I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh
- Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường, trọng chân lý của nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa chống lại thế lực gian tà
- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính, đặc trưng của thể loại truyền kỳ .
II. Chuẩn bị :
- GV : Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án
- HS : SGK, bài soạn ở nhà.
III. Phương pháp :
- Tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với tổ chức thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
3. Bài mới :
Ở chương trình Ngữ Văn lớp 9,các em đã được tìm hiểu thể loại truyền kỳ thông qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, hôm nay để hiểu thêm về đặc trưng của thể loại này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một tác phẩm nữa cũng nằm trong bộ “Truyền kỳ mạn lục “đó là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Nguyễn Dữ
( 2 tiết)
Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh
Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường, trọng chân lý của nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa chống lại thế lực gian tà
Hiểu được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính, đặc trưng của thể loại truyền kỳ .
Chuẩn bị :
GV : Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án
HS : SGK, bài soạn ở nhà.
Phương pháp :
Tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với tổ chức thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi…
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (4p)
Bài mới :
Ở chương trình Ngữ Văn lớp 9,các em đã được tìm hiểu thể loại truyền kỳ thông qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, hôm nay để hiểu thêm về đặc trưng của thể loại này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một tác phẩm nữa cũng nằm trong bộ “Truyền kỳ mạn lục “đó là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
-HS đọc phần tiểu dẫn
-GV : Em hãy cho biết phần tiểu dẫn cung cấp cho chúng ta những nội dung nào?
+ Dựa vào SGK em hãy nêu những nhận xét khái quát của em về tác giả?
+ Em hiểu như thế nào là thể loại truyền kỳ?Ngoài tác phẩm Truyền kỳ mạn lục em có biết tác phẩm nào thuộc thể loại này ko?
-GV : Ngoài tác phẩm Truyền kỳ mạn lục có thể kể thêm một số tác phẩm cùng thể loại như Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm) , Tân truyền kỳ lục ( Phạm Quý Thích), Lan Trì kiến văn lục ( Vũ Trinh)
-GV : Em hãy nêu những nét chính về tp Truyền kỳ mạn lục?
GV : + Truyền : Truyền lại,lưu truyền
+ Kỳ : Kỳ lạ ,kỳ ảo
+ Mạn lục ; Ghi chép..
àTruyền kỳ mạn lục : Ghi chép những chuyện hoang đường kỳ ảo lưu truyền lại cho đời sau.
-GV : Theo em truyện có thể chia làm mấy phần?nêu ý chính từng phần?
àTìm hiểu tp theo bố cục VB
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn
-GV : Nhân vật Ngô Tử Văn được giới thiệu như thế nào?
GV : Các em chú ý vào cách giới thiệu trực tiếp nhân vật về tên tuổi,quê quán giống với cách giới thiệu của truyện cổ tich ( VD : Tấm Cám,,,) ngay sau đó sẽ đưa ra dẫn chứng chứng minh cho tính cách đó
=>Hãy cho biết hành động ( sự việc) nào thể hiện tính cách nhân vật NTV?
+ Tại sao NTV đốt đền?
+ Hành động đốt đền thể hiện sự quyết tâm của NTV như thế nào?
+ Những chi tiết nào thể hiện sự ý thức của NTV trước hành động của mình? Điều đó thể hiện tính cách gì của nvật?
+ Thái độ của NTV sau khi đốt đền?
HS dựa vào văn bản trả lời
GV : Sau khi đốt đền,chuyện gì đã xảy ra với NTV?
+ Tên bách hộ họ Thôi được tác giả miêu tả như thế nào?Thái độ của hắn đối với NTV ra sao?
GV : Với sự miêu tả của tác giả,tên bách hộ họ Thôi chính là đại diện cho quân xâm lược phương Bắc,đại diện cho thế lực gian ác.
Gv : Trước sự đe dọa của tên bách hộ, NTV có thái độ như thế nào?hay nói cách khác,thái độ của NTV trước cái ác được thể hiện ntn?
GV : Tuy nhiên,trong cuộc chiến với cái ác,NTV không hề đơn thương độc mã mà được sự trợ giúp của Thổ Công.
GV : Nhân vật Thổ Công xuất hiện với mục đích gì?
