A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Bản chất của người “thầy” qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện
- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ
2. Kĩ năng
- Phân tích một truyện cười thuộc loại trào phúng
- Khái quát hóa ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh không nên giấu dốt và có thái độ phê phán những người tham nhũng, hối lộ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn.
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh biếm họa.
2/ Học sinh
Học bài cũ, SGK, SBT.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
- Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc như thế nào?
- Những tình tiết nào trong truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ?
3. Bài mới
* Dẫn nhập
Sống ở đời không vươn lên mà chịu giấu dốt là đáng phê bình. Song càng đáng phê bình hơn nữa là những ai dấu dốt lại hay khoe khoang liều lĩnh.Để thấy rõ tiếng cười của ông cha ta đối với hạng người này chúng ta tìm hiểu truyện cười "Tam đại con gà". Tục ngữ cũng có câu: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ. Quan lại Việt Nam xưa không hiếm kẻ tham nhũng, sâu mọt ti tiện và trắng trợn. Chúng là một trong những đối tượng phê phán đả kích của truyện cười dân gian. Tiêu biểu là truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày". Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai truyện cười này.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 42084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 - Tiết 22: Tam đại con gà, nhưng nó phải bằng hai mày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2012
Tiết 22 + TC17 TAM ĐẠI CON GÀ,
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Bản chất của người “thầy” qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện
- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ
2. Kĩ năng
- Phân tích một truyện cười thuộc loại trào phúng
- Khái quát hóa ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh không nên giấu dốt và có thái độ phê phán những người tham nhũng, hối lộ.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn...
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh biếm họa...
2/ Học sinh
Học bài cũ, SGK, SBT...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
- Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc như thế nào?
- Những tình tiết nào trong truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ?
3. Bài mới
* Dẫn nhập
Sống ở đời không vươn lên mà chịu giấu dốt là đáng phê bình. Song càng đáng phê bình hơn nữa là những ai dấu dốt lại hay khoe khoang liều lĩnh.Để thấy rõ tiếng cười của ông cha ta đối với hạng người này chúng ta tìm hiểu truyện cười "Tam đại con gà". Tục ngữ cũng có câu: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ. Quan lại Việt Nam xưa không hiếm kẻ tham nhũng, sâu mọt ti tiện và trắng trợn. Chúng là một trong những đối tượng phê phán đả kích của truyện cười dân gian. Tiêu biểu là truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày". Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai truyện cười này.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
- Hs theo dõi Sgk.
- Em hãy nhắc lại khái niệm truyện cười?
- Truyện cười có mấy loại? Ví dụ?
- Truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc loại truyện cười nào?
- Gv yêu cầu hs đọc - kể tác phẩm, chú ý hs phải giữ thái độ khách quan khi đọc.
- Em hãy xác định bố cục của truyện?
* Hoạt động 2. Đọc –hiểu văn bản
- Bố cục văn bản Tam đại con gà?
- Câu mở truyện có ý nghĩa gì?
- Tiếng cười đã bật ra từ câu đầu này chưa? Vì sao?
- Tình huống thứ nhất mà anh thầy đồ phải giải quyết là gì? Ý nghĩa của nó? (cho thấy khả năng, trình độ của thầy đồ ntn?) Thầy đồ đã xử lí tình huống này ntn? Cách xử lí đó có ý nghĩa gì?
Gv bổ sung: Lẽ ra không biết, thầy đồ phải về tra cứu lại sách vở hay hỏi những người hiểu biết hơn nhưng thầy lại đi hổi thần bằng cách gieo tiền sấp ngửa may rủi...
- Tình huống thứ 2 xảy đến với thầy đồ là gì? Trước tình huống khó xử đó, thầy đồ có suy nghĩ gì và xử lí ra sao?
- Cách biện bác của thầy đồ, theo em, cho thấy thầy là người thông minh nhanh trí hay đó chỉ là sự láu cá, lí sự cùn?
- Theo em, câu chuyện này có ý nghĩa phê phán điều gì?
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện này?
