Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1- HS hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật.

2. HS rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.

B- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 

doc148 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 73, 74 §äc v¨n: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG Trương Hán Siêu A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1- HS hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. 2. HS rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. B- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Gv cho hs đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và hỏi: Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) I/ Đọc và tìm hiểu Tiểu dẫn 1/ Tác giả Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên- Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năn sinh, mất năm 1354. Hỏi: Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) 2/ Thể phú + Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo... + Bài Phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể (phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung II/ Tìm hiểu nội dung Bài tập 1- Đọc đoạn 1 và cho biết: a) Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK) (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) 1/ Nhận xét về nhân vật "khách" trong đoạn 1: a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. Ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả, vừa là nhân vật. Theo nội dung đoạn 1, “khách” là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới "tao nhân mặc khách", ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “tráng chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể... - Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến. b) Trước cảnh sông nước Bạch đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) b- Trước hình ảnh Bạch Đằng "bát ngát", "thướt tha" với "nước trời" "phong cảnh ...", "bờ lau", "bến lách"..., nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất... Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc. Bài tập 2. Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK). a- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) 2/ Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2. Gợi ý: a- Nhà văn tạo ra nhân vật "các bô lão" tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thuỷ chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả). b- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch đằng được gợi lên như thế nào? (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) c- Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao? b- Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Ở đây có trận chiến từ thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng"... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/ tinh kỳ phấp phới), khí thế "hùng hổ" "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi". Trận đánh "kinh thiên động địa"được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng... được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. c- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. d- Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan"? (HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày) d- Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan". Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn).Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thất hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng. Bài tập 3- Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước? (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp) 3/ Phân tích đoạn 3. Cũng qua lời ca của nhân vật các bô lão, trong đoạn 3, tác giả khẳng định nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghiã và đạo đức: “Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Bài tập nâng cao- Trình bày triết lí của tác giả về chiến công lịch sử. (HS thảo luận nhóm, khá trình bày) Bài tập nâng cao- Qua lời hát của bô lão và “khách”, trong đoạn 3, tác giả thể hiện triết lí: - Triết lí ở đời: “Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thi chỉ có anh hùng lưu danh”. (Đề cao chữ “Nghĩa”) - Triết lí đánh giặc: “Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”... (Đề cao chữ “Đức”) Hoạt động 3- Tìm hiểu nghệ thuật II/ Tìm hiểu nghệ thuật Bài tập 1- Hãy chỉ ra chất hoành tráng của bài phú... (SGK) (HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp) Bài tập 1- Tính chất hoành tráng của bài phú trước hết ở hình tượng dòng sông, một dòng sử thi:"...bát ngát sóng kình muôn dặm", "thướt tha đuôi trĩ một màu", với những chiến công oanh liệt:"...sông chìm giáo gãy, gò đống xương khô". Tính chất hoành tráng được thể hiện ở việc sử dụng điển cố. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được dẫn ra rất phù hợp với sự thật lịch sử mà chỉ nghe nhắc tên thôi người đọc cũng có thể hình dung tính chất tráng ca của những sự kiện, nhân vật ấy. Chân dung tác giả với tầm vóc lớn lao, tư thế ngẩng cao đầu vì niềm tựu hào, kiêu hãnh về lịch sử dân tộc... đã góp phần làm cho tính chất hoành tráng của bài phú thêm đậm nét. Hoạt động 4- Tổng kết và dặn dò III/ Tổng kết và dặn dò Câu hỏi- Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. Nêu ý nghĩa hiện đại của tác phẩm. (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) Gợi ý: + Các đặc điểm nội dung và nghệ thuật: Bài phú sông Bạch Đằng là một tác phẩm viết theo thể phú cổ, trong đó, tác giả dựng lên hai hình tượng nhân vật là các bô lão và “khách”, đối thoại với nhau trong không gian là bến sông Bạch Đằng, qua đó tái hiện chiến công vang dội của cha ông ta tại đây. Tác giả thể hiện niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và nhắc nhở người đương đại làm sao cho xứng đáng bằng cách rút ra những triết lí có tính giáo huấn. + Nghệ thuật bài phú nổi bật bởi sự miêu tả phong cảnh hoành tráng với những kí ức hào hùng trong lịch sử dân tộc. Dặn dò: HS đọc mục Tri thức đọc- hiểu. Yêu cầu: Tìm hiểu thêm về thể phú. ……………………………….. Tiết 75 Đọc thêm NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO Nguyễn Công Trứ A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: Thấy được cái gọi là “phong vị” của hàn nho Hiểu nghệ thuật trào phúng của tác giả B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt Gv cho hs đọc và tìm hiểu mục tiểu dẫn(sgk) (Học sinh đọc và nêu những nội dung chính) Gv cho hs tìm hiểu và trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc thêm trong sgk (hs tìm hiểu và trả lời) I/ Tiểu dẫn 1/ Tác giả * Cuộc đời - Nguyễn Công Trứ (1778-1858) Quê: Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - Là nhà thơ xuất sắc, văn võ song toàn - Cuộc đời làm quan thăng trầm nhưng luôn ung dung tự tại, một lòng vì dân vì nước * Sự nghiệp: sáng tác nhiều thơ (đặc biệt là hát nói). Ngoài thơ Nôm, có bài “Hàn nho phong vị phú” nổi tiếng 2/ Tác phẩm - “Hàn nho phong vị phú” nói về phong vị sống của nhà nho nghèo: luôn tìm thú vui và tiếng cười trong cảnh nghèo, sống thanh thản nhàn nhã - Bài phú có 68 vế. - Đoạn trích học gồm 20 vế đầu miêu tả nơi ở, cách sống và ăn mặc của nhà nho nghèo II/ Hướng dẫn đọc thêm 1/ Câu 1: Vấn đề tác giả nêu ra trong 4 vế đầu là cái nghèo - Rõ ràng tác giả ko thích cái nghèo và khẳng định: nghèo là điều đáng ghét. Vì thế mở đầu, tác giả “văng” ra lời chửi: “ Chém cha cái khó” -> Lời chửi được lặp lại 2 lần với giọng khẳng định - Tiếp theo, tg’ chứng minh rằng: từ thánh nhân đến hạ dân đều cho rằng nghèo là điều đau khổ, nhục nhã “rành rành kinh huấn”, “ấy ấy ngạn ngôn”. Thánh nhân thì coi đấy là “lục cực” còn hạ nhân thì coi đấy là đứng đầu vạn tội. 2/ Câu 2: - Hai chữ “kìa ai” dùng để vừa chỉ tác giả, vừa chỉ những người lâm vào cảnh bần hàn như chính tác giả - Bởi vậy, cách nói ấy hàm nghĩa mở rộng, người đọc muốn hiểu tác giả nói về ai cũng được, nên tránh được sự thô