-Nhân vật Thổ Công đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội?Qua các chi tiết trong lời kể của nv Thổ Công, hiện thực XH được tác giả phơi bày ntn?
-GV : Qua nhân vật Thổ Công,tác giả muốn gửi gắm tư tưởng gì?
GV khái quát : Tư tưởng “lánh đục về trong là tư tưởng của lớp người hiền,người tài lánh bụi trần ,lui về ở ẩn giữ gìn sự thanh cao và khí phách của mình.
GV : NV Thổ Công xuất hiện có ý nghĩa ntn?
I . Tìm hiểu chung
1, Tác giả :
-Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XV,quê ở Hải Dương, từng đi làm quan rồi lui về ở ẩn.
- Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm nổi tiếng của ông.
2.Tác phẩm
a, Thể loại :
-Truyền kỳ là thể loại văn xuôi tự sự Trung đại sử dụng các yếu tố kỳ ảo mang đậm dấu ấn của hư cấu phản ánh hiện thực và thái độ của tác giả.
b, Truyền kỳ mạn lục :
-Là tác phẩm viết bằng chữ Hán,gồm 20 truyện ra đời vào đầu thế kỷ XVI
- Truyện có nhiều yếu tố hoang đường kỳ ảo nhưng nội dung cốt lõi của truyện là phản ánh hiện thực xã hội phong kiến, đề cao tinh thần dân tộc và niềm tự hào về nhân tài và văn hoá đát Việt àTruyện mang giá trị nội dung và giá trị hiện thực.
c, “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
*Truyện chia làm 4 phần :
- Đoạn 1 ( Từ đầu cho đến “…không cần gì cả” ) : Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn
- Đoạn 2 ( “Đốt đền xong…khó lòng thoát nạn”) : Sự việc đốt đền và cuộc gặp gỡ của NTV với tên giặc họ Thôi và Thổ công.
- Đoạn 3 ( “ Tử Văn vâng lời…rồi không bệnh mà mất” ) : Cuộc xử kiện dưới âm phủ.
- Đoạn 4 ( “ Năm Giáp Ngọ…phán sự) : nhấn mạnh thời gian.
II. Đọc-hiểu văn bản
1.Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn:
-Nhân vật NTV được giới thiệu:
+ Tên tuổi: “Tên là Soạn”
+ Quê quán : Người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
+ Tính tình :Khảng khái,nóng nảy,thấy sự tà gian không thể chịu được, cương trực…à Tính cách của người quân tử.
-Sự việc đốt đền :
+ Nguyên nhân : Do yêu quái hoành hành,tác quái làm hại dân lành,Ngô Tử Văn bất bình-> Đốt đền .
dũng cảm, lo cho sự an nguy của dân lành
+ Hành động đốt đền thể hiện sự quyết liệt của NTV trước cái ác,sẵn sàng tuyên chiến với cái ác.
+ NTV ý thức được hành động của mình: Tắm rửa sạch sẽ,khấn vái thần linh trước khi đốt đền.--> Sự trong sáng, ngay thẳng, có hiểu biết và tôn kính đối với thần linh.
=>NTV có tính cách của một kẻ sĩ : Ngay thẳng,cương trực,dũng cảm,đồng thới có tấm lòng trong sáng,tin vào chính nghĩa.
àNTV là người đại diện cho chính nghĩa.
2. Cuộc gặp gỡ với tên bách hộ họ Thôi và Thổ Công.
-Sốt nóng,sốt rét, đầu lảo đảo và gặp tên bách hộ họ Thôi :
+ Đầu đội mũ trụ,khôi ngô,cao lớn , quần áo giống người phương Bắc à Đại diện cho thế lực xâm lược phương Bắc.
+ Mạo danh cư sĩ, hăm dọa, tức giận, thề độc, buộc tội --> Giảo trá, gian manh.
- Thái độ của NTV : “Mặc kệ…cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” à Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ,bình tĩnh, can đảm, không bị uy hiếp bởi thần quyền.
àThái độ tự tin của con người đứng về lẽ phải.
-Thổ Công xuất hiện với mục đích :
+ Giúp đỡ NTV (Trực tiếp)
+ Đòi lại công lý ( Gián tiếp)
- Xã hội mà cái ác,cái xấu đang hoành hành,tham quan lừa lọc,bưng bít mọi chuyện xấu xa à Nv Thổ Công là đại diện cho lớp người hiền,người tài bị hãm hại.
