Giáo án Ngữ văn 10 – Hệ: Trung cấp nghề

A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.

- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học: Dân gian và viết.

- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.

B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:

- Ổn định tổ chức lớp.

- Giới thiệu bài mới:

Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.

C/ BÀI GIẢNG:

 

doc106 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 – Hệ: Trung cấp nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày ……. Tháng…….. năm 200 Tiết 01 + 02 Đọc văn TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam. - Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học: Dân gian và viết. - Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau. B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: - Ổn định tổ chức lớp. - Giới thiệu bài mới: Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn. C/ BÀI GIẢNG: DÀN Ý BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ Thời gian I/ Mở đầu: Nền văn học VN có bản sắc riệng biệt và có một sức sống bền bỉ mãnh liệt dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là nạn ngoại xâm, tuy nhiên nền văn học đó vẫn giữ được một bản sắc và gộp chung lại thành một nền văn hoá giầu bản sắc mà cho đến nay còn để lại qua những sáng tác dân gian của các dân tộc khác nhau, tuy nhiên lịch sử văn học VN thường lấy văn học người Việt làm bộ phận chủ đạo. II/ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: 1.Văn học dân gian: - Khái niệm: VHDG Thuộc tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ thời kì sơ khai và pgát triển mạnh mẽ ở thời kì cận hiện đại bao gồm nhiều thể loại như: Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Ca dao, Dân ca… thường do người bình dân sáng tác tập thể và truyền lại theo lối truyền miệng. Ở VN, nền văn học này có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc và chính nó đã có sự tác động to lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học viết. - Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành. 2. Văn học viết: + Chủ yếu do đội ngũ tri thức sáng tạo ra đời trong khoảng thế kỉ X( Ghi bằng chữ Hán, sau này là chữ Nôm), đóng vai trò chủ đạo và thể hiện được những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc. + Có hai thành phần văn học viết cùng tồn tại và phát triển song song với nhau là: - Văn học chữ Hán ra đời ngay từ khi có chữ viết ( Có văn học viết). Mặc dù được viết bằng chữ Hán những nó là văn học của người Việt, mang đậm chất dân tộc tâm hồn người VN tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. - Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp tri thức. Nó trưởng thành nhanh chóng và gặt hái được nhiều thành công lớn. + Đến đầu thế kỉ XX, nền văn học VN chuyển dần sang sáng tác bằng Tiếng Việt và ghi lại bằng chữ cái La tinh ( Thường gọi là chữ quốc ngữ). + Hệ thống, thể loại: Từ TK X đến TK XIX về văn học chữ Hán có văn xuôi( truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi), thơ( cổ phong, Đường luật), văn biền ngẫu( phú, cáo, văn tế). Về văn học chữ Nôm có thơ( Thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói), văn biền ngẫu. II/ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam: 1. Văn học trung đại( TK X – XIX): - Chủ yếu phát triển dưới các triều đại phong kiến gồm hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết tồn tại song song. Theo chặng đường thịnh suy của các triều đại phong kiến mà hai bộ phận văn học này lúc thì hoà hợp ( TK X – XV) lúc thì phân hoá ( TK XVI – TK XIX). Về văn học viết thì theo đà phát triển mà thành