- Yêu cầu Hs đọc- kể tác phẩm.Tìm bố cục của tác phẩm?
- Quan hệ giữa nhân vật thầy lí và Cải là mối quan hệ như thế nào?
- Cách xử kiện của thầy lí như thế nào? Lời kết án đã gây phản ứng ntn tới các nhân vật Ngô và Cải?
- Phân tích sự kết hợp giữa lời nói và động tác của Cải và thầy lí?
- Theo em, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gây cười nào trong truyện trên?
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật Cải?
* Hoạt động 3. Tổng kết
- Nêu những nét chính về nội dung của 2 truyện cười trên?
- Qua 2 truyện trên, em hãy rút ra những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện cười?(về kết cấu, nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ?)
TC17
- Cuối câu chuyện Nhưng nó phải bằng hai mày ông quan đã nói gì? Lời nói đó có gì đặc biệt?
- Có thể thấy rõ đặc trưng thể loại của truyện cười qua việc phân tích lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày. Em hãy làm rõ.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1/ Giới thiệu chung về truyện cười
a. Khái niệm: (Sgk)
b. Phân loại
- Truyện khôi hài. VD: Ai nuôi tôi,...
- Truyện trào phúng. VD: Giàn lí đổ, Quan huyện thanh liêm,...
2/ Truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày:
Thuộc loại truyện cười trào phúng:
+ Tam đại con gà: trào phúng bạn.
+ Nhưng nó phải bằng hai mày: trào phúng thù.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
* Văn bản 1: Tam đại con gà
1/ Bố cục: 3 phần:
+ Mở truyện: Câu đầu.
" Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên.
+ Thân truyện: Tiếp đến “Tam đại con gà nghĩa là làm sao? ”
" Các tình huống mâu thuẫn gây cười.
+ Kết truyện: Câu cuối" lật tẩy bản chất dốt nát mà lại cố giấu dốt của thầy đồ" bật lên tiếng cười giòn giã.
2/ Tìm hiểu văn bản
a. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ
- Câu mở truyện:
+ Giới thiệu nhân vật chính thầy đồ: dốt nát nhưng lại lên mặt văn hay chữ tốt.
+ Nêu mâu thuẫn trái tự nhiên
" Tiếng cười chưa bật ra...
- Tình huống thứ nhất: Gặp chữ “kê” trong cuốn “Tam thiên tự”, thầy không đọc được mà học trò lại hỏi gấp.
" Trình độ, khả năng của thầy đồ: dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách dạy vỡ lòng của trẻ cũng ko biết.
" Cách xử lí của thầy đồ:
+ Nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”.
" dốt kiến thức sách vở lẫn thực tế.
+ Giấu dốt, thận trọng giữ sĩ diện hão: dặn học trò đọc khẽ"sợ người khác biết cái sai và sự liều lĩnh của mình.
+ Xin bài âm dương" được thần đồng ý" đắc chí vì tin tưởng mình hoàn toàn đúng, tự cho mình giỏi" yêu cầu học trò đọc to.
" Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín. Nhân dân còn chê cười cái dốt của vị thổ công.
- Tình huống thứ 2: Bố của học trò chất vấn thầy đồ.
+ Suy nghĩ của thầy đồ trước lời chất vấn của ông chủ nhà hay chữ lại đáo để: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dót nữa ” "tự nhận thức được sự dốt nát của mình và vị thổ công.
+ Cách xử lí:
" Sự láu cá, lí sự cùn, tự lật tẩy bản chất dốt nát của thầy đồ.
" Tiếng cười đã bật lên giòn giã hơn.
Câu cuối truyện: “Dủ dỉ"
" Lời giải thích vòng vo, phi lôgíc, chỉ là một thứ lí sự cùn, vô nghĩa lí.
" Thầy đồ càng cố giấu dốt lại càng tự bóc trần bản chất dốt nát của mình.
" Tiếng cười đạt đến cao trào giòn giã.
b. Ý nghĩa phê phán của truyện:
- Phê phán thói giấu dốt- một tật xấu có thật trong nội bộ nhân dân.