- Tư tưởng tác giả : “ lánh đục về trong”
àCông lý và lẽ phải luôn được ủng hộ
Tiết 2
Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh
Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường, trọng chân lý của nhân vật Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa chống lại thế lực gian tà
Hiểu được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính, đặc trưng của thể loại truyền kỳ .
Chuẩn bị :
GV : Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án
HS : SGK, bài soạn ở nhà.
Phương pháp :
Tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với tổ chức thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi…
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Nv NTV được giới thiệu là người có tính cách như thế nào ?Tính cách đó được biểu hiện qua hành động (sự việc) nào đáng chú ý
Bài mới :
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nhân vật NTV và cuộc gặp gỡ của NTV với tên bách hộ họ Thôi và Thổ Công.Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu diễn biến câu chuyện qua cuộc chiến đấu của NTV và các thế lực đen tối.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-GV: Khung cảnh âm phủ được miêu tả thông qua những chi tiết nào?Khung cảnh ấy gây ấn tượng gì cho người đọc?
+ Những điều này chứng tỏ để dành được công lý,NTV đã phải trải qua con đường ntn?
- Ngoài khung cảnh âm phủ ghê rợn đó,NTV còn phải đối diện với điều gì?
+Diêm vương đóng vai trò như thế nào trong cuộc xử kiện?
+ Với trách nhiệm đó lẽ ra Diêm vương phải có sự phán xét công bằng nhưng Thái độ của Diêm vương với NTV như thế nào??Tại sao Diêm vương có thái độ như vậy đối với NTV ?
+ Qua việc xây dựng tình huống Dv bị lừa gạt dẫn đến sự phán quyết hồ đồ đối với NTV và qua lời trách của DV đối với các phán quan,tác giả muốn tố cáo điều gì?
=>XH được phơi bày ntn?
+ Trước khung cảnh ấy,thái độ của Ngô Tử Văn ra sao?
-Tên bách hộ họ Thôi là thế lực thứ 2 mà NTV phải đối diện
+GV : Tính cách gian manh,giảo trá của tên bách hộ bộc lộ rõ rệt ở dưới âm phủ ?Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tính cách đó?
=>Thể hiện con người ntn?
-GV : Trước khung cảnh âm phủ và phải đối diện với các thế lực tàn ác đó,NTv đã chiến đấu ntn?
+ Thái độ của NTV thể hiện qua những chi tiết nào?Thái độ đó thể hiện tinh thần của NTV như thế nào trong cuộc chiến đấu?
-Kết quả của cuộc chiến đấu :
+ Đối với tên bách hộ?Kết quả đó thể hiện điều gì?
+ Chiến thắng của NTV? Chiến thắng đó có ý nghĩa ntn?
-Ý nghĩa lời bình kết thúc tp?
GV : Câu chuyện là ước mơ của tác giả, gửi gắm niềm tin vào chính nghĩa ,ước mơ đối với XH mà ông đang sống ( so sánh với Chuyện người con gái Nam Xương với kết cấu chuyện chết đi-sống lại-hóa thành bất tử ) àthể hiện sự mơ ước.
-GV : Truyện truyền kỳ sử dụng các yếu tố kỳ ảo để thể hiện cốt lõi hiện thực.Em hãy chỉ ra các yếu tố kỳ ảo và ý nghĩa hiện thực của chúng?
4.Cuộc xử kiện dưới Minh ty :
* Khung cảnh âm phủ hiện lên một cách rùng rợn : Quỷ sứ,quỷ dạ xoa, thành sắt cao vọi, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương…à Khung cảnh khiến cho người ta ghê sợ,hồn siêu phách lạc.
à Con đường gian nan,khó khăn
* NTV trong cuộc chiến đấu :
- Đối diện với Diêm Vương :
+ Diêm vương là bậc chí tôn ở Minh ty,là vị quan tòa xử kiện,là người cầm cán cân công lý.