phần Nôm ngày càng có vai trò quan trọng( TK XVIII). - Nền văn học thời kì này có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và những thay đổi về ý thức con người, tuy nhiên nó vẫn bị chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ thể hiện qua hệ thống thi pháp. - Thành tựu: + Văn học chữ Hán: Thánh Tông di thảo- Lê T Tông, Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ, Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập– NTrãi, Bạch Vân thi tập – NBKhiêm… + Văn học chữ Nôm: Thơ Nôm HXH, BHTQ, Sơ kính tân trang- Phạm Thái, truyện Kiều – NDu… 2. Văn học hiện đại( đầu TK XX đến nay): - Sau khi thôn tính nước ta về mặt quân sự ( Đầu TK XX) thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa theo phương thức TBCN, lúc này nước ta xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội và theo đó nhu cầu văn hoá, văn nghệ cũng biến chuyển. Các trào lưu văn hoá phương Tây có ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp tri thức Tây học. Hoạt động báo chí ngày càng sôi nổi dẫn đến chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng. - Từ những điền kiện trên đã đẩy nền văn học VN vào thời kì mới với nhiều cách tân về mặt thể loại và cũng chính thời kì này đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận dẫn đến sự xuất hiện của nhiều trường phái, xu hướng khác nhau. - Sự xuất hiện của ĐCSVN đã làm cho nền văn học phát triển theo hướng khác, tích cực và cụ thể hơn. Nền văn học được thống nhất về tư tưởng và hướng vào nhân dân lao động. Do yêu cầu của cuộc chiến tranh chống Mĩ mà yêu cầu nhiệm vụ của văn hoá, văn nghệ là tuyên truyền chiến đấu được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là sự ca ngợi những gương anh hùng, tình cảm nhân dân với tổ quốc, người Cộng sản với đồng bào, tình đồng đội… - Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước hoà bình lại, những yêu cầu của nền văn học lúc này là phải mang tính dân chủ có nội dung phong phú và đạt chất nghệ thuật hơn, phải phản ánh được công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Thành tựu: + Tác giả: Xuất hiện đội ngũ nhà văn, thơ chuyên nghiệp và việc sáng tác trở thành nghề nghiệp. + Đời sống văn học: Nhờ sự ra đời của báo chí và kĩ thuật in ấn mà văn học được phổ biến rộng rãi, hình thành mqh qua lại giữa độc giả và tác giả. + Thể loại: Xuất hiện nhiều thể loại mới như: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… + Thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế cũ. Hiện thực hơn, sáng tạo hơn. III/ Con người VN qua văn học: 1. Con người VN trong quan hệ với tự nhiên: - Tình yêu thiên nhiên chính là nội dung chính của văn học VN, trong các tác phẩm VHDG ta bắt gặp những hình ảnh đẹp và tươi vui của thiên nhiên VN như: Núi sông, đồng lúa, cánh cò, trăng, cây đa bến nước… của các vùng miền khác nhau và trong văn học hiện đại ta cũng thấy tình yêu đất nước, thiên thiên và tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các bài thơ, ánh văn xuôi đặc sắc. - VN là đất nước nông nghiệp vì vậy người VN gắn bó với thiên nhiên và thiên nhiên đã đi vào thơ ca bằng những nét bút tinh tế, tiếng cười sảng khoái yêu đời châm biếm đả kích cũng đi vào thơ ca. Nhưng phải nói cái tiêu biểu, giá trị nhất là những thiên truyện, bài thơ về cái buồn, cái đau của kiếp người chịu nhiều bất hạnh. 2. Con người VN trong quan hệ quốc gia dân tộc: - Con người VN luôn mang trong mình tâm niệm thích độc lập, dân chủ vì vậy dù phải đổ nhiều xương máu để đấâu tranh và bảo vệ tổ quốc nhưng con người VN vẫn quyết tâm theo. Những ánh hùng văn sôi nổi thể hiện tình yêu nước như NQSH của LTK, Hịch tướng sĩ của