- Ngầm ý khuyên răn mọi người, nhất là những người đi học, chớ nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi ko ngừng.
c. Nghệ thuật
- Tạo mâu thuẫn. Đẩy mâu thuẫn phát triển trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Sử dụng nhiều câu nói gây cười.
* Văn bản 2: Nhưng nó phải bằng hai mày.
1/ Bố cục: 3 phần.
+ Mở truyện: Câu 1.
" Giới thiệu nhân vật lí trưởng và tài đặc biệt của y(xử kiện giỏi).
+ Thân truyện: Tiếp đến “Xin xét lại, lẽ phải thuộc về con mà! ”
" Diễn biến vụ kiện giữa Ngô và Cải nhờ thầy lí xử.
+ Kết truyện: Còn lại.
"Lời giải thích của thầy lí cho cách xử kiện của mình.
2/ Tìm hiểu văn bản
a. Tính kịch trong lời đối đáp của thầy lí và Cải:
- Quan hệ giữa nhân vật thầy lí và Cải: quan hệ xã hội, pháp luật.
+ Thầy lí: người xử kiện, .... người đời truyền tụng nổi tiếng do xử kiện giỏi.
+ Cải: người dân lao động nghèo, lo tiền đút lót thầy lí, mong được xử thắng kiện.
- Cách xử kiện của thầy lí: Ko điều tra, ko phân tích, vội kết án ngay" ko hề có sức thuyết phục.
" Tác động thỏi độ:
+ Cải: ngạc nhiên, vội tìm cách kêu xin được xét lại.
+ Ngô: im lặng vì đã được xử thắng kiện.
- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật:
+ Cải: Xin thầy lí xét lại ngầm kết hợp với cử chỉ xoè năm ngón tay.
" Nghĩa hàm ẩn: Lẽ phải của Cải = 5 ngón tay xoè = 5 đồng thầy lí đã nhận.
+ Thầy lí: Hiểu ý Cải nhưng vẫn xử vậy "giải thích nhanh, rất “hợp lí” mà đầy bất ngờ.
Kết hợp với lời nói là hành động xoè năm ngón tay trái úp lên 5 ngón tay phải.
" Nghĩa hàm ẩn: Lẽ phải của Ngô = 10 ngón tay = 10 đồng(gấp đôi của Cải) mà thầy lí đã nhận của Ngô.
" Lập luận tam đoạn luận:
Lẽ phải = Ngón tay/ bàn tay = Tiền.
" Lẽ phải = Tiền.
Lẽ phải trong xã hội xưa, theo những người cầm cân nảy mực như thầy lí, không phải xuất phát từ pháp luật, công lí mà từ tiền, từ việc hối lộ. Đồng tiền là cán cân công lí, “nén bạc đâm toạc tờ giấy”.
b. Nghệ thuật gây cười
- Tương phản: lời đồn đại- sự thật về tài xử kiện của thầy lí.
- Nghệ thuật chơi chữ :“Tao biết mày phải(1) nhưng nó lại phải(2)... bằng hai mày”.
c. Bình luận về nhân vật Cải
- Vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm tiếp tay cho tệ nạn quan liêu tham nhũng.
- Hành vi đút lót tiêu cực làm anh ta trở nên thảm hại, vừa đáng thương vừa đáng trách.
III. TỔNG KẾT
1/ Nội dung
* Tam đại con gà: Phê phán thói giấu dốt- một tật xấu có thật trong nội bộ nhân dân.
- Khuyên răn con người chớ nên giấu dốt, phải ham học hỏi.
* Nhưng nó phải bằng hai mày: Phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam xưa. Phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng kiện tụng.
2/ Nghệ thuật
- Kết cấu: chặt chẽ, ngắn gọn.
- Tạo mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ làm bật lên tiếng cười nhiều sắc độ.
- Nhân vật: số lượng ít, nhân vật chính là đối tượng chủ yếu của tiếng cười.