thiển, cạn hẹp 3/ Câu 3: Tác giả tả cảnh nhà nho nghèo trên 3 phương diện: ở, ăn và mặc - Để tả cảnh nghèo, tg’ ko trực tiếp dùng chữ “nghèo” nào nhưng người đọc vẫn nhận ra cuộc sống của vị hàn nho này rất nghèo. Đấy là lối nói theo kiểu “phô trương” thường được dùng trong văn học trào phúng. + Về vẻ ngoài: vị hàn nho này ko chỉ có tất cả, mà còn có rất nhiều, rất “sang” là đằng khác: Nào là “nhà”: nhà ko chỉ 3 gian, mỗi gian đều 4 vách mà còn có đủ cả sân, bếp, buồng, giường, màn gió, phên ngăn… ra vẻ phong lưu. Trong nhà lại nuôi mèo, nuôi lơn, có giàn đựng bát, có niêu nấu cơm, có máng lợn ăn, có trẻ “tri trô”… rất ư là hạnh phúc Chẳng những thế, anh ta còn sống “hoà mình” với thiên nhiên, cùng nắng, mưa, trăng sao, gió mát… + Tuy nhiên, về thực chất, tác giả cho thấy vị hàn nho này chẳng có gì cả: tường thì làm bằng mo cau, nhà thì lợp bằng cỏ, kèo mọt, sân hoang, mối dủi, giun đùn, nắng rọi, mưa xoi, lợn đói, chuột buồn… một số 0 tròn trĩnh. Lối nói phô trương về sự “giàu sang” của Nguyễn Công Trứ giống cách “khoe giàu” trong dân gian: Giẫu giầu giâu, thiếu mười trâu, đầy một chục Lợn thì lúc nhúc, thiếu mười chục đầy một trăm Gà chạy lăng xăng, thiếu một trăm đầy mười chục + Về ăn, mặc: Tác giả cũng dùng lối nói phô trương: Nhà nho nghèo cũng “ngày ba bữa” và đủ cả: “trà, trầu, áo, khăn…” nghĩa là về hình thức và số lượng, anh ta chẳng kém ai. Chỉ có điều: Về nội dung và chất lượng chẳng có gì. Ăn tuy là 3 bữa nhưng toàn là rau, trà thì bằng lá bàng, lá vối… áo khăn cũng vậy. - Hai chữ “phong vị” trong bài, tác giả dùng theo nghĩa mỉa mai, châm biếm “qua cách nói phô trương” Có lẽ NCT rất ko thích cảnh nghèo, ko muốn chấp nhận cảnh sống nghèo, thậm chí còn mỉa mai châm biếm: cuộc sống của vị hàn nho nhếch nhác: nhà chẳng ra nhà, ăn chẳng ra ăn, áo chẳng ra áo, khăn chẳng ra khăn… ấy thế mà còn trích lời thánh nhân để biện hộ cho cuộc sống nghèo của mình “quân tử ăn chẳng cầu no” “đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”… TiÕt 76 Lµm v¨n: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS nắm được kết cấu của văn bản thuyết minh. 2. HS rèn luyện kĩ năng tổ chức kết cấu văn bản thuyết minh. B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu lí thuyết I/ Tìm hiểu lí thuyết 1/ Mục đích, yêu cầu và các loại văn bản thuyết minh Bài tập 1- Đọc phần đầu của bài học (Trước mục 1-Nguyên tắc chung) và trả lời câu hỏi: a- Mục đích của văn bản thuyết minh? b- Yêu cầu của văn bản thuyết minh? c- Các loại văn bản thuyết minh? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) a- Mục đích: giới thiệu, trình bày một sự vật, hiện tượng, một vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người,..., nhằm cung cấp tri thức hách quan, chính xác cho người đọc. b- Yêu cầu: trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công dụng... của đối tượng. c- Các loại: - Thuyết minh về một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp... (Giới thiệu, trình bày). - Thuyết minh cho một sản phẩm (kèm theo sản phẩm) (Thuyết minh thực dụng). - Thuyết minh bằng hình ảnh...(Thuyết minh nghệ thuật). Bài tập 2- Đọc mục 1 (Nguyên tắc chung) và cho biết khi tạo lập văn bản thuyết minh, cần tuân theo nguyên tắc chung về mặt kết cấu như thế nào? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 2/ Nguyên tắc: Nguyên tắc chung khi tạo lập văn bản thuyết minh là phải sắp xếp các ý theo một hình thức kết cấu nhất định, như: mối liên hệ bên trong của sự vật, hay quá trình nhận thức của con người... Chẳng hạn: sắp xếp các ý theo thứ tự trên- dưới, trong- ngoài, phải- trái, trước- sau...; chính- phụ; chủ yếu- thứ yếu; bản chất- hiện tượng... Bài tập 3- Đọc mục 2 (SGK) và cho biết: những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 3/ Hình thức kết cấu: Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh bao gồm: + Kết cấu theo trật tự thời gian: trước- sau, sớm- muộn, trẻ-già, sinh thành -hưng thịnh -diệt vong v.v... + Kết cấu theo trật tự không gian: trên-dưới, trong-ngoài, gần-xa, bên phải- bên trái, trung tâm- ngoại biên v.v... + Kết cấu theo trật tự lô-gíc: nguyên nhân- kết quả, cái chung- cái riêng, bản chất- hiện tượng, chủ yếu- thứ yếu, quan hệ tương đồng (VD: Trên sao dưới vậy; cha nào con nấy...), quan hệ đối lập (VD: tốt- xấu, thiện ác, chính- tà...), quan hệ thứ bậc (từ thấp đến cao...)