TQT, Bình Ngô đại cáo của NT, TNĐL của HCM là minh chứng rõ nét nhất. 3. Con người VN trong quan hệ xã hội:: Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc VN, đã có nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ, độc lập. Bên cạnh đó, cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành CN hiện thực và nhân đạo trong văn học dân tộc. 4. Con người VN và ý thức bản thân: Trong thời kì đấu tranh chống ngoại xâm thì con người VN thường đề cao tính cộng đồng hơn cá nhân, trong thời kì mới( Cuối TK XVIII đến nay) thì tính cá nhân đã được đề cao tức là đã có ý thức về quyền cá nhân như quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu. * KẾT LUẬN CHUNG: Nền văn học VN có một sức sống mãnh liệt và dẻo dai dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mặc dù ra đời sớm nhưng lại phát triển chậm. Tuy nhiên dù chịu sự can thiệp của bất cứ thế lực nào đi nữa cũng không sao xoá bỏ hoặc tiêu diệt được nền văn học cũng như người sản sinh ra nó mà ngược lại nó ngày càng phát triển nhanh mạnh mẽ hơn với bản sắc ngày càng đậm đà và đạt điểm cực đại khi thoát ra khỏi sự ràng buộc của nền văn hoá Trung Hoa. 1000 năm đô hộ giặc Tàu 100 năm đô hộ giặc Tây 20 năm nội chiến - Giải thích sự khác nhau giữa văn hoá dân gian và văn học dân gian? - GV gọi một học sinh và cho kể tên một vài thể loại VHDG. - Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân NHán trên sông BĐ năm 938. Phần này sẽ nhấn mạnh hơn ở bài sau. - Cho học sinh sơ lược từng thời kì. - Thơ Tứ tuyệt, ngũ ngôn. Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với lòng yêu nước, tính hiện thực và quá trình dân tộc hoá văn học. - VD? Trường phái hiện thực, lãng mạn. Có thể chia văn học thời kì này thành 4 gđ: - Đầu Tk XX – 1930( Tiêu biểu có Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách). - 1930 – 1945( Tiêu biểu có Thạch Lam, NTuân, XDiệu, Nam Cao, Huy Cận, HMTử, Vũ Trọng Phụng, CLViên…) - 1945 – 1975( Tiêu biểu có Trần Đăng, Thâm Tâm, Nguyễn Thi, Qdũng, Chính Hữu, HCM, Tố Hữu, NĐThi, Nguyên Ngọc..) - 1975 – nay( Tiêu biểu có Lâm Thị Vĩ Dạ, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật…) - Nêu những thành tựu? -Nêu kết luận chung? Các truyện cổ tích như: Chử Đồng Tử, Tấm cám… Thơ HXH, Truyện Kiều, thơ mới… D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nắm vững bài học cũng như những giai đoạn phát triển của nền văn học dân tộc. - Chuẩn bị bài “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Thông qua ngày …… tháng ….Năm 200 Ngày tháng năm 200 Trưởng khoa/ Tổ trưởng Giáo viên Lê Hữu Tín Ngày ……. Tháng…….. năm 200 Tiết 03+ 04 Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự giao tiếp ngôn ngữ ở hai dạng nói và viết. - Giúp học sinh nắm vững những nội dung cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng như nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp. - Nắm và hiểu được các nhân tố tham gia trong hoạt động giao tiếp. B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: - Ổn định tổ chức lớp. - Giới thiệu bài mới: DÀN Ý BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ Thời gian I/ Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1. Ví dụ: SGK trang 14, 15. 