A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc,
chi tiết, ngôi kể, giọng kể .
- Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu
cảm.
- Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Đề bài kèm theo đáp án, biểu điểm.
2. Cách thức tiến hành:
Bài viết ở lớp có hướng dẫn nội dung, định hướng của GV.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 20- 21: BÀI LÀM VĂN SỐ 2: VĂN TỰ SỰ., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20- 21.
Ngày soạn: 1/ 10/ 2008.
BÀI LÀM VĂN SỐ 2: VĂN TỰ SỰ.
Thời gian: 90 phút.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS
- Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc,
chi tiết, ngôi kể, giọng kể ...
- Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu
cảm.
- Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Đề bài kèm theo đáp án, biểu điểm.
2. Cách thức tiến hành:
Bài viết ở lớp có hướng dẫn nội dung, định hướng của GV.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV ghi đề lên bảng.
HS chép đề.
GV quản lý lớp.
Hết giờ: thu bài.
Đề 1: Em hãy kể về một cuộc gặp gỡ tưởng tượng của nhân vật sau khi chết( An Dương Vương- Mị Châu- Trọng Thủy)
Lưu ý: Tùy em chọn nhân vật.
Đề 2: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Em hãy nhập vai Mị Châu kể lại câu chuyện đó.
Đáp án và biểu điểm:
I. Đáp án ( Đề 1)
1. Yêu cầu về nội dung :
- Muốn làm được bài viết này, HS cần tích hợp bài đọc văn Truyện ADV và MC- TT với bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
- Bài làm cần hoàn chỉnh nội dung đầy đủ, ý tứ phong phú, có sự việc, chi tiết cụ thể( GV sẽ kiểm tra, chấm cả giấy nháp).
- Tưởng tượng là quyền của học sinh nhưng phải lôgic, phù hợp với câu chuyện( Vd: MC không thể nối lại duyên xưa với TT).
2. Yêu cầu về hình thức:
- Bài làm phải đủ bố cục 3 phần.
- Kết hợp 2 yếu tố: Liên tưởng và tưởng tượng.
- HS có thể nhập vai nhân vật hoặc ở vai người kể chuyện, miễn sao bài làm đạt hiệu quả cao nhất.
Đáp án ( Đề 2):
1. Nội dung:
Học sinh cần nhập vai Mị Châu kể lại câu chuyện gặp Trọng Thủy ở thủy cung.
- Tả cảnh thủy cung: những rặng san hô đủ màu sắc, long cung lộng lẫy như được xây bằng thủy tinh, những anh lính tôm cua vác giáo đi lại canh giữ, những nàng tiên cá xinh đẹp…
- Gặp lại Trọng Thủy:
+ Tả Trọng Thủy: xanh xao, bơ phờ
+ Tôi( MC) trách móc nặng lời
+ Trọng Thủy kể lại việc tự tử vì lương tâm dằn vặt, vì nhớ tôi.
+ Tôi phân tích lẽ đúng sai khi ở trần gian
+ TT vô cùng ân hận, quỳ xuống xin lỗi tôi.
+ Ban đầu tôi kiên quyết không tha thứ nhưng Long Mẫu tác động( hãy khoan dung, độ lượng) nên tôi tha thứ.
+ TT ngỏ ý muốn nối lại duyên xưa để chăm sóc tôi, chuộc lại lỗi lầm nhưng tôi không chấp nhận.
+ Chúng tôi trở thành bè bạn.
* Lưu ý: HS có thể tưởng tượng nhiều cách khác nhau nhưng phải lôgic, phù hợp với câu chuyện( Vd: MC không thể nối lại duyên xưa với TT).
2. Phương pháp:
- Biết tưởng tượng câu chuyện hợp lí.
- Biết viết văn bản tự sự; có sự việc, chi tiết.
- Bố cục cân đối, diễn đạt trôi chảy rõ ràng, văn cảm xúc.
II. Biểu điểm :
Bài viết đạt được nội dung yêu cầu trên.Tùy từng trường hợp cụ thể GV có thể linh hoạt trong cách chấm điểm.
- Điểm 9- 10: Bài viết tỏ ra biết cách tưởng tượng và có những liên tưởng hay, sáng tạo, hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi câu...
