Giáo án Ngữ văn 10 - Năm học 2012 - 2013

 A- Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là tâm trạng buồn lo của con người cho đất nước, nỗi niềm nhớ quê hương và ngậm ngùi xót xa cho thân phận Đỗ Phủ.

- Hiểu thêm đặc điểm thơ Đường.

B- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ:

3- Giới thiệu bài mới:

 

doc189 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Ngày soạn 02-12-202012 Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là tâm trạng buồn lo của con người cho đất nước, nỗi niềm nhớ quê hương và ngậm ngùi xót xa cho thân phận Đỗ Phủ. - Hiểu thêm đặc điểm thơ Đường. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc ? Em hãy nêu vài nét về tác giả? Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Thi tiến sĩ nhiều lần nhưng bị đánh hang. Năm 752 ông dâng vua tập sách; Tam đại lễ phú;755 được bổ chức; quản lí kho vũ khí. Sau sự kiện An Lộc Sơn, gia đình ông chạy loạn lâm vào nạn đói rét (ông chết vì đói rét trên chiếc thuyền độc mộc ở Lỗi Dương khi 58 tuổi) Nguyễn Du đã tôn vinh Đỗ Phủ là; “thiên cổ văn chương thiên cổ sư” ( Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời) Hãy nêu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Học sinh nêu. ? Cảnh mùa thu trong bài thơ được hiện lên qua những hình ảnh nào? ? Em có nhận xét gì về hai câu thơ trên? Giáo viên: cảnh vật tàn tạ hay chính lòng người buồn, điêu linh. Cảm giác bất ổn, đổ vỡ. ? Điểm nhìn của nhà thơ thay đổi như thế nào ở hai câu thơ sau. Giáo viên: tác giả vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thu buồn, nhưng rất hoành tráng, dữ dội, kì vĩ. ? Học sinh nhận xét hai câu thơ. Tùng cúc Cô chu lưỡng nhất khai hệ tha nhật lệ cốviêm tâm ? Nhận xét về hình ảnh con thuyền. ? Qua âm thanh tác giả miêu tả cảnh gì? 4- Củng cố - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật văn bài thơ. 5- Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị “Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc; Nỗi oán của người phòng khuê; Khe chim kêu” theo hướng dẫn SGK. I- Tìm hiểu chung 1- Tác giả - Đỗ Phủ (712-770), tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học và làm thơ. - Cuộc đời nghèo khổ, chết trong bệnh tật. - Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc. - Thơ ông hiện còn khoảng hơn 1500 bài, được gọi là “Thi sử” -Sử viết bằng thơ. - Người đời xưng tụng ông là “Thi thánh”. 2. Văn bản - Đọc và giải nghĩa từ khó. - Hoàn cảnh ra đời; Năm 776 Đỗ Phủ đến Quỳ Châu ông đã sáng tác chùm thơ Thu Hứng nổi tiếng gửi gắm nỗi niềm,thương nhớ quê hương. 3. Bố cục - Hai phần: - Cảnh thu (4 câu đầu); Tâm trạng của nhà thơ (4 câu sau) II- Đọc hiểu văn bản 1. Bốn câu đầu - cảnh thu Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm + Ngọc lộ: sương như hạt ngọc, sương trắng- hình ảnh đẹp + Điêu thương: tiêu điều, buồn thương +Rừng phong, sương thu. => ở đây bị sương móc (sương muối có hại) làm cho tiêu điều cả rừng cây phong. Khung cảnh tàn tạ xơ xác, tiêu điều. Mùa thu hiện lên với hình ảnh lạ. Cảnh thu gắn với địa danh cụ thể (Vu Sơn, Vu Giáp, đất Quỳ Châu) đều hiu hắt trong hơi thu. => Hai câu thơ đầu với vài nét chấm phá tác giả đã dựng lên bức tranh về mùa thu vừa quen, vừa lạ, vừa tiêu điều,tàn tạ, hiu hắt, buồn nhưng lại vừa mang dáng dấp hiểm trở hùng vĩ. - Hướng nhìn của nhà thơ di chuyển từ rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng - Cảnh vật hoang sơ, tiêu điều, bi thương, cho thấy nỗi u hoài của tác giả: Giang gian ba lãng kiêm thiên dõng Tái thượng phong vân tiếp địa âm + Lòng sông; sóng vọt lên tận lưng trời + Cửa ải; mây sa sầm xuống mặt đất Với hai câu thơ này, tác giả sử dụng phép đối (đối âm, cách ngắt nhịp, đối ý) - Qua đó không gian được mở ra cả về; + Chiều cao;sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm giáp mặt đất + Chiều sâu;sông thẳm + Chiều xa;cửa ải + Bức tranh thu, cảnh thu bổ sung cho nhau tạo nên cảnh thu trầm uất và bi tráng 2. Bốn câu sau Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm - Nghệ thuật đối - Khóm cúc nở hoa hai lần, đã hai lần mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, hai lần đều rơi nước mắt. Lệ của hoa, lệ của người, cả hai đều chung nước mắt. + Con thuyền: con thuyền thực, từng đưa Đỗ Phủ đi lánh nạn. Con thuyền tượng trưng: thân phận đơn chiếc, dạt trôi, phiêu bạt của cuộc đời Đỗ Phủ, song con thuyền ấy luôn gắn bó với quê hương. => Lòng yêu nước thầm kín của tác giả. Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch đế thành cao cấp mộ châm - Tiếng dao kéo, tiếng chày đập vải dồn dập; - Cảnh làm nao lòng người, diễn tả nỗi đau thương cực điểm. Âm thanh sinh hoạt, nhưng não lòng bởi nỗi nhớ người thân nơi biên ải. => Hai câu thể hiện khát vọng trở về quê hương của tác giả- tình cảm chủ đạo xuyên suốt bài thơ. III- Tổng kết 1. Nội dung - Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt trình độ mẫu mực. Tiết 48 Ngày soạn 04-12-202012 Đọc thêm - Lầu hoàng hạc - Nỗi oán của người phòng khuê - Khe chim kêu Của Thôi Hiệu, Vương Xương Linh, Vương Duy A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Biết thêm một số tác giả và tác phẩm thơ Đường. - Củng cố kiến thức đã học về thơ Đường. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ:?Đọc thuộc lòng Cảm xúc mùa thu-phân tích tâm trạng nhà thơ. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. ? Cảnh hiện lên như thế nào. ? Có sự đối lập gì. Học sinh đọc SGK. ? Em hiểu cấu tứ bài thơ như thế nào. Học sinh đọc SGK. ? Bài thơ miêu tả cảnh và tâm trạng gì. 4- Củng cố: - Học sinh đọc thuộc lòng các bài thơ. 5- Dặn dò: - Chuẩn bị ôn thi học kì 1. I- Lầu Hoàng Hạc 1. Tác giả Thôi Hiệu 2. Đọc hiểu: a. Bốn câu thơ đầu: - Giới thiệu về không gian, tên lầu Hoàng Hạc và định vị thời gian. - Đối lập giữa cảnh tiên và cõi tục. => Phí Văn Vi hay Tử An tu thành tiên cưỡi hạc bay về trời. - Đối lập giữa hữu hạn và vô hạn: cuộc đời - vũ trụ. - Trơ trọi lầu giữa trời đất, mây trắng bồng bềnh. => Thân phận con người xa xứ. - Liên hệ với 4 câu thơ sau: xưa - nay. b. Bốn câu thơ cuối: - Vẻ đẹp hiện tại của dòng sông, bãi cỏ, hàng cây. - Cuộc đời hữu hạn -vũ trụ vô biên; con người nổi nênh, tha hương => Lòng người buồn khi hoàng hôn buông xuống. II- Nỗi oán của người phòng khuê 1. Tác giả Vương Xương Linh 2. Đọc -hiểu - Cảnh sống không biết buồn của người thiếu phụ: trang điểm lộng lẫy ngắm cảnh xuân. - Bỗng nhiên hốt hoảng nhận ra phút chia li từ năm nào => Mình sống trong cô đơn -chồng đi chinh chiến không biết số phận như thế nào. => Hối hận vì khuyên chồng đi kiếm tước hầu. => Lên án chiến tranh phi nghĩa. II- Khe chim kêu 1. Tác giả Vương Duy 2. Đọc - hiểu - Hoa quế nhỏ li ti rụng => Cảm nhận tinh tế. - Tác giả sống trong cảnh thanh nhàn, tâm hồn và thể xác. Đêm xuân thanh tĩnh, cảm nhận vạn vật xung quanh. - Tâm hồn nhà thơ chan hoà với thiên nhiên; lắng nghe từng âm thanh nhỏ nhất. => Trăng sáng giữa đêm xuân, bong tiếng chim kêu. Bức tranh sinh động. Tiết 51 Ngày soạn 06-12-202012 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyếtminh. - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ?Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?NNSH được tồn tại ở mấy dạng?Cho ví dụ minh hoạ. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. Thế nào là văn bản thuyết minh? -Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản viết như thế nào? - Có bao nhiêu kiểu văn bản thuyết minh? Ví dụ 1: SGK/tr166 ? Mục đích đối tượng của văn bản này. ? Các ý chính của văn bản này. + Giới thiệu vấn đề gì? + Thường được diễn ra như thế nào và ở đâu? + Thể lệ và hình thức? + Nội dung? + ý nghĩa? - Các ý đó được sắp xếp như thế nào? Ví dụ2: SGK/tr167 ? Mục đích đối tượng của văn bản này. Nội dung chính? ? Quả bưởi nơi đây được miêu tả như thế nào. ? Công dụng của bưởi Phúc Trạch. ? ý nghĩa, danh tiếng. ? Các ý trong văn bản được sắp xếp như thế nào. Học sinh nêu kết cấu của văn bản thuyết minh. 4- Củng cố: - Học sinh đọc Ghi nhớ SGK. - Làm bài tập luyện tập. - Giáo viên chốt ý. 5- Dặn dò: - Làm bài tập SGK. - Học sinh tìm hiểu và viết bài. Chuẩn bị “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” theo SGK. I. Khái niệm 1. Thế nào là văn bản thuyết minh - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. - Có nhiều loại văn bản thuyết minh. + Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp. + Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng. 2. Kết cấu của văn bản thuyết minh a.Văn bản 1: - Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây - Các ý chính: + Giới thiệu sơ lược về làng Đồng Vân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây + Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng riêng. + Luật lệ và hình thức thi. + Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi). + Đánh giá kết quả. + ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn - Các ý được sắp xếp theo trật tự thời gian và lô gích. b. Văn bản 2: - Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch- Hà Tĩnh. - Các ý chính: + Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh). + Miêu tả hình dáng quả bưởi Phúc Trạch (Hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng). + Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đâmj mà ngọt thanh). + ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi. + Thời kì chống Pháp, chống Mĩ thương binh mới được ưu tiên. + Bưởi đến các trạm quân y. + Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng. + Trước CM có bán ở Hồng Kông, theo Việt Kiều sang Pari và nước Pháp. + Năm 1938 bưởi Phúc Trạch được trúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương” => Cách sắp xếp là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Được giới thiệu theo trình tự không gian (từ bên ngoài và trong), hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong, sau đó giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch. Trình tự hỗn hợp. Tóm lại: kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người. II.Luyện tập Bài1-Tr168 Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp: - Giới thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng và cũng là môn khách, là rể Trần Quốc Tuấn. - Đã từng ca ngợi sức mạnh của nhân dân đời Trần trong đó có Phạm NGũ Lão. - Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh. - So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước. Bài2/tr168 - Giới thiệu về đền Bắc Lệ, Tân Thành Tiết 52 Ngày soạn 2012-12-202012 Lập dàn ý bài văn thuyết minh A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Biết cách sắp xếp một dàn ý thuyết minh - Vận dụng một cách khoa học, để sắp xếp thời gian và xác định đề tài. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. Giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK. VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích. -Nêu sở thích của cá nhân. -Vì sao lại thích? -Để thực hiện được sở thích đó em đã làm những gì?.. Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải như thế nào? - Lập dàn ý thường có mấy bước? Mở bài ta thực hiện công việc nào? -Thân bài nhiệm vụ cần phải thực hiện? + Tìm ý, chọn ý phải như thế nào? + Thế nào là “Sắp xếp ý”? - Kết bài của một bài dàn ý thuyết minh thường phải thực hiện các bước như thế nào? (Học sinh có thể so sánh với văn bản tự sự -giống và khác nhau) 4- Củng cố: - Học sinh làm bài tập. Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích. +Cách thưa gửi như thế nào? +Công việc em yêu thích là gì? +Tại sao lại yêu thích? 5- Dặn dò: - Hoàn thành bài tập SGK. - Chuản bị “Đọc thêm: Thơ hai -cư của Ba-sô” theo SGK. I. Dàn ý bài văn thuyết minh - Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng cuả cá nhân đối tượng nghe dược nói tới. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1.Xác định đề tài - Đề tài viết về vấn đề gì? - Đề tài đó như thế nào? - Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân... 2. Lập dàn ý Thường gồm 3 phần: A- Mở bài: - Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào) - Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận). - Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ). B- Thân bài: - Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không? - Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy. C- Kết bài: - Trở lại được đề tài của bài thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả. III. Luyện tập - Mở bài: + Cách thưa gửi đối với người đọc người nghe. + Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn. - Thân bài: + Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi người được thưởng thức các hương vị đậm đà của các món ăn ngon. + Em thích thú với việc nấu nướng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cười vui, tràn đầy sức sống, được gần gũi gia đình đầm ấm. + Được đem đến cho cho mọi người tiếng cười chính là niềm vui trong cuộc sống của em... - Kết bài: + Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân. + Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, người thân, bè bạn,... + Cảm ơn sự lắng nghe của khán giả, bạn đọc... Tiết 53 Ngày soạn 09-12-202012 Đọc thêm Thơ hai - cư của ba - sô A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được thơ hai - cư và đặc điểm của nó. - Hiểu ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ hai - cư. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày dàn ý bài văn thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp một tác giả văn học. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc. ? Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì. Học sinh tìm ví dụ SGK. ? Nét chính về Ba-sô. (Học sinh nắm thêm một số nhà thơ tiêu biểu khác) Học sinh tìm hiểu các bài thơ qua những câu hỏi và giải thích SGK + Giáo viên. Học sinh tìm quý ngữ trong các bài thơ. 4- Củng cố: - Em hãy chỉ ra hình tượng điển hình trong những bài hai - cư vừa học. 5- Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị “Trình bày một vấn đề” theo SGK. I- Tìm hiểu chung 1. Đặc điẻm thơ hai -cư - Thơ hai - cư rất ngắn: một bài có 3 câu, toàn bài có 17 âm tiết ( 8 đến 10 chữ Nhật). - Thơ hai - cư phản ánh trạng thái tâm hồn người Nhật, hoà nhập với thiên nhiên. - Thơ hai - cư đậm chất Thiền -Sabi, đề cao sự Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng, => Sử dụng từ ngữ miêu tả cảnh vật thiên nhiên, khiến người và vật hoà làm một -tâm bằng vật. - Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng “quý ngữ” (từ chỉ mùa). 2. Vài nét về tác giả - Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694) là nhà thơ hàng đầu Nhật Bản. Ông sinh ra ở U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê), trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. - Năm 28 tuổi chuyển đến Ê-đô (nay là Tô-ki-ô) sinh sống và làm thơ với bút hiệu Ba-sô (Ba Tiêu). II- Đọc - hiểu 1. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện như thế nào qua bài 1và 2? 2. Tình cảm đối với mẹ và em bé bị bỏ rơi thể hiện như thế nào? (Bài 3 và 4) 3. Vẻ đẹp tâm hồn của Ba- sô thể hiện trong bài 5? 4. Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được Ba-sô thể hiện như thế nào trong bài 6,7. 5. Khát vọng sống đi tiếp những cuộc du hành của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8. *Các quý ngữ: 1. Mùa sương- Mùa thu. 2. Chim đỗ quyên- Mùa hè. 3. Sương thu- Mùa thu. 4. Gió mùa thu- Mùa thu. 5. Mưa đông- Mùa đông. 6. Hoa đào- Mùa xuân. 7. Tiếng ve- Mùa hè. 8. Cánh đồng hoang vu (cánh đồng khô) - Mùa đông. Tiết 55 Ngày soạn 09-12-202012 Trình bày một vấn đề A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm rõ được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. - áp dụng hiểu biết, kĩ năng để trình bày một vấn đề trược tập thể. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. => Nêu ví dụ: ? Công việc chuẩn bị thường gồm mấy khâu. - Em chọn vấn đề như thế nào? +Để có cơ sở lựa chọn phải có suy nghĩ và xác định như thế nào? -Tại sao phải lập dàn ý cho bài văn trình bày? Cách lập dàn ý thường có mấy bước? Đó là những bước như thế nào? Học sinh nêu cách lập dàn ý (dựa theo SGK). - -Có mấy bước trong khi trình bày? + Thủ cần thiết trước khi trình bày là gì? +Trình bày phải như thế nào? ? Cần lư ý gì khi trình bày. + Kết thúc bài trình bày thường như thế nào? 4- Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập SGK. - Chuẩn bị “Lập kế hoạch cá nhân” theo SGK. I. Tầm quan trọng của vịec trình bày một vấn đề - Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập, nhiều lúc chúng ta cần phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức, của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình. II. Công việc chuẩn bị 1. Chọn vấn đề trình bày - Chọn vấn đề trình bày tuỳ thuộc vào đề tài. Tức trình bày vấn đề gì, cần xác định: + Hiểu biết của bản thân về vấn đề đó. + Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính và nghề nghiệp. Họ đang quan tâm tới vấn đề gì?) + Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề. Sau khi đã xác định được như vậy, ta bắt đầu lập dàn ý cho vấn đề cần trình bày. 2. Lập dàn ý cho bài trình bày - Lập dàn bài để trình bày rõ ràng, rành mạch, đầy đủ. Dàn ý làm cho ta chủ động hơn trong quá trình trình bày. - Cách lập dàn ý thường như sau: + Để làm sáng vấn đề được lựa chọn, cần phải trình bày bao nhiêu ý? + Các ý đó được triển khai thành những ý nhỏ nào? + Sắp xếp các ý theo trình tự nào cho hợp lí? ý nào là trọng tâm của bài trình bày? + Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói. III.Trình bày 1. Bắt đầu trình bày - Chào cử toạ và mọi người bằng lời lẽ ngắn gọn đầy đủ nhất. - Nêu lí do trình bày. 2. Trình bày - Nội dung chính là gì? Nội dung ấy bao gồm bao nhiêu vấn đề. Mỗi vấn đề cụ thể hoá như thế nào? - Cần có chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào. Mỗi vấn đề cần liên hệ dẫn chứng cụ thể cho sinh động. *Chú ý: thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày. 3. Kết thúc vấn đề - Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính. - Đặt ra yêu cầu cụ thể. - Cảm ơn người nghe. Tiết 56 Ngày soạn 14-12-202012 Lập kế hoạch cá nhân A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được cách lập kế hoạch cá nhân. - Có thói quen và kĩ năng lập kế hoạch cá nhân. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Khi trình bày một vấn đề ta cần tiến hành những thao tác cụ thể nào. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi. -Kế hoạch cá nhân là gì? -Lập kế hoạch cá nhân có lợi như thế nào? - Cho biết bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần? Nêu cụ thể? ? Chú ý gì khi lập kế hoạch cá nhân. 4- Củng cố: - Học sinh làm bài tập. - Giáo viên chốt kết quả. 5- Dặn dò: - Làm bài tập, lập cho bản thân một kế hoạch cá nhân. - Chuẩn bị “Phú sông Bạch Đằng” theo SGK. I. Sự cần thiết lập kế hoạch cá nhân - Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phần bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định của một người nào đó. - Lập kế hoạch cá nhân, ta sẽ hình dung trước công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí tránh bị động, bỏ sót, bỏ quên công việc cần làm. Vì vậy, lập kế hoạch cá nhân là thể hiện phong cách làm việc khoa học, chủ động, bảo đảm công việc được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả. II.cách lập kế hoạch cá nhân Thường gồm hai phần (chưa tính phần tên gọi) : - Phần I: nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người lập kế hoạch. - Phần II: nêu nội dung công việc cần làm, thời gian địa điểm tiến hành, dự kiến kết quả đạt được. *Chú ý: Nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì không cần phần một, lời văn ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng. III. Luyện tập Bài 1 (SGK) - Đây là thời gian biểu của một ngày. - Nó không phải là bản kế hoạch cá nhân dự kiến làm công việc nào đó. Đây chỉ có sự sắp xếp thời gian biểu cho một ngày. - Công việc chỉ nêu chung, không cụ thể, không có phần dự kiến hoàn thành công việc, kết quả cần đạt. Bài 2 (SGK) Nội dung cần phải bổ sung: - Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nội dung. + Kiểm điểm qúa trình thực hiện