2. Phân tích ví dụ: a) VD 1: Hội nghị Diên Hồng + Nhân vật giao tiếp: Vua Trần và các vị bô lão. Cương vị xã hội: bề trên và dưới. Cụ thể: vua cai quản đất nước, bô lão đại diện cho những người lớn tuổi( Có thể trước đó có giữ những trọng trách trong bộ máy triều đình). + Những bô lão tham gia giao tiếp trực tiếp nghe vua Trần hỏi và trả lời, sau đó đổi vai giao tiếp, vua Trần lắng nghe các vị bô lão trao đổi. + Hoàn cảnh giao tiếp: Địa điểm là điện Diên Hồng và trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm. + Nội dung giao tiếp: Đề cập đến vấn đề nên hoà hay đánh giặc. + Mục đích giao tiếp: Thăm dò và lấy ý kiến của mọi người về vấn đề trọng đại của đất nước: Giặc đến đánh hay hoà. Ở trong hoạt động giao tiếp này mục đích giao tiếp đã đạt hiệu quả. b) VD 2: Bài học” Tổng quan văn học Việt Nam” + Nhân vật giao tiếp: Người viết SGK, Giáo viên và học sinh. Đặc điểm: Giáo viên là người lớn tuổi, có vốn sống và trình độ hiểu biết sâu về bài giảng; học sinh lớp 10, độ tuổi 15, vốn sống và trình độ hiểu biết còn hạn chế( Do độ tuổi). + Hoàn cảnh giao tiếp: Trong trường và lớp học. Có tổ chức theo kế hoạch giáo dục chung toàn quốc và nhà trường. + Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học với đề tài “ Các bộ phận cấu thành và tiến trình lịch sử phát triển của văn học”. + Mục đích giao tiếp: Cung cấp tri thức cần thiết cho học sinh và học sinh nhờ đó hiểu biết được về những vấn đề cơ bản của nền văn học Việt Nam. + Công cụ giao tiếp( Phương tiện): ngôn ngữ( Thuộc lĩnh vực ngôn ngữ khoa học, văn bản có kết cấu rõ ràng với tiêu đề và các đề mục rõ ràng, có hệ thống cùng với dẫn chứng minh họa mạch lạc, chặt chẽ. II/ Bài học: 1. Các yêu cầu của hoạt động giao tiếp: - Hoạt động giao tiếp chỉ thực hiện được khi có nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh , nội dung , mục đích và công cụ giao tiếp. Ngoài ra, trong quá trình giao tiếp người nói cần nắm được đặc điểm của người nghe để lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp. - Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: Tạo lập văn bản và thực hiện lĩnh hội văn bản. 2. Ghi nhớ: SGK trang 15. III. Luyện tập: Bài 1/ - Nhân vật giao tiếp là chàng trai và cô gái, họ là những thanh niên. - Hoạt động giao tiếp diễn ra vào buổi đêm, có trăng sáng và thanh vắng. Thời điểm này thường thích hợp cho đôi lứa tỏ tình và yêu nhau tâm sự. - Nhân vật “anh” nói về chuyện trăm năm của đôi lứa yêu nhau. Nhằm mục đích tỏ tình với cô gái. - Cách nói của anh phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp vì nó phù hợp với thời gian, lứa tuổi của hai nhân vật giao tiếp. Bài 2, 3, 4. Gv hướng dẫn cho hs làm những bài còn lại . IV. Bài tập về nhà: Bài 5/ SGK trang 21 – 22 Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ sgk và gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi sgk. - Ngoài các yếu tố đã nêu thì còn có yếu tố nào cần thêm trong hoạt động giao tiếp? HS học thuộc phần ghi nhớ Giáo viên cùng với học sinh xây dựng các bài tập trong SGK, có thể vừa hướng dẫân, gợi mở cho các em. D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Nắm vững bài học cũng như những nhân tố tham gia trong hoạt động giao tiếp. - Chuẩn bị bài “ Khái quát văn học dân gian Việt Nam”. Thông qua ngày …… tháng ….Năm 200 Ngày tháng năm 200 Trưởng khoa/ Tổ trưởng Giáo viên Lê Hữu Tín Ngày ……. Tháng…….. năm 200 Tiết 05 Giảng văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Giúp học sinh tìm hiểu một thể loại văn học tuy mới mà cũ với chủ đề về dân gian. - Học sinh có thể nắm được các đặc trưng cơ bản và khái niệm về các thể loại của VHDG. - Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG trong mqh với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc. - Đây là một nền văn học dân tộc mang tính quần chúng nên cho học sinh lấy nhiều tư liệu xã hội và sách vở vào bài học. B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: - Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi dự kiến: “ Văn học VN có trải qua mấy quá trình phát triển? Nêu cụ thể những thành công của