A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được vị trí và đặc trng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam và định nghĩa về các thể loại của dòng văn học này.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những tri thức của văn học dân gian, về văn học dân gian để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm đã và sẽ học về văn học dân gian Việt Nam.
3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu và sự trân trọng các tác phẩm VHDG.
B. PHƯƠNG PHÁP
GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1.GV: SGK + SGV + Bài soạn.
2. HS: SGK + VỞ GHI + ĐỌC TRƯỚC SGK + SOẠN BÀI.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ (5).
Câu hỏi: Nêu những đặc điểm của VHDG.
Đáp án:
Ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.
-Gồm nhiều thể loại được ngời lao động sáng tác và truyền miệng.
- Có vị trí quan trọng. giữ gìn, mài giũa, phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
- Có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có tác động không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết.
2. Giới thiệu bài mới:(1) Tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài.
3. Nội dung:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 5 + 6- Khát quát văn học dân gian Việt Nam (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN NGÀY: 15/9 GIẢNG NGÀY: 116/9
TIẾT: 5 + 6, Môn : Văn học sử.
Khát quát văn học dân gian Việt Nam
Tiết 2.
A. mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được vị trí và đặc trng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam và định nghĩa về các thể loại của dòng văn học này.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những tri thức của văn học dân gian, về văn học dân gian để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm đã và sẽ học về văn học dân gian Việt Nam.
3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu và sự trân trọng các tác phẩm VHDG.
B. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.gv: SGK + SGV + Bài soạn.
2. HS: SGK + Vở ghi + đọc trước SGK + soạn bài.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ (5’).
Câu hỏi: Nêu những đặc điểm của VHDG.
Đáp án:
Ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.
-Gồm nhiều thể loại được ngời lao động sáng tác và truyền miệng.
- Có vị trí quan trọng. giữ gìn, mài giũa, phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
- Có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có tác động không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết.
2. Giới thiệu bài mới:(1’) Tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài.
3. Nội dung:
T0
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Kiến thức cần đạt
5’
20’
?Tại sao nói văn học dân gian là “sách giáo khoa về cuộc sống”?
?Hãy làm sáng tỏ văn học dân gian là “Sách giáo khoa về cuộc sống” qua việc phân tích tác phẩm văn học dân gian. Hướng vào các yếu tố.
- Căn cứ vào thể loại
- Đề tài, cốt truyện, chủ đề
- Khát vọng và mơ ước
- Quan niệm của nhân dân
- Tính chất đa dạng về phương diện dân tộc.
+ Về đề tài, cốt truyện cũng như nội dung phản ánh và thái độ của tác phẩm văn học dân gian: dường như những gì có trong cuộc sống đều có trong tác phẩm văn học dân gian. Điều ấy chứng tỏ đề tài văn học dân gian vô cùng phong phú.
+ Khi khoa học tự nhiên chưa phát triển, ông cha ta đã quan niệm về hình thể của vũ trụ. Đó là trời tròn, đất vuông.
+ Khi đất nước có giặc, họ khao khát có một Phù Đổng Thiên Vương đứng ra dẹp giặc.
+ Thiên nhiên nắng lắm, mưa nhiều sinh ra lũ lụt, họ mơ ước có Sơn Thần trị thuỷ. + Đời sống quanh ta có buồn, vui, có hạnh phúc và đau khổ, có cả tiếng cười vừa phê phán xã hội bất công vừa làm cho vui cửa vui nhà, vui anh vui em. Những bài học kinh nghiệm trong tục ngữ, những triết lí rút ra từ truyện ngụ ngôn, tiếng hát ngọt ngào đằm thắm cất lên từ lũy tre làng, trong lao động và cả sân khấu cuộc đời ... tất cả là đời sống tư tưởng, tình cảm và hành động, là ớc mơ khát vọng của cha ông mình mà văn học dân gian đã mang lại. - - Một điều không thể quên là thái độ của cha ông (tư tưởng chủ đề) được thể hiện qua các tác phẩm văn học dân gian. Nhân dân rất công bằng: kẻ gây ra tội ác phải đền tội ác, kẻ gieo gió phải gặt bão. Thái độ ấy rất công minh. Thánh Gióng có công đánh giặc khi về trời, chúng ta phải ngước mắt lên đầy ngưỡng mộ
. An Dương Vương không chết vì có công xây thành, chế nỏ dẹp giặc ngoại xâm. Nhân dân vẫn để cho An Dưng Vương “cầm sừng tê bẩy tấc theo Rùa Vàng về thuỷ cung”. Song vì quá mất cảnh giác, An Dương Vương đã để mất nước. Sau cùng, văn học dân gian đã mang đến tính đa dạng về phương tiện dân tộc. Các dân tộc Tây Nguyên và người Mường có sử thi, có truyện thơ. Về lĩnh vực dân ca, người kinh có hát ghẹo, hát xoan, hát dặm, quan họ. Các dân tộc anh em có hát khuống của người Thái, sli, lượn của người Tày - Nùng. Tính dân tộc được thể hiện tinh tế ở nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian.