- Điểm 7,8: Bài viết đạt nội dung cơ bản, biết tưởng tượng, tương đối có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, có thể mắc vài lỗi về câu, chính tả, dùng từ...
- Điểm 5,6: Bài viết đủ nội dung, song chưa hay, mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ…
- Điểm 3,4: Bài viết tỏ ra hiểu đề, song bố cục không rõ, liên tưởng vụng.
- Điểm 0,5 đến 2: Bài viết sơ sài chiếu lệ, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
3. Củng cố: HS đọc kỹ lại bài làm, phát hiện và điều chỉnh sai sót trước khi nộp bài.
4. Dặn dò: Chuẩn bị Tấm Cám.
D. Rút kinh nghiệm:
Trường THPT Hòa Vang
Tổ: Văn.
Khối 10.
BÀI LÀM VĂN SỐ 2: VĂN TỰ SỰ.
Thời gian: 90 phút.
Đề: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Em hãy nhập vai Mị Châu kể lại câu chuyện đó.
………………..Hết………………….
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
A. Đáp án:
1. Nội dung:
Học sinh cần nhập vai Mị Châu kể lại câu chuyện gặp Trọng Thủy ở thủy cung.
- Tả cảnh thủy cung: những rặng san hô đủ màu sắc, long cung lộng lẫy như được
xây bằng thủy tinh, những anh lính tôm cua vác giáo đi lại canh giữ, những nàng
tiên cá xinh đẹp…
- Gặp lại Trọng Thủy:
+ Tả Trọng Thủy: xanh xao, bơ phờ
+ Tôi( MC) trách móc nặng lời
+ Trọng Thủy kể lại việc tự tử vì lương tâm dằn vặt, vì nhớ tôi.
+ Tôi phân tích lẽ đúng sai khi ở trần gian
+ TT vô cùng ân hận, quỳ xuống xin lỗi tôi.
+ Ban đầu tôi kiên quyết không tha thứ nhưng Long Mẫu tác động( hãy khoan
dung, độ lượng) nên tôi tha thứ.
+ TT ngỏ ý muốn nối lại duyên xưa để chăm sóc tôi, chuộc lại lỗi lầm nhưng tôi
không chấp nhận.
+ Chúng tôi trở thành bè bạn.
* Lưu ý: HS có thể tưởng tượng nhiều cách khác nhau nhưng phải lôgic, phù hợp
với câu chuyện( Vd: MC không thể nối lại duyên xưa với TT).
2. Phương pháp:
- Biết tưởng tượng câu chuyện hợp lí.
- Biết viết văn bản tự sự; có sự việc, chi tiết.
- Bố cục cân đối, diễn đạt trôi chảy rõ ràng, văn cảm xúc.
B. Biểu điểm:
Bài viết đạt được nội dung yêu cầu trên. Tùy từng trường hợp cụ thể GV có thể
linh hoạt trong cách chấm điểm.
- Điểm 9- 10: Bài viết tỏ ra biết cách tưởng tượng và có những liên tưởng hay,
sáng tạo, hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả,
lỗi câu...
- Điểm 7,8: Bài viết đạt nội dung cơ bản, biết tưởng tượng, tương đối có cảm xúc,
diễn đạt mạch lạc, có thể mắc vài lỗi về câu, chính tả, dùng từ...
- Điểm 5,6: Bài viết đủ nội dung, song chưa hay, mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng
từ…
- Điểm 3,4: Bài viết tỏ ra hiểu đề, song bố cục không rõ, liên tưởng vụng.
- Điểm 0,5 đến 2: Bài viết sơ sài chiếu lệ, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
………………………………….
Tiết 22-23
Ngày soạn: 6/ 10/ 2008.
Đọc văn: TẤM CÁM.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GV hướng dẫn HS.
- Tìm hiểu truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để thấy được: nội dung, biện pháp nghệ thuật của truyện.
- Biết cách đọc và hiểu truyện cổ tích: nhận biết được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
- Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa.
B . PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV, Thiết kế bài dạy học.
- Cuốn “Những căn rễ của truyện cổ tích thần kì của Prốp và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu hiện nay về truyện cổ tích”.
- Thi pháp văn học dân gian - Hồ Thế Hà.
2. Cách thức:
GV tiến hành giờ dạy học theo phương pháp kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp, diễn giảng, gợi tìm, thảo luận.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: Sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng như thế nào trong tác phẩm tự sự? Nêu các chi tiết của sự việc Xi- ta bước vào lửa?
* Dự kiến trả lời: Sự việc tiêu biểu góp phần hình thành cốt truyện. Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
Sự việc Xi-ta bước vào lửa có các chi tiết đặc sắc sau:
- Nhờ Lăc- ma- na chuẩn bị giàn hỏa thiêu.
- Lượn quanh Ra- ma.
- Khấn với thần lửa.
- Bước vào ngọn lửa.
- Phụ nữ và muôn loài kêu khóc.
2. Dạy bài mới: Dân gian có câu:
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện Tấm Cám để thấy rõ mâu thuẫn trong gia đình: dì ghẻ con chồng đã phát triển đến một mức cao hơn thành mâu thuẫn giữa 2 vấn đề thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt và ước mơ ngàn đời của nhân dân ta theo triết lý: “ở hiền gặp lành; ác giả ác báo” như một quy luật tất yếu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tiết 22
HĐ1: Cho hs đọc tiểu dẫn SGK.
TT1: Truyện CT được chia mấy loại? Đó là những loại nào?
- Thế nào là truyện cổ tích thần kì? nội dung?
- Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào?
TT2: HS chia bố cục văn bản.
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
TT1: HS đọc những câu giới thiệu đầu TP.
- Tấm được giới thiệu là người có số phận ntn?
- Phẩm chất của Tấm?
Cho số phận bất hạnh.
TT2: Con đường đi đến hạnh phúc của tấm ntn?
Bụt giúp
Mồ côi ----------> hoàng hậu.
- Từ cô bé mồ côi nghèo à hoàng hậu, nhân dân muốn gởi gắm ước mơ gì?
GV liên hệ: khác với tư tưởng trong Ca dao
“ Con vua thì lại ……Con sãi ở chùa… lá đa”.
Tiết 23
TT3: Tìm hiểu quá trình đấu tranh của Tấm?
- Những việc làm ác của mẹ con Cám và thái độ của Tấm ở giai đoạn 1?
……………………………………………………
Tuyến ác: Dì ghẻ + Cám
- Tráo giỏ tép: à lừa gạt, cướp thành quả l/động.
à cướp ước mơ nhỏ bé( yếm đỏ).
- Giết cá bống:à giết hi vọng.
à giết người bạn nhỏ của Tấm.
- Bắt nhặt thóc:à dập tắt niềm vui.
à hành hạ.
- Thử giày: à ganh ghét, đố kị.
à Gian trá, xảo quyệt, thể hiện qua nhiều hình thức và được che đậy( phỉnh lừa).
……………………………………………………
TT4: - Những hành động của mẹ con Cám đối với Tấm? những h/đ đó nói lên điều gì về bản chất tuyến ác?
- 4 lần hóa thân của tấm nói lên điều gì? Tinh thần đấu tranh khác g/đ 1 ntn?
Tuyến ác
- Giết chim vàng anh.
- Chặt cây xoan đào.
- Đốt khung cửi.
à Tìm cách tiêu diệt cái thiện, diệt tận gốc.
à Độc ác.
TT5: HS thảo luận về cách kết thúc?
HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết.
TT1: Nêu những thành công về nghệ thuật?
TT2: Truyện phản ánh điều gì? Nhân dân xưa gởi gắm những gì qua tác phẩm?
TT3: GV gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
I. Giới thiệu :
1. Tiểu dẫn:
- Truyện Cổ tích được chia 3 loại:
+ CT loài vật.
+ CT thần kì.
+ CT sinh hoạt.
- CT thần kì: chiếm số lượng lớn; có sự tham gia của yếu tố thần kì; nội dung: phản ánh những số phận bất hạnh – ước mơ hạnh phúc và công bằng XH.
- Tấm Cám: Truyện CT thần kì.