- Ngôn ngữ: giản dị nhưng tinh tế, sắc sảo.
IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1/ Lời nói của thầy lí ở cuối truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Là một sự vận dụng độc đáo và sáng tạo nghệ thuật chơi ngữ gây cười. "Phải" là một từ chỉ tính chất, đem ghép nó với một từ chỉ số lượng (phải bằng hai) tưởng như vô lí. Thế nhưng khi ta liên tưởng đến năm đồng và mười đồng tiền đút lót của Ngô và Cải, ta lại thấy nó hoàn toàn hợp lí.
- Lời phán quyết của thầy lí "vô lí" trong xử kiện nhưng lại có lí trong mối quan hệ (tiền bạc) với các nhân vật. Chính việc "đánh lộn sòng" này đã tạo ra tiếng cười hài ước và sự thích thú trong quá trình "giải mã" tác phẩm của mỗi chúng ta.
2/ Đặc trưng thể loại của truyện cười qua lời nói và hành động của nhân vật trong hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
a) Đối với truyện Tam đại con gà
Câu chuyện có nhiều hành động và lời nói của thầy đồ có tác dụng gây cười:
- Các hành động của "Ông thầy":
+ Bảo học trò đọc khe khẽ (vì chưa biết mình dạy đúng hay sai nên phải "thận trọng" để giấu dốt).
+ Xin đài âm dương 3 lần (hành động ngược đời - đúng ra phải hỏi lại người có hiểu biết hơn mình để giảng giải cho học trò rõ). Hành động này hàm ý "Ông thầy" coi cái chuyện dạy học hệ trọng này chẳng khác gì chuyện đánh bạc cầu may.
+ Ngồi bệ vệ trên giường, bảo học trò đọc to (đắc chí với sự ngốc nghếch của mình mà không biết).
- Lời nói của thầy:
+ Dủ dỉ là con dù dì
+ Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà
+ Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà.
Tất cả các lời nói này đều cho thấy sự ngốc nghếch và phi lí trong những 'bài học" và lời nói của "Ông thầy". Xét về mức độ, ta thấy hành động và lời nói của nhân vật được nhà văn sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng được đẩy lên cao.
b) Đối với truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Hành động của nhân vật Cải và Ngô: hai người đều tìm cách đưa đút lót trước cho thày lí mà không rõ hành động của người kia.
- Thầy lí thì tham lam nên nhận tiền của cả hai người. Khi xử kiện lại lấy bàn tay để ra hiệu.
- Lời nói hài ước của các nhân vật: “ Xin xét lại, lẽ phải về con mà!”(Cải nói). “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!” (lời đáp của thầy lí)
4/ Củng cố, dặn dò
- Làm bài tập trong SGK
- Chuẩn bị bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
+ Đọc trước những nội dung cơ bản trong phần tiểu dẫn, phần tri thức đọc – hiểu, tóm tắt những ý chính.
+ Đọc văn bản đoạn trích, trả lời các câu hỏi SGK
+ Những cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái, chàng trai trong đoạn trích.
Ngày soạn: 28/09/2012
Tiết 23 +24 + TC15
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Nỗi niềm xót xa, cay đắng và tình cảm chung thủy, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội phong kiến cũ.
- Những đặc sắc trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
2/ Kĩ năng
Đọc- hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại
3/ Tư tưởng, thái độ
Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B. CHUẨN BỊ DẠY HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn...
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ, ca dao Việt Nam...
2/ Học sinh
Học bài cũ, SGK, SBT...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi: Qua hai truyện “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” hãy rút ra những nét đặc sắc về nghệ thuật gây cười của truyện cười dân gian.
* Đáp án: - Mỗi truyện đều có mâu thuẫn gây cười.
- Truyện kể ngắn gọn, súc tích.
- Kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ trong truyện đều phục vụ mục đích gây cười.
