Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn: tiết 77 hồi trống cổ thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

 A. Mục tiêu cần đạt :

 Thông qua bài học giúp học sinh:

 - Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa "vườn đào" cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu tượng riêng biệt của lòng trung nghĩa.

 - Hồi tróng đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.

 B. Phương tiện thực hiện :

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học

C. Cách thức tiến hành :

 Kết hợp nhiều phương pháp như đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận

D. Tiến trình lên lớp :

 1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nêu cách tóm tắt văn bản tuyết minh?

 2. Giới thiệu bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Đọc văn: tiết 77 hồi trống cổ thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.../.../200... Đọc văn: tiết 77 Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung - A. Mục tiêu cần đạt : Thông qua bài học giúp học sinh: - Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa "vườn đào" cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu tượng riêng biệt của lòng trung nghĩa. - Hồi tróng đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng. B. Phương tiện thực hiện : - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành : Kết hợp nhiều phương pháp như đọc sáng tạo, trao đổi, thảo luận… D. Tiến trình lên lớp : 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu cách tóm tắt văn bản tuyết minh? 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Nêu vài nét về tác giả La Quán Trung? - Nêu vài nét về tác phẩm? - Tóm tắt nội dung truyện khoảng 10 dòng? - Nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? - Nêu vị trí đoạn trích? - Tóm tắt đoạn trích khoảng5 dòng? - Qua việc tìm hiểu truyện và qua đoạn trích em có nhận xét gì về tính cách của Trương Phi? - Tính cách nóng nảy của Trương Phi bộc lộ qua những chi tiết nào? - Theo em Quan công là người như thế nào? (Tứ tuyệt: QC tuyệt nghĩa, Tào Tháo: tuyệt gian, Khổng Minh: tuyệt trí, Lưu Bị: tuyệt nhân) - Theo em hồi trống Cổ Thành mang ý nghĩa gì? Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích? I. Tiểu dẫn 1.Tác giả: - La Quán Trung (1330 - 1400), tên La Bản, tự là Quán Trung, hiệu Hồ Hải tản nhân. - Quê quán: người vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. - Ông thích sống cô độc, lẻ loi, một mình ngao du đây đó. - Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. - Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Tam Quốc diễn nghĩa". Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như "Bình ngưu truyện". 2. Tác phẩm: - Ra đời vào đầu thời Minh, khoảng giữa thế kỉ XIV gồm 120 hồi. - Trước khi trở thành tiểu thuyết, cốt truyện của nó được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Cuối Nguyên, đầu Minh, La Quán Trung thu thập những câu truyện lưu truyền trong nhân dân, những bản chép tay của những nhà viết sử và những tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời trước đó để chỉnh lí lại thành "Tam Quốc diễn nghĩa". - Phần lớn sự kiện, nhân vât trong truyện lấy từ những câu chuyện, con người có thật trong lịch sử thời Tam Quốc. Nhưng do quá trình hình thành phức tạp và chịu sự chi phối của tư tưởng "ủng Lưu, phản Tào" nên nhứng sự kiện, nhân vật có khoảng cách xa với sự thật lịch sử. - Tính cách của nhân vật được hình thành từ chính hành động của nhân vật, tác giả ít xen vào những đoạn miêu tả tâm lí, giới thiệu, thường sử dụng những đặc điểm của truyện kể. - Nội dung tác phẩm: Truyện bao quát lịch sử Trung Quốc khoảng gần 100 năm (183 - 280) cuối triều nhà Hán.