thời kì thứ 2? - Dự kiến trả lời: + Có 3 thời kì phát triển: * Thời kì từ TK X - TK XIX ( Văn học trung đại). * Thời kì từ TK XIX – nay( Văn học hiện đại). + Văn học chữ Hán: Thánh Tông di thảo- Lê T Tông, Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ, Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập– NTrãi, Bạch Vân thi tập – NBKhiêm… + Văn học chữ Nôm: Thơ Nôm HXH, BHTQ, Sơ kính tân trang- Phạm Thái, truyện Kiều – NDu… C/ BÀI GIẢNG: DÀN Ý BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ Thời gian I/ Bước khởi đầu - Nguồn gốc: - VHDG ra đời từ thời kì CXNT, lúc xã hội chưa phân chia giai cấp, đây là văn học của toàn xã hội và được lưu lại bằng phương thức truyền miệng ( Chưa có chữ viết). - Chữ viết ra đời( Dựa trên sự phân hoá giai cấp và phát triển kinh tế) kéo theo văn học viết ra đời nhưng chủ yếu được sử dụng ở tầng lớp những người có học. Chữ viết chủ yếu là chữ Hán và chỉ những người ở tầng lớp trên mới được thưởng thức. - Tuy nhiên văn học truyền miệng vẫn phát triển ở tầng lớp bình dân ( Văn học bình dân) chủ yếu phản ánh đời sống và tư tưởng của người bình dân, quần chúng lao động. II/ Đặc trưng cơ bản của VHDG: 1. Tính truyền miệng: - Đây là đặc trưng khắc biệt nhất của VHDG so với văn học viết, người bình dân xưa không phải ai cũng đều biết chữ và họ đã nghĩ ra phương thức lưu truyền những sáng tác văn học lại bằng phương thức truyền miệng( Điều này cũng ảnh hưởng đến độ dài của tác phẩm: VHDG thường ngắn gọn, văn học viết thì dài). - Ngoài ra tính truyền miệng còn được thể hiện trong các diễn xướng dân gian như: Chèo, tuồng, cải lương, kịch… và chính nó làm nên sự phong phú và đa dạng cho VHDG. 2. Tính tập thể: - Văn học viết là những sáng tác mang đậm dấu ấn cá nhân, còn VHDG lại là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. - Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Cá nhân sáng tác, sau đó truyền lại cho tập thể, những người này lại truyền lại cho người khác và trong quá trình truyền lại này họ sẽ chỉnh sửa về mặt nội dung và nghệ thuật cho hoàn chỉnh. 3. Tính thực hành: Các thể loại VHDG được diễn xướng hoặc kể lại trong các lễ hội hoặc trong các ngành nghề nhất định, đây là tính thực hành trong VHDG . II. Hệ thống thể loại của VHDG: * Thần thoại: Mang tính hoang đường, nhân vật thường là các vị thần, anh hùng… phản ánh nhận thức và hình dung của con người về nguồn gốc thế giới và đời sống. * Sử thi dân gian: Mang nội dung kể lại những sự kiện quan trọng trong cộng đồng thông qua lối văn tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, có 02 thể loại chính là sử thi thần thoại và anh hùng. * Truyền thuyết: Mang tính tưởng tượng, nội dung kể về các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử mang yếu tố không có thực, có 02 loại truyền thuyết là truyền thuyết lịch sử và tôn giáo. * Cổ tích: Mang nội dung là những câu chuyện tưởng tượng mà nhân vật là các dũng sỹ, nhân vật bất hạnh, chàng ngốc… có 03 loại truyện cổ tích là cổ tích về loại vật, thần kì và sinh hoạt. * Ngụ ngôn: Mang nội dung nêu ên những bài học kinh nghiệm sống hoặc những bài học luận lí - triết lí có tính chất tưởng tượng, nhân vật chủ yếu là loài vật hoặc đồ vật. * Truyện cười dân gian: Có dung lượng nhỏ, mang nội dung gây cười về các hiện tượng tiêu cực trong cuộc. * Tục ngữ: Ngắn gọn, ghi lại những điều quan sát về thiên nhiên, con người, xã hội, kinh nghiệm sống, lời khuyên răn mang tính chất triết lí. * Câu đố: Ngắn gọn, mang tính chất miêu tả sự vật bằng lời nói chệch đi. * Ca dao - dân ca: Mang lời thơ và giai điệu nhạc, nội dung miêu tả tâm trạng, tư tưởng và tình cảm con người. Ca dao