+Thái độ với NTV : Hiểu lầmà coi thường,sỉ nhục “Tội sâu ,ác nặng”, “Bướng bính,ngoan cố”
+ Thái độ xuất phát từ việc Diêm vương bị lừa gạt,bị che mắt bởi gian thần mà trực tiếp là tên bách hộ và các quan lại tham của đútàKhông nhìn thấy lẽ phải.
+ Tố cáo thánh thần quan lại ở cõi âm: Các đền miếu tham của đút bênh vực cho tên tướng giặc, Dv bị che mắt,thật giả lẫn lộn,quan lại lộn xộn rối ren ( NTV : “Sao mà nhiều thần quá vậy
=>Thực trạng XH : Quan tham ô tiếp tay cho kẻ ác gây ra đau khổ cho người lương thiện.
àGiá trị phê phán của tp.
-Đối diện với tên bách hộ họ Thôi :
+ Vu oan cho NTV,cãi cọ, lăng nhục,làm lẫn lộn phải trái
+ Giả nhân giả nghĩa xin tha tội cho NTV
=>Con người thủ đoạn,giả tạo,tham sống sợ chết.
àThể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc,phê phán chiến tranh xâm lược phi nghĩa và các thế lực xâm lược tàn ác.
-Thái độ của NTV
+ Khảng khái,hiên ngang : “ Ngô Soạn này…”
+ Dũng cảm vạch mặt quân gian ác.
+ Cứng gỏi,không chịu nhún nhường
+ Lập luận chặt chẽ,sắc sảo
à Tinh thần kiên quyết, triệt để chống gian tà, coi thường cái chết để giành lại lẽ phải,giành lại chính nghĩa.
-Kết quả :
+ Tên bách hộ : Nhét khẩu gỗ vào miệng,tống vào ngục Cửu U,hài cốt tan tành như cám.
=>Sự trả giá của cái ác và sự chôn vùi uy danh quân xâm lược.
+ NTV đã chiến thắng vẻ vang, đem lại chính nghĩa cho cuộc đời và được tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên, đảm trách giữ gìn và bảo vệ công lý
àChiến thắng của chính nghĩa
à Phần thưởng xứng đáng khuyến khích lòng dũng cảm, cương trực, dám hi sinh thân mình để bảo vệ công lý.
à Đó còn là cách Nguyễn Dữ bất tử hoá vẻ đẹp của kẻ sĩ đất Việt.
Người kẻ sĩ đất Việt dù sống hay chết đều luôn là người chính trực,tấm lòng ngay thẳng,trong sáng
-Ý nghĩa lời bình :
+ Nhận xét của tác giả về nv NTV và sự việc thể hiện tính cách
+Gửi gắm niềm tin,ước mơ vào chính nghĩa,thể hiện nềm tự hào đối với kẻ sĩ đất Việt.
+ Lời khuyên : Không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
* Nghệ thuật của tác phẩm :
-Kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kỳ ảo :
+ Yếu tố kỳ ảo : Sự xuất hiện thần linh và mối tương giao của con người và thần linh
+ Ý nghĩa :
. Lôi cuốn hấp dẫn người đọc
. Phản ánh cốt lõi hiện thực (Phản ánh cuộc xâm lược của quân phương Bắc,phản ánh xã hội rối ren ,cái xấu,cái ác trong Xh đương thời)
-Kết cấu truyện giàu kịch tính với nhiều tình tiết lôi cuốn :
+ Tác phẩm có kết cấu thắt nút với những xung đột ngày càng căng thẳng dẫn đến cao trào,cuối cùng là mở nút.
+ Tính cách nhân vật phát triển theo sự phát triển của cốt truyện tạo nên sự căng thẳng,kịch tính…
Câu chuyện có sức lôi cuốn và hấp dẫn đặc biệt,là điểm hình cho thể loại Truyền kỳ.
III.Tổng Kết :
*Ghi nhớ : SGK
IV.Luyện tập:
HS tóm tắt câu chuyện.
IV.Củng cố :
Nhắc lại tính cách nhân vật Ngô Tử Văn, rút ra đặc điểm của thể loại truyền kỳ
Dặn dò học sinh làm bài tập, chuẩn bị bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
Đánh giá , rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GVHD ký duyệt
Tống Thị Hương Giang
File đính kèm:
- Chuyen chuc phan su den Tan Vien(3).doc