nhiệm vụ của chi đoàn những việc đã làm được kết quả cụ thể; + Nguyên nhân; + Những mặt yếu, kém, nguyên nhân; + Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới, nêu rõ phương hướng cụ thể để thực hiện tốt những gì đề ra. - Cách thức tiến hành đại hội + Thời gian, địa điểm; + Ai đảm nhiệm công tác tổ chứ trang hoàng cho đại hội; + Bí thư báo cáo; + Đề cử, ứng cử vào BCH; +Bầu ra ban kiểm phiếu; => Tất cả phải có ý kiến tham gia của cô chủ nhiệm lớp và duyệt BCH nhà trường. Tiết 57 Ngày soạn 18-12-202012 Phú sông bạch đằng (Bạch Đằng giang phú) -Trương Hán Siêu - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được cảm hứng tự hào lịch sử của tác giả trước chiến công vang dội và hào hùng. Tác phẩm thể hiện hào khí thời đại hào khí Đông A. - Cảm hứng lịch sử thể hiện rõ qua việc thăm sông Bạch Đằng. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc SGK ? Em biết điều gì về Trương Hán Siêu. ? Sông Bạch Đằng, vai trò lịch sử của sông Bạch Đằng. ? Em biết gì về thể Phú. Học sinh đọc bài. ? Em hãy tìm hiểu các nhân vật trong bài phú. ? Nhân vật khách xuất hiện với tính các nổi bật như thế nào. ? Khách đã gặp gì ở sông Bạch Đằng. ? Các bô lão kể với khách điều gì. ? Các bô lão bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào. ? Bài phú kết thúc bằng 2 lời ca, 2 lời ca thể hiện điều gì. ? Tư tưởng gì thể hiện qua lời ca của khách. 4- Củng cố: ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? 5- Dặn dò: - Nắm nội dung bài. - Chuẩn bị “Đại cáo bình Ngô”, Phần I -Tác giả Nguyễn Trãi theo hướng dẫn SGK. I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả: -Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình). - Dưới triều Anh Tông, Dụ Tông làm quan to, lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn miếu. - Ông học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. 2. Sông Bạch Đằng (SGK) 3. Thể phú: - Là một thể tài của văn học trung đại Trung Quốc được chuyển dụng ở Việt Nam . - Phú là thể văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục, - Bố cục bài phú gồm bốn phần: đoạn mở; đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. II. Đọc hiểu 1. Văn bản (SGK) 2. Phân tích a. Nhân vật khách: - Ham du ngoạn, giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, gót giang hồ đi khắp nơi: Cửa Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.... - Là người có tâm hồn phóng khoáng, tự do. Ưa hoạt động, khoái trí, ham hiểu biết. - Nhân vật trữ tình đi vào miêu tả không gian cụ thể, phong cảnh cụ thể. + Bát ngát sóng kình; thướt tha đuôi trĩ; đất trời một sắc, phong cảnh ba thu; sông chìm giáo gãy; gò đầy sương khô. - Khách đề cao cảnh trí sông Đằng. => Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử, tâm hồn “khách” luyến tiếc ngậm ngùi về thời qúa khứ đẫ qua, thời quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Khách vừa vui, tự hào, vừa buồn, nuối tiếc khi đến sông Bạch Đằng. b. Bạch Đằng giang qua sự hồi tưởng của các bô lão: - Cảm xúc trữ tình thành cảm xúc anh hùng ca. - Những chiến công ở sông Bạch Đằng lừng danh không chỉ đối với thời đại mà, ý nghiã mãi với lịch sử dân tộc. + Là trận đánh kinh thiên động địa: trận thuỷ chiến được khắc hoạ cô đọng hàng loạt hìng ảnh nói lên sự mãnh liệt hùng dũng. - Kẻ địch có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu ma chước quỷ. Ta chiến đấu trên chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận lẽ trời. Thêm vào đó, ta lại có địa lợi, nhân hoà là những yếu tố quyết định của chiến thắng. c. Bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: - Theo binh pháp cổ muốn thắng có 3 nhân tố cơ bản (thiên....địa...nhân...). Các bô lão chỉ ra: sự trợ giúp của trời; tài năng của người chèo lái cuộc chiến: con người có tài, nhân vật xuất chúng, đảm đương gánh nặng mà non sông giao phó. - Sự anh minh của hai vua Trần, đặc biệt là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài thao lược, có tầm nhìn chiến lư

File đính kèm:

  • docgiao an van tron bo 10 CB.doc