Tỏ lòng ( thuật hoài )

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 

Giúp HS:

1. Hiểu được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả – một vị tướng giỏi thời Trần.

2. Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ.

 

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp với các phương pháp sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 37- Tỏ lòng ( thuật hoài ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỎ LÒNG ( Thuật Hoài ) Phạm Ngũ Lão MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: 1. Hiểu được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả – một vị tướng giỏi thời Trần. 2. Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài học CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp với các phương pháp sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS (đọc SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày một nội dung gì? (HS đọc SGK) - Giải nghĩa các từ khó Nhận xét cách dịch nghĩa giữa phần phiên âm và dịch nghĩa - Hai câu thơ đầu đã thể hiện khí phách anh hùng của vị tướng và quân đội nhà Trần như thế nào? - Hai câu thơ cuối giúp em hiểu thế nào về công danh mà người nam nhi phải trả? Lí tưởng công danh mang nội dung gì? I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn Giới thiệu vài nét về Phạm Ngũ Lão - Sinh năm 1255 mất 1320, người làng Phù Uûng huyện Đường Hào nay là huyện Aân Thi, tỉnh Hưng Yên thuộc tầng lớp bình dân. Oâng được Trần Quốc Tuấn tin dùng, trước là gia khách – khách trong nhà, sau được Trần Quốc Tuấn gả con gái nuôi cho. - Oâng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, làm đến chức Điện Súy và phong tước quan nội hầu. Là một võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ, được ca ngợi là văn võ tòan tài. - Tác phẩm còn lại là hai bài thơ : “Tỏ lòng” và “Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”. (SGK) 2. Văn bản - Cách dịch nghĩa rất thóat. Song có hai điều cần lưu ý: + Câu 1: Nguyên tác là Hòanh sác (cắp ngang ngọn giáo) dịch là cầm ngang ngọn giáo không mạnh. Bản dịch thơ là múa giáo càng không mạnh. Múa giáo là chờ giặc tới để đón địch, mất thế mạnh của sự chủ động. + “Tam quân tì hổ khí thôn mưu”. “Khí thôn ngưu” dịch là “nuốt trôi trâu”. Dịch như vậy không sai. Ba quân sức mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu. Còn có một cách dịch khác là “Ba quân hùng sát khí át sao Ngưu”. + Chọn cách dịch nào cũng đúng, không sai.song dịch là “át sao Ngưu” muốn diễn đạt ba quân sức mạnh như hổ báo, sức mạnh xung thiên làm át cả sao Ngư. Hiểu như vậy vừa mạnh mẽ vừa khỏe khoắn, vừa giàu yếu tố thẩm mỹ. II. Đọc - Hiểu a. Hai câu thơ û đầu “Múa giáo… trôi trâu” - nhà thơ đã miêu tả cách đấu của quân đội nhà Trần trong đó có bản thân mình. Khí phách anh hùng được thể hiện ở hình ảnh người tráng sĩ. Đó là tư thế dũng mãnh vừa xông xáo vừa tung hoành. Hai tiếng “non” sông phải hiểu là đất nước. Người tráng sĩ ấy đã từng đánh Đông. dẹp Bắc giữ vững non sông đất nước này. Câu thơ hừng hực khí thế, bày tỏ niềm tin vào chính mình. Tin vào mình và tin vào sức mạnh của ba quân : Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. - Ba quân là tiền quân, trung quân , hậu quân. Hai tiêng khí mạnh không có trong nguyên tác. Người dich thêm vào cho hai tiếng “tì hổ”đáng tiếc. Song khí mạnh với hai vần trắt lại làm cho ý thơ thêm khỏe khoắn, mạnh mẽ như đang áp đảo quân thù, hừng hực khí thế ra trận , bất chấp mọi nguy hiểm gian nan . ba tiếng nuốt trôi trâu mạnh mẽ quá. Con người với khí phách anh hùng cũng là con người có hoài bão lớn lao b.Hai câu thơ cuối “Công danh… vũ hầu” -Theo tinh thần chung của nho giáo, lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm (phải có danh gì với núi sông – Nguyễn Công Trứ). Công danh như một món nợ mà trang nam nhi thời phong kiến phải trả. Công danh đã trở thành lý tưởng. Với Phạm Ngũ Lão lý tưỡng công danh mang nội dung tiến bộ. Nó không đôn thuần lập công để hành danh mà nó là món nợ trang nam nhi phải trả. Lý tưởng công danh đã trở thành hoài bão, khát vọng của kẻ làm trai. “Công danh nam tử còn vương nợ” - Hai tiếng “vương nợ” khắc sâu điều da diết trong lòng. Bởi Phạm Ngũ Lão ý thức được rằnh mình chưa trả đủ món nợ ấy. Nếu hai câu đầu là tự hào của dũng khí thì hai câu sau lại lắng sâu ý thưc trách nhiệm của một vị tướng tài ba và đức độ. - Phạm Ngũ Lão cho rằng mình chưa trả được món nợ ấy, chưa lập được công danh là bao. Nhà thơ hạ chữ “thẹn”có nghĩa là hổ thẹn. So với cha ông, mình chưa có gì đáng noi. Khát vọng lớn lao mong muốn lập nhiều công danh hơn nữa, nhiều mưu kế, chiến lược, tài ba hơn nữa. Khát vọng ấy lại rất khiêm nhường. Lớn lao mà vẫn khiêm nhường vì so sánh với Vũ Hầu Lượng (Gia Cát Lượng) một mưu thần giỏi dùng binh, dùng người còn là một bề tôi của nhà hán. Yù chí nam nhi đẹp biết bao - Bài thơ thể hiệnû khí phách và hoài bão lớn lao của một vị tướng đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Thấy được khí thế hào hùng của cả một thời đại và hoài bão lớn của một vị tướng trẻ tuổi muốn có sự nghiệp công danh như Gia Cát Lượng để phò vua giúp nước - Nghệ thuật ngôn từ, biểu tượng gây nhiều cảm xúc.

File đính kèm:

  • doctiet37.doc