Giáo án Ngữ văn 10 Hồi trống cổ thành ( trích hồi 28 – tam quốc diễn nghĩa)

I . Mục tiêu cần đạt

- Thấy được vẻ đẹp của tình anh em kết nghĩa và quyết tâm bảo vệ tín nghĩa qua tính cách nóng nảy, bộc trực của Trương Phi và vẻ đẹp trung tín của Quan Công.

- Phân tích được tính cách nhân vật qua các đối thoại và hành động.

- Biết quý trọng tình nghĩa anh em, sống thủy chung với bạn bè.

II . Công việc chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Đọc tài liệu : SGK, SGV,

- Soạn giáo án

2. Học sinh :

- Chuẩn bị bài ở nhà

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn đinh trật tự

2. Kiểm tra bài cũ

- Câu hỏi : Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có những chi tiết nào mà hiện này vẫn mang tính thời sự ? Nêu ý nghĩa của các chi tiết trên ?

3. Vào bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Hồi trống cổ thành ( trích hồi 28 – tam quốc diễn nghĩa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH ( Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) LA QUÁN TRUNG I . Mục tiêu cần đạt - Thấy được vẻ đẹp của tình anh em kết nghĩa và quyết tâm bảo vệ tín nghĩa qua tính cách nóng nảy, bộc trực của Trương Phi và vẻ đẹp trung tín của Quan Công. - Phân tích được tính cách nhân vật qua các đối thoại và hành động. - Biết quý trọng tình nghĩa anh em, sống thủy chung với bạn bè. II . Công việc chuẩn bị Giáo viên: - Đọc tài liệu : SGK, SGV,… - Soạn giáo án Học sinh : - Chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình lên lớp Ổn đinh trật tự Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi : Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có những chi tiết nào mà hiện này vẫn mang tính thời sự ? Nêu ý nghĩa của các chi tiết trên ? Vào bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV : Gọi 1 HS đọc và tóm tắt phần Tiểu dẫn - HS : Đọc và tóm tắt - GV : Em hãy cho biết giá trị của tác phẩm ? - HS trả lời : - Về nội dung ? - Về nghệ thuật ? Học văn bản Đọc GV phân vai cho HS đọc để tái hiện rõ hơn không khí của cuộc gặp mặt này, đồng thời giúp HS hình dung kịch tính của đoạn trích. Đọc hiểu văn bản Tìm hiểu nhân vật - GV hỏi : nêu lí do dẫn tới hành động quyết liệt của Trương Phi. Lập trường của Trương Phi thể hiện qua lời thoại nào? - HS trả lời : + Trương Phi coi Quan Công là kẻ phản bội, không giữ lời thề kết nghĩa vườn đào. + Trương Phi đâm Quan Công là để khẳng định sức mạnh, là đề phòng Quan Công cướp mất Cổ Thành. - GV hỏi : Trương Phi đã hành động như thế nào? Tìm những chi tiết cho thấy tính cách hành động của Trương Phi? - HS trả lời dựa vào văn bản. - GV hỏi : Đặc điểm nào trong tính cách của Trương Phi được bộc lộ ở đây - HS trả lời: Trương Phi là người nóng nảy, bộc trực… - GV hỏi : Sự nóng nảy của Trương Phi cho thấy điều gì ? Đây có phải do tính cách gàn dở không ? - HS trả lời : Sự nóng nảy của Trương Phi không phải là tính cách gàn dở. - GV hỏi : Tình huống Sái Dương kéo quân đến có ảnh hưởng gì đến cách suy nghĩ của Trương Phi? Trương Phi đưa ra giải pháp gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Tại sao khi đã chém đầu Sái Dương mà Trương Phi vẫn chưa chịu nhận anh ? Trương Phi đã làm gì để nhận rõ sự thực về Quan Công? - GV: Chi tiết Trương Phi khóc, lạy Vân Trường cho ta biết thêm tính cách gì của Trương Phi ? - HS trả lời: không bao giờ chấp nhận sự quanh co… I . Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tác giả La Quán Trung ( 1330-1400) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tính tình cô độc lẻ loi, thich một mình ngao du đây đó. - Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. - Tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đương lưỡng triều chí truyện, Tấn đường ngũ đại sử diễn nghĩa. Bình yêu truyện… 2. Tác phẩm - Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu thời Minh ( 1368- 1644), gồm 120 hồi kể về cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy, Thục, Ngô. - Giá trị nổi bật + Về nội dung : Phơi bày cục diện chính trị của xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn đất nước chia cắt chiến tranh loạn lạc, nhân dân vô cùng khốn khổ. Thể hiện ước mong của nhân dân về một cuộc sống hòa bình, vương triều vững mạnh thịnh vượng biết lo cho dân ( Lưu Bị) + Về nghệ thuật : Kể chuyện theo trình tự thời gian ( đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử) Xây dựng các nhân vật đặc sắc. Chon lọc được nhiều sự việc và chi tiết hấp dẫn Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú. II . Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành” Vị trí đoạn trích - Đoạn trích thuộc hồi 28, kể về cuộc gặp gỡ của 2 anh em Quan Vân Trường và Trương Phi tại Cổ Thành 2 . Tóm tắt Đọc hiểu Nhân vật Trương Phi - Hành động: quyết liệt, Trương Phi không trả lời Tôn cản mà lập tức hành động ngay, tức thì, không chậm trễ: + Nghe xong : “ chẳng nói chẳng rằng”, “ lập tức mặc áo giáp”, “ vác mâu lên ngựa”, “dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”. + Biểu hiện bề ngoài : “ mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược”, “ hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại”, “ hăm hở xông lại”, “thẳng cánh đánh trống”. + Xưng hô : mày – tao. + Lập luận : Mày : - bỏ anh - hàng tào - được phong hầu tứ tước - đến đây đánh lừa tao - nói dối đấy - đâu có bụng tốt + Hành động cụ thể: 2 lần xông vào đâm Quan Công: ra điều kiện buộc Quan Công phải chứng minh: đánh 3 hồi trống – phải chém đầu tướng giặc, bắt buộc Quan Công phải đối mặt với cái chết để chứng minh. - Tính cách : Trương Phi là con người bộc trực, nóng nảy, có lập trường nhất quán. Trương Phi còn là con người kiên định thể hiện qua suy nghĩ đơn giản với cá tính nóng nảy : gạt bỏ mị lời khuyên, bất chấp lời can của Tôn Càn và 2 phu nhân. Sự nóng nảy này là bản chất của Trương Phi thể hiện tính cách cương trực, thẳng thắn, không thấy thì không tin. - Nguyên nhân : + Trương Phi ấm ức từ lâu khi biết được tin Quan Công ở trong doanh trại Tào. + Quan niệm nhất quán của Trương Phi về trung nghĩa. + Trương Phi cần phải xác định rõ thực hư. - Sái Dương đến càng làm cho Trương Phi thêm nghi ngờ và tức giận. Trương Phi đưa ra giải pháp cho Quan Công là phải chém đầu Sái Dương trong vòng : ba hồi trống. - Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương : + Trương Phi vẫn chưa tin hẳn. + Hỏi kĩ tên lính bị bắt- chưa tỏ rõ thái độ. + Nghe lời kể của hai chị dâu, Trương Phi khóc, thụp lạy Vân Trường. Tính cách : ngay thẳng, nóng nảy song rất trọng tình nghĩa. 4 . Củng cố và dăn dò a. Củng cố - GV chốt lại : Nội dung đoạn trích,tính cách của Trương Phi. b. Dăn dò - Đọc kĩ đoạn trích - Phân tích nhân vật Quan Công - Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật.

File đính kèm:

  • dochoi trong co thanh(4).doc