Đó là sự suy vong của nhà Hán, quá trình hình thành và phát triển rồi bị diệt vong của 3 nhà Nguỵ, Thục, Ngô cho đến khi Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập nên nhà Tấn.Bắc Nguỵ cầm đầu là Tào Tháo, Tào Phi chiếm giữ vùng Bắc Trường Giang. Đông Ngô cầm đầu là Tôn Quyền, chiếm giữ vùng đất Nam Trường Giang. Tây Thục cầm đầu là Lưu Bị chiếm giữ vùng Tây Nam. 3. Giá trị của tác phẩm: - Nội dung tư tưỏng: + Phơi bày cục diện xã hội Trung Hoa cổ đại, một giai đoạn cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bế, chiến tranh liên miên, đất nước chia cắt, nhân dân đói khổ, điêu linh. + Nguyện vọng hoà bình, thống nhất, ổn định của nhân dân mà tác giả thể hiện ở tư tưởng "ủng Lưu, phản Tào". - Đặc sắc nghệ thuật: Truyện đã xây dựng nhiều nhân vật đặc sắc, chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hứng thú; đặc biệt miêu tả các trận đánh rất đa dạng và phong phú. 4. Vị trí đoạn trích: - Đoạn trích thuộc hồi 28 - Trước đó là đoạn kể chuyện ba anh em Lưu Bị thua trận dưới tay Tào Tháo, mỗi người phải trốn một nơi. Quan Công vì bảo vệ gia quyến Lưu Bị nên tạm hàng Tào để chờ ngày đoàn tụ. - Nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu, Quan Công lập tức đưa hai chị lên đường. Bị ngăn cản, Quan Công phải giết 6 tướng Tào để vượt qua 5 ải. - Đến Cổ Thành, Quan Công gặp Trương Phi. 5. Tóm tắt đoạn trích: Nghe tin Quan Công đến, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, cầm mâu lên ngựa. Quan Công mừng rỡ tay không đến đón em, bỗng Trương Phi trợn mắt quát, phóng xà mâu đâm Quan Công. Quan Công phân trần, mọi người khuyên can nhưng Trương Phi vẫn một mực cho là Quan Công đã phản bội đến đây để bắt mình. Chỉ sau khi Quan Công chém chết Sái Dương, Trương Phi mới chịu tin và khóc, thụp lạy Quan Công. II. Đọc - hiểu: 1. Hình tượng nhân vật Trương Phi: - Trương Phi là người nóng nảy: Vừa nghe Tôn Càn vào báo tin bèn káo quân ra cổng thành, không hỏi han gì mà lập tức "đâm ngay Quan Công". - Là người ngay thẳng, cương trực, có dũng khí, trong sáng, không chấp nhận sự giả dối, quanh co, không khoan nhượng với cái xấu. Do đó mà Trương Phi không nghe một lời giải thích nào của mọi người, lao lại đánh Quan Công và có những lời nói không đúng mực của người em đối với anh. - Là người trung nghĩa: Trong con mắt của Trương Phi, Quan Công là một tên phản bội, việc hàng Tào của Quan Công là biểu hiện của sự phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu, Quan,Trương. Trương Phi quan niệm trung thần không bao giờ hai chủ, thà chịu chết chứ không chịu nhục. - Là người sống đầy tình nghĩa và dám nhận sai lầm: Sau khi biết mình hiểu lầm anh , Trương Phi oà khóc và thụp xuống lạy tạ xin lỗi. => Vì thế Trương Phi trách Quan Công là người bât nghĩa, bất nhân, bất trung. - Tính cách nóng nảy của Trương Phi biểu hiện : + Diện mạo: "mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược"… + Lời nói: "hò hét như sấm", "hầm hầm quát","nổi giận nói", gọi Quan Công là "mày"... + Hành động: "múa xà mâu chạy lại đâm quan Công","hăm hở chạy lại đâm Quan công","thẳng cánh đánh trống"... 2. Hình tượng nhân vật Quan Công: - Tài, đức vẹn toàn: + Tài: Vượt qua năm cửa quan, giết chết 6 tướng giặc Tào, tránh được các đòn tấn công của Trương Phi, chém bay đầu Sái Dương chỉ sau một hồi trống. + Là người trung nghĩa: Khi biết tin Lưu Bị, Quan Công đã bỏ Tào Tháo và đi tìm anh mình, không vì vật chất mà thay lòng đổi dạ, sẵn sáng chém chết Sái Dương để bảo vệ lòng trung nghĩa. + Sống tình nghĩa, một lòng một dạ bảo vệ hai chị, rất vui mừng khi gặp lại em. + Giàu lòng độ lượng: Trương Phi hai lần phóng xà mâu đâm Quan Công, nhưng Quan Công không hề tức giận mà chỉ né tránh và bình tĩnh giải thích sự tình cho em. 3. ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành - Hồi trống gợi không khí chiến trận, tạo đỉnh điểm cho xung đột đầy kịch tính. - Hồi trống là chướng ngại thách thức khí phách, thách thức cái tài, cái đức của các bậc trượng phu. - Hồi trống đoàn tụ anh em Lưu, Quan, Trương sau bao khó khăn thử thách. 4. Nghệ thuật: - Đoạn trích là một vở kịch thu nhỏ, có mở màn, có đỉnh điểm, có kết thúc; có thắt nút, mở nút tạo được sự hồi hộp, bất ngờ cho người đọc. - Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật rõ nét. 5. Tổng kết: - Đoạn trích ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa. Đó là tình nghĩa cao đẹp vì lý tưởng chung, vì chính nghĩa mà chiến đấu. - Đoạn trích được xây dựng bởi cảm hứng anh hùng, thể hiện được âm vang chiến trận thời cổ. III. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố lại bai. - HS soạn bài: Tào Tháo uông rượu luận anh hùng.

File đính kèm:

  • docHoi Trong Co Thanh(7).doc