2. Bố cục: 2 phần.
- Từ đầu…Tấm được rước về cung: Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm.
- Còn lại: Cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc.
II. Đọc hiểu:
1. Thân phận cô Tấm và con đường đi đến hạnh phúc:
a. Thân phận:
- Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Tấm ở với dì ghẻ độc ác.
- Là con riêng, là phận gái trong xã hội phong kiến xa xưa, nỗi khổ của tấm đè nặng như trái núi.
- Tấm chăm chỉ, >< Cám được nuông
hiền lành, đôn hậu chiều, chỉ biết chơi.
à Gợi niềm cảm thông, xót xa.
à Tiêu biểu cho truyện cổ tích về những người bất hạnh.
b. Con đường đi đến hạnh phúc:
- Từ cô bé mồ côi bất hạnh, Tấm trở thành hoàng hậu nhờ lực lượng thần kì giúp đỡ.
à Thể hiện triết lí “ Ở hiền gặp lành”
à Ước mơ, khát vọng của người bình dân được hạnh phúc và đối xử công bằng.
2. Quá trình đấu tranh:
a. Giai đoạn 1:
Tuyến thiện: Tấm
3 lần khóc( khóc hu hu, òa lên khóc, khóc một mình).
à đấu tranh yếu ớt, bị động.
à Có Bụt giúp trực tiếp ( Bụt, chim sẻ, gà).
b. Giai đoạn 2:
Tuyến thiện
4 lần hóa thân:
- Lần 1: nhắc nhở, báo sự có mặt của mình.
- Lần 2, 3: vạch mặt, đe dọa.
- Lần 4: giết Cám.
à Bụt gián tiếp ( hóa thân vào Tấm để giải quyết mâu thuẫn).
à Tự đấu tranh, hạnh phúc mới bền vững.
à Đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết.
3. Kết quả:
- Tấm thành hoàng hậu.
- Mẹ con Cám bị chết.
à Cái thiện không thể tiêu diệt; cái ác không tồn tại thì hạnh phúc mới vững bền. Đó là ước mơ của người dân về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc - Ở hiền gặp lành.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng không gian, thời gian phiếm chỉ.
- Diễn tiến của mâu thuẫn từ thấp lên cao ( giai đoạn 1 à giai đoạn 2 ).
- Chi tiết đặc sắc.
2. Nội dung:
- Truyện phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ và mâu thuẫn giữa cái ác và cái thiện trong xã hội.
- Qua truyện, người bình dân bộc lộ nỗi niềm thương cảm những số phận bất hạnh, đề cao tinh thần đấu tranh không khoan nhượng để giành, giữ hạnh phúc; đồng thời gởi gắm ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
3. Ghi nhớ: SGK.
3. Củng cố: - Những mâu thuẫn: Lao động >< ác.
- P/ tích quá trình đấu tranh của Tấm.
4. Dặn dò:
Trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
Chuẩn bị: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 24
Ngày soạn: 11/ 10/ 2008.
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Hướng dẫn HS
- Củng cố vững chắc hơn những kiến thức, kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
-Thấy rõ được người làm văn tự sự khó có thể miêu tả hay biểu cảm thành công nếu không chú trọng đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng; từ đó có ý thức rèn luyện để năng cao năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung, quan sát, liên tưởng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. PTTH:
- SGK, SGV.
- Các tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy học.
- Bảng phụ.
2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo hình thức kết hợp phát vấn, đàm thoại, thảo luận.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện ước mơ gì của nhân dân xưa? Theo em, ước mơ ấy có còn phù hợp với cuộc sống hiện nay?
Dự kiến trả lời: Đó là ước mơ vào công lí chính nghĩa: ở hiền tất sẽ gặp lành. Cuộc sống hiện nay và mãi mãi mai sau, công lí bao giờ cũng sẽ chiến thắng.
2. Dạy bài mới: GV cho HS giới thiệu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu I.
TT 1: HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8, cho biết: Miêu tả là gì? Biểu cảm là gì?
TT2: GV gọi HS làm BT 2 mục I, từ đó kết luận về vai trò của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
TT3: HS làm BT 3,4 mục I.