... Hoạt động 2- Luyện tập II/ Luyện tập Bài tập 1- Đọc và chỉ ra hình thức kết cấu văn bản thuyết minh (SGK). (HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp) Bài tập 1- Hình thức kết cấu của các văn bản: + Văn bản Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường có hình thức kết cấu theo trật tự thời gian: từ thời điểm hiện tại, tác giả trở về sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1962, rồi lại trở về với hiện tại (Tuy nhiên, trong các đoạn còn có kết cấu theo quan hệ nhân - quả và lô-gic nữa). + Văn bản Thành cổ Hà Nội có hình thức kết cấu theo trình tự không gian: từ trong ra ngoài. + Văn bản Học thuyết nhân ái của Nho gia được kết cấu theo trình tự lô-gíc: hai vấn đề “ái nhân” và “trung, thứ” trong học thuyết Nho gia được trình bày theo quan hệ bản chất- hiện tượng hoặc nội dung- hình thức (kẻ “nhân” yêu người được thể hiện bằng đạo “trung, thứ”, tức “trung, thứ” là biểu hiện của “nhân ái”). Bài tập 2- Phân tích kết cấu phần Tri thức đọc- hiểu về thể loại phú ở trang 8 (SGK) (HS thảo luận theo nhóm.HS khá trình bày trước lớp) Bài tập 2- Kết cấu phần Tri thức đọc- hiểu về thể loại Phú (SGK) như sau: + Đoạn 1: khái niệm về thể phú. + Đoạn 2: các loại phú. + Đoạn 3: đặc điểm thể loại của Bài phú sông Bạch Đằng (cổ phú). + Đoạn 4: nét riêng của Bài phú sông Bạch Đằng (so với cổ phú). Như vậy, bài viết thuộc loại kết cấu theo trình tự lô-gíc (từ chung đến riêng). Hoạt động 3- Tổng kết, dặn dò 1- Câu hỏi tổng kết: Nêu những nội dung chính cần ghi nhớ? (GV giao nhiệm vụ HS tự tổng kết) 2- Dặn dò: Chuẩn bị bài Thư dụ Vương Thông lần nữa. III/ Tổng kết, dặn dò 1- Tổng kết: Những nội dung chính cần ghi nhớ là các hình thức kết cấu vừa học. 2- HS đọc ở nhà bài Thư dụ Vương Thông lần nữa để chuẩn bị cho bài học sau. Tiết 77 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4 A-YÊU CẦU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề bài về kiểu văn, phạm vi tư liệu và hệ thống ý cho bài viết. - Thấy được các ưu, nhược điểm của bài viết của mình và phương hướng sửa chữa các lỗi, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. - Biết vận dụng kiến thức về văn bản biểu cảm; kiến thức văn học và kĩ năng lập ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; quan sát, thể nghiệm đời sống; đọc tích luỹ kiến thức để đề ra ý cho bài viết. - Biết huy động kiến thức đã học trong văn học và kiến thức đời sống để viết thành bài văn. B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt a- GV viết các đề văn lên bảng I/ Xác định yêu cầu của đề và phân tích đề Đề 1: Hãy kể lại một truyện cười đã đọc ngoài sách giáo khoa mà anh (chị) cho là có ý nghĩa phê phán sâu sắc. * Yêu cầu cần đạt: - Biết kể lại một truyện cười đã đọc ngoài chương trình song phải đảm bảo các đặc điểm của một truyện cười: yếu tố gây cười, ý nghĩa của cái cười… - Đảm bảo là một văn bản tự sự hoàn chỉnh - Kể ngắn gọn, diễn đạt, dùng từ, viết câu rõ ràng trong sáng. - Nội dung truyện phải có ý nghĩa phê phán sâu sắc về lối sống đạo đức hay những khói hư tật xấu khác. Đề 2: Kể lại một câu chuyện xảy ra trong lớp học hoặc trong đời sống khiến anh (chị) băn khoăn, trăn trở nhiều về đạo đức và lối sống hiện nay. * Yêu cầu cần đạt: - Biết kể lại một câu chuyện có thật mà mình tham gia vào hoặc chứng kiến. - Đảm bảo là 1 văn bản tự sự hoàn chỉnh (có thể lồng vào yếu tố miêu tả, biểu cảm). - Kể có đầu, có cuối, có diễn biến với những tình tiết, nhân vật giàu ý nghĩa. Diễn đạt dùng từ, chấm câu rõ ràng, trong sáng. - Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa phê phán về đạo đức, lối sống hiện nay ví dụ như: phê phán thái độ vô lễ với thầy cô, bạc bẽo với cha mẹ, chạy theo lối sống gấp hưởng thụ… - Người viết phải thể hiện thái độ băn khoăn trăn trở của mình trước chuyện kể ra (lồng vào quá trình kể chứ không tách thành một phần cảm nghĩ riêng). b- GV nêu yêu cầu cơ bản. Lập dàn ý sơ lược cho mỗi đề (Có thể xem thêm các sách tham khảo). a- GV nhận xét kết quả bài làm. b- GV rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. c- Trả bài cho HS. II/ Nhận xét rút kinh nghiệm và trả bài Lưu ý khi nhận xét bài làm của HS: + Phải bám sát yêu cầu của bài viết số 4: củng cố và rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả và tự sự. Các kĩ năng khác có thể tiến hành đồng thời nhưng cũng có những kĩ năng chưa yêu cầu cao. + So sánh với kết quả bài số 3 để thấy sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của từng cá nhân HS. TiÕt 78, 79 §äc v¨n: THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA (Tái dụ Vương Thông thư) Nguyễn Trãi A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1- HS hiểu được Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi là một tác phẩm nghị luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục, thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần yêu chuộng hoà bình của quân dân ta. Bức thư cũng thể hiện chiến lược "tâm công" của Nguyễn Trãi. 2- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận cổ. B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt I/ Tìm hiểu hoàn cảnh và mục đích sáng tác 1/ Hoàn cảnh sáng tác Nguyễn Trãi viết lá thư này nhân danh Lê Lợi, vì trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã soạn thảo thư gửi các tướng nhà Minh để khuyên dụ chúng. Theo nội dung lá thư, hoàn cảnh quân ta lúc ấy đã trở nên hùng mạnh, tiến đến bao vây thành Đông Quan, giặc Minh thì đã túng thế, bị vây khốn trong thành, cố thủ không ra đánh để chờ viện binh. 2/ Mục đích sáng tác Nguyễn Trãi viết lá thư này để thuyết phục tướng giặc là Vương Thông hạ vũ khí, bằng không thì ra khỏi thành tử chiến (khiêu chiến đi đối với thuyết hàng, nhưng thuyết hàng là chính). Gv cho hs đọc mục Tiểu dẫn và hỏi:: Nguyễn Trãi viết lá thư này nhân danh ai? Giải thích vì sao lại nhân danh? Trong hoàn cảnh nào? Mục đích viết thư để làm gì? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Gv cho hs đọc và tìm hiểu bố cục (hs đọc và nêu bố cục) Hỏi: Mở đầu bức thư, tác giả đã nêu lên tư tưởng gì? Bức thư chỉ rõ tình thế của quân Minh ra sao (Ở Trung Quốc, ở Việt Nam)? Từ đó, tác giả đã vạch rõ nguyên nhân thất bại của chúng. Hãy phân tích các lí lẽ giàu sức thuyết phục trong bức thư. (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) II/ Đọc - hiểu văn bản * Đọc: * Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: “Từ đầu… việc binh được”: Quan niệm của tg’ về thời thế đối với người giỏi dùng binh. - Đoạn 2: “tiếp… là sáu”: phân tích từng điểm thời và thế thất bại của địch ở thành Đông Quan - Đoạn 3: còn lại: khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp và sỉ nhục tướng giặc 1/ Tìm hiểu nội dung + Tác giả mở đầu bức thư bằng quan niệm "thời"và "thế: "Được thời và thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn; mất thời không thế thì hoá mạnh ra yếu, yên lại thành nguy". Đây chính là điểm yếu nhất của đối phương trong tình hình hiện tại. + Bức thư chỉ rõ tình thế của giặc ở Trung Quốc cũng như Việt Nam: - Ở Trung Quốc: “Ngô mạnh không bằng Tần”, phía Bắc có địch "Thiên Nguyên", phía Nam có nội loạn "Tầm Châu"... - Ở Việt Nam giặc đang ở "kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo ngoài không viện binh" và điều quan trọng là làm "điều phi nghĩa" trái với lòng dân... + Trên cơ sở phân tích tình hình, tác giả vạch rõ sáu nguyên nhân dẫn tới thất bại của giặc: -Bên trong thiếu thốn,"người chết quân ốm"; -Bên ngoài, viện binh không có, nếu có cũng không làm gì được; -Trong nước còn phải lo "phòng thủ quân Nguyên"; -"Người chẳng sống yên, nhao nhao thất vọng"; - Nội