cũng có thể là lời nói xen vào. * Vè: Bằng văn vần, nội dung bình luận những sự kiện có tính chất thời sự, lịch sử. * Truyện thơ: Kể bằng thơ, có cốt truyện, tình tiết, nhân vật, có dung lượng lớn và sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình. * Các thể loại sân khấu: Chèo, tuồng, cải lương… là sự kết hợp kịch bản văn học với nghệ thuật diễn xuất của diễn viên. III. Những giá trị cơ bản của VHDG: - VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc ở các mặt: Tự nhiên, xã hội và con người. - VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người, thông qua các câu ca dao, những bài dân ca về tình nghĩa gia đình, anh em, vợ chồng, tình nghĩa người với người góp phần giáo dục con người những phẩm chất tốt đẹp. - VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. - Khởi đầu VHDG? - Những tầng lớp nào sử dụng chữ viết? - Nội dung phản ánh của VHDG? - Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của VHDG ? Phần này GV cho học sinh lấy VD. Nữ Oa vá trời, thần trụ trời. Đam San, Khinh Dú Thánh Gióng, Mị Châu- Trọng Thuỷ Sọ Dừa, Tấm Cám Thằng Bờm, Ba Giai- Tú Xuất Trùng trục mà đứng giữa nhà Đến khi đụng đến nó oà khóc lên Vè con dao LVT - KNNga Truyện Kiều D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Học thuộc bài cũ. - Nắm vững các thể loại của VHDG. - Chuẩn bị bài mới. Thông qua ngày …… tháng ….Năm 200 Ngày tháng năm 200 Trưởng khoa/ Tổ trưởng Giáo viên Lê Hữu Tín Ngày ……. Tháng…….. năm 200 Tiết 06+07 Tiếng việt VĂN BẢN A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Học sinh nắm được khái niệm về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản. Nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản. B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: - Tổ chức ổn định lớp: - Kiểm tra bài cũ: - Bài mới: C/ BÀI GIẢNG: DÀN Ý BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ Thời gian I. Văn bản: 1/ Khái niệm: VD: a) Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. ( Ca dao) b) Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) c) VD 3/ SGK. - Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó bao gồm nhiều câu, đoạn và có những đặc điểm sau: + Mỗi văn bản thể hiện một chủ đề và tập trung khai thác chủ đề đó. + Các câu trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ và kết cấu mạch lạc. + Mỗi văn bản phải có nội dung hoàn chỉnh trong một hình thức nhất định và phải có mục tiêu giao tiếp. - Văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. 2/ Các loại văn bản: Theo phong cách học và mục đích giao tiếp người ta phân loại văn bản như sau: - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Thư, nhật kí… - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa: + văn chương: Thơ, truyện, … + khoa học: SGK, luận văn… + hành chính: Đơn, biên bản... + chính luận:Tuyên ngôn, hịch… + báo chí: Bản tin, phóng sự... II/ Luyện tập: 1. Bài tập ở lớp: Bài 1. Đọc đoạn văn trang 37/SGK và trả lời các câu hỏi sau: - Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn? - Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn? - Đặt nhan đề cho đoạn văn? Bài 2. Sắp xếp những câu sau đây thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc, sau đó đặt cho văn bản một nhan đề cho phù hợp: a) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. b) Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ca ngợi công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. c) Nhân sự kiện có tính thời sự ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “ Việt Bắc”. d) “ Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng c

File đính kèm:

  • docGiao an 10 moi.doc