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II
TT1: HS trả lời câu hỏi 1/ 75.
GV nhấn mạnh lại khái niệm: Liên tưởng, quan sát và tưởng tượng.
TT2: HS trả lời câu hỏi 2,3/ 75.
àKhông chỉ quan sát trong miêu tả mà phải liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc.
Cần thực hiện những hoạt động: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng.
à a,b,c đúng. Đáp án d không chính xác vì chỉ có tiếng nói của trái tim chưa đủ (chủ quan). Những suy nghĩ chân thành, sâu sắc chỉ có thể từ quan sát đến liên tưởng và tưởng tượng các sự vật, sự việc xung quanh mình.
GV: Vậy, em nhận xét gì về vai trò của quan sát, liên tưởng và tưởng tượng?
HĐ3: GV gọi HS làm BT 1.
TT1:
a.Chọn mẫu: SGK trang 50 Ngữ văn 10.
Cho hs xác định câu biểu cảm, câu miêu tả.
b. Bài tập SGK/ 76.
TT2: GV lưu ý HS bài tập 2( về nhà làm).
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
1. Khái niệm:
a.Miêu tả:
Dùng ngôn ngữ hoặc phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe- đọc- xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
b.Biểu cảm:
Bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.
2. Vai trò của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
MT và BC trong văn miêu tả
MT và BC trong văn tự sự
Miêu tả là mục đích
Miêu tả là phương tiện
3. Căn cứ đánh giá:
- Miêu tả à sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả.
- Biểu cảm à sự truyền cảm mạnh mẽ qua cảm xúc của người viết.
4. Vì sao…?
a. Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Miêu tả: + Suối reo rõ hơn… đang mọc.
+ Một lần …ánh sáng.
+ nàng vẫn ngước … nhà trời.
- Biểu cảm: + Tôi cảm thấy …vai tôi.
+ còn tôi … cao đẹp.
+ tôi tưởng … thiêm thiếp ngủ.
b. Sự đóng góp giá trị của:
- Miêu tả: mang lại k/g yên tĩnh của một đêm đầy sao; tiếng suối reo, cỏ mọc, côn trùng; có 2 người thức trắng ngắm nhìn sao.
- Biểu cảm: tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ.
à Nhờ miêu tả và biểu cảm mà người đọc như chứng kiến một đêm sao thơ mộng trên núi cao ở miền Nam nước Pháp, cảm nhận được những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết của chàng trai bên cô chủ xinh đẹp.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
1. Khái niệm :
a. Liên tưởng.
b. Quan sát.
c. Tưởng tượng.
2. Vai trò quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.
- Làm cho sự vật, sự việc chân thực, cụ thể, sinh động .
- Làm cho câu chuyện không gây cảm giác khô khan.
III. Luyện tập:
1b. Đoạn trích được viết với mục đích chủ yếu: kể một chi tiết trong một câu chuyện.
Tuy nhiên, đoạn có nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Nhờ thế người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng kiến một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng trên vùng rừng núi phương Bắc xa xôi và càng thêm yêu thiết tha cuộc đời thơ mộng diệu kỳ.
Hiệu quả của các yếu tố miêu tả và biểu cảm được tạo nên trước hết và chủ yếu từ TY của nhà văn đối với cuộc sống. Nhưng hiệu quả ấy cũng sẽ không thể có nếu nhà văn không thể hiện được một khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tinh tế và mới mẻ khác thường.
2. Lưu ý:
- Nhiệm vụ chính: Viết một bài văn tự sự( theo đề tài đã cho).
- Cần khai thác vốn sống của bản thânà bài văn tránh sự giả tạo, hời hợt, khuôn sáo.
- Đọc kĩ phần Đọc thêm và các tài liệu tham khảoà học tập cách tìm ý và diễn đạt ý, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.
3. Củng cố: - Nắm được thế nào là miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Cần quan sát, liên tưởng, tưởng tượng khi viết văn tự sự.
4. Dặn dò: Chuẩn bị Tam đại con gà.
Nhưng nó phải bằng hai mày.
D. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an van 10 2024.doc