bộ lục đục,"gian thần, chúa yếu, xương thịt hại nhau; - Phía ta "trên dưới đồng lòng anh hùng tận lực"... + Lí lẽ giàu sức thuyết phục của bức thư thể hiện trên các phương diện: - Lập luận chắc chắn, dựa trên cơ sở phân tích tình hình thực tế một cách sâu sắc. - Thái độ người viết luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của chính nghĩa, tin tưởng vào chiến thắng. - Phương pháp tấn công kẻ thù (tâm công) dựa vào điểm yếu nhất của các tướng giặc là thời và thế. Nghệ thuật tấn công lúc cương lúc nhu, vừa khuyên hàng vừa khiêu chiến, vừa tấn công vừa vạch ra lối thoát cho giặc. Hỏi: Tư thế người viết thể hiện qua lời lẽ thế nào? Phân tích một số lời xưng hô và hình ảnh tiêu biểu trong bức thư. (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) + Người viết luôn đặt mình ở tư thế của người có sức mạnh (sức mạnh của thời và thế). Cách xưng hô có sự thay đổi: lúc đầu gọi các tướng giặc là “Quan Tổng binh và các vị đại nhân”, lại đi kèm từ “Kính thưa”, đó là cách hô gọi lịch sự, nhưng cũng để bọn tướng giặc dễ đọc; nói chung, từ đầu đến cuối bức thư, tác giả xưng là “ta”, gọi tướng giặc là “các ông” hoặc vô nhân xưng (không dùng từ để gọi, bỏ trống), thậm chí còn hai lần ví và gọi các tướng giặc là “hạng đàn bà” và một lần gọi giặc là “hạng thất phu đớn hèn”. Cách xưng hô như vậy cũng thể hiện tư thế của người mạnh hơn. + Bên cạnh đó, tác giả còn dùng một số hình ảnh để ví von, làm rõ hơn tình thế quân giặc, khiến cho sức thuyết phục được tăng cường. Chẳng hạn ví quân giặc như “thịt trên thớt, như cá trong nồi”, ví đội quân cứu viện “nước xa không cứu được lửa gần” (theo tục ngữ Trung Quốc). Hỏi: Niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả thể hiện ở những điểm nào trong bức thư? Nêu và phân tích một vài ví dụ làm dẫn chứng? (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) + Niềm tin tất thắng thể hiện rõ trong việc đánh giá tình hình (chỉ ra sáu cớ bại vong tất yếu của địch); trong việc khuyên địch ra hàng; và đặc biệt là trong việc khiêu chiến, thách thức lăng nhục kẻ địch. Tinh thần yêu chuộng hoà bình thể hiện rõ trong việc đưa ra con đường thoát cho giặc: "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền ...". Đây chính là chiến thuật trong đường lối của chiến tranh nhân dân: “Bắc cầu bằng vàng để tiễn quân thù về nước”, nó cũng thể hiện tinh thần nhân đạo và lòng yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta. Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả. (HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 2/ Tìm hiểu về nghệ thuật: Nghệ thuật lập luận của tác giả sắc bén, khúc chiết, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục. Các dẫn chứng đều lấy từ thực tế, tiêu biểu và chân thực, bố cục rõ ràng, mạch lạc và hết sức lô-gic, phân tích vừa có lý vừa có tình, khi cương khi nhu, tất cả xuất phát từ niềm tin chính nghĩa và sự tất thắng của quân và dân ta (Xem ý 3, bài tập1 của hoạt động này). Bức thư thể hiện tính mẫu mực trong nghệ thuật lập luận của văn nghị luận cổ điển. III/ Bài tập nâng cao Bài tập- Phân tích chiến lược “đánh vào lòng người” của bức thư. (HS chuẩn bị vào giấy nháp, trình bày trước lớp) Yêu cầu: HS phân tích và chỉ ra được các ý: - “Tâm công” (đánh vào lòng người) là một sách lược quan trọng trong nghệ thuật dùng binh, nó cũng thể hiện trình độ cao của người dùng binh. Trong Bình Ngô dại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã nhắc lại sách lược này với niềm tự hào:“Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”. - “Tâm công” thể hiện chủ yếu trên các phương diện: + Luôn luôn dựa trên chính nghĩa, lấy lẽ phải để chinh phục điều sai trái, lấy ngay thẳng để thắng gian tà, lấy “chí nhân” để thay “cường bạo”. + Luôn bám sát thực tế để phân tích tình hình, làm cơ sở cho lí lẽ thuyết phục. + Dùng nghệ thuật thuyết phục quân địch: khi cương, khi nhu, lúc khiêu khích, lúc

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 10 Nang cao(1).doc