Gv hướng dẫn hs thảo luận và hoàn chỉnh nội dung kiến thức.
HS đọc phần “Một số giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam”).
độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS chia nhóm thảo luận và cử đị diện trình bày trước lớp.
3. Những giá trị của văn học dân gian.
- Cung cấp những tri thức cần thiết, cơ bản về tự nhiên và xã hội góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách con người Việt Nam, phát huy truyền thống yêu nước, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương.
- Học văn học dân gian là học những bài học dạy làm người do tác phẩm thể hiện. Những bài học ấy rất giàu tính thực tế. Nó không t duy trừu tượng mà rất phong phú về kinh nghiệm trong đời sống lao động, trong đấu tranh xã hội của cha ông ta.
+ Thần thoại: Cung cấp nhận thức về con ngời thời nguyên thuỷ, về hình thành vũ trụ và con người, loài vật, mặc dù nhận thức ấy còn thô sơ, mông muội.
+ Truyền thuyết lại thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân lao động, ca ngợi chiến công của ngời anh hùng, đánh giá nhân vật lịch sử hoặc có liên quan tới lịch sử theo quan niệm của nhân dân.
+ Truyện cổ tích hướng con người tới những cảnh đời bất hạnh, những quan niệm sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” và cả ước mơ khát vọng đổi đời.Từ đó khẳng định người lao động không hề biết đến bi quan. Truyện cổ tích còn giúp chúng ta nhận biết được loại tính cách của con ngời như thông minh, ngốc nghếch, bạc ác, thuỷ chung,…
+ Tục ngữ là kho báu về kinh nghiệm trong sản xuất, đối nhân xử thế và đấu tranh xã hội.
+ Ca dao lại mang đến sự khám phá về đời sống tinh thàn phong phú của con người.
+ Truyện cười, ngụ ngôn, câu đối: ngoài tính triết lí nhân sinh còn mang đến cho người đọc những gì thuộc về trí tuệ con ngời.
4. Củng cố, luyện tập: .
- GV khái quát kt cơ bản, HS chia nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập
- Bài tập nâng cao:
?Tại sao trong tiến trình văn học Việt Nam, bộ phận văn học dân gian đã ra đời sớm hơn bộ phận văn học viết và sau đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho tới ngày nay?
Nhu cầu về văn hoá và nghệ thuật:
Từ lúc cha có chữ viết và cả khi đã có chữ viết, người bình dân không có điều kiện tiếp thu thành tựu của văn học viết. Họ có nhu cầu sáng tác và thưởng thức bằng truyền miệng. Vì vậy bộ phận văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết sau đó vẫn tồn tại và phát triển tới ngày nay.
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết: Văn học viết ảnh hưởng của văn học dân gian về đề tài, cốt truyện. Đó là những tác phẩm: “Việt điện u linh tập” của Lí Tế Xuyên, “Thánh Tông di cảo” của Lê Thánh Tông, “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
Văn học viết khai thác giá trị nội dung và
phương tiện nghệ thuật của văn học dân gian. Nhà thơ học ở ca dao cách biểu hiện tình cảm. Nhà văn học tập ở truyện cổ tích về cách xây dựng cốt truyện. Từ mối quan hệ này, ta thấy văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết sau đó vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay
E. Hướng dẫn học bài :
- Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc sgk củng cố kiến thức đó học.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Đọc trước sgk bài: Phân loại văn bản theo phong cách Chức năng ngôn ngữ
Thế nào là phong cách chức năng ngôn ngữ? Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản đợc chia làm mấy loại?
Su tầm một số văn bản hành chính Quyết định, báo cáo biên bản... cho biết những điểm chung về cấu tạo của chúng. Viết đơn đề nghị với nhà trờng về một vấn đề nào đó. Yêu cầu học sinh viết.
Giờ sau học làm văn .
File đính kèm:
- tiet 6.doc