- Phân kết thúc là chỗ bất ngờ bộc lộ cái đáng cười.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập:
Ở THCS chúng ta đã được học những bài ca dao nào? Đọc một vài câu ca dao em còn nhớ. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là bộ phận phong phú nhất trong kho tàng ca dao trữ tình Việt Nam. Nó phản ánh những biến thể và cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm của người Việt Nam xưa với những nét đặc thù, khác nhiều so với thơ trữ tình của văn học viết.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
- Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk.
- Nhắc lại khái niệm về ca dao?
- Gv lưu ý hs phân biệt ca dao- dân ca:
+ Ca dao là lời của dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời (ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải nói đến môi trường và hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hắt dặm Nghệ Tĩnh,...)
- Tác giả sgk dựa trên tiêu chí gì để phân chia ca dao thành các loại như thế nào?
- Nêu các đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của ca dao?
- Hướng dẫn HS đọc bài. Yêu cầu:
+ Các bài ca dao than thân: giọng xót xa, thông cảm.
+ Các bài ca dao yêu thương tình nghĩa: giọng tha thiết, sâu lắng.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản
- Các bài ca dao 1,2 mang nội dung chung gì? Các bài 3,4,5 có nội dung gì?
(Bài 1; 2: ca dao than thân. Bài 3;4;5: ca dao yêu thương tình nghĩa.)
- Nét chung của hai bài ca dao 1 và 2?
- Gv gợi mở: Âm điệu của hai bài ca dao có gì chung? Chủ thể lời than là ai? Chúng mở đầu như thế nào? Biện pháp nghệ thuật chung?
- Tìm 1 số câu ca dao có cùng mô-típ mở đầu bằng “Thân em...”?
Thân em như hạt mưa rào...; Thân em như giếng giữa đàng...; Thân em như miếng cau khô...; Thân em như cái chổi đầu hè...;...
- Phân tích ý nghĩa biểu cảm của những hình ảnh: tấm lụa đào, ấu gai - ruột trắng - vị ngọt bùi
- Hình ảnh so sánh của hai bài ca dao có gì khác biệt?
- Cách xây dựng tương quan đối lập của hai bài ca dao như thế nào?
Gợi mở: Hình ảnh so sánh - ẩn dụ tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ có mối quan hệ như thế nào?
- Hình ảnh so sánh- ẩn dụ “củ ấu gai”- “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen” tạo ra mối tương quan gì?
- Tại sao cô gái lại bộc bạch kĩ và mời mọc da diết “Ai ơi... ngọt bùi” đến vậy?
- GV yêu cầu hs liên hệ với các câu có cùng chủ đề: “Em như cây quế giữa rừng...ai hay”;...
Gv gợi dẫn: Tâm hồn người Việt luôn đằm thắm yêu thương. Ca dao về tình yêu đôi lứa đặc biệt phong phú trong kho tàng ca dao Việt Nam...
- Những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao yêu thương tình nghĩa?
- Về kết cấu, cách diễn đạt, bài ca dao này có gì khác lạ so với hai bài trên?
- Đại từ phiếm chỉ “ai” trong bài này chỉ đối tượng nào, có gì khác gì so với hai bài trên ko?
- Mặc dù bị lỡ duyên nhưng tình nghĩa của con người như thế nào? Điều đó được nói lên bằng hệ thống hình ảnh so sánh, ẩn dụ ra sao?
- Vì sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người?
- Câu hỏi “Mình ơi, có nhớ ta chăng?” có ý nghĩa gì? Hình ảnh so sánh - ẩn dụ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” thể hiện điều gì?
Gv lưu ý hs chú giải: Sao Hôm, sao Mai, sao Vượt đều chỉ sao Kim. Khi nó vượt tới đỉnh trời thì trăng mới mọc.
- Gv dẫn dắt: Nỗi nhớ là hiện thân của tình yêu... Nhưng nó vốn trừu tượng: “Tương tư phải cái nó làm sao/ Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào” (Nguyễn Công Trứ). Song với tác giả dân gian, nỗi nhớ ấy lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm...
- Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là ai?
- Trong 10 câu đầu, tính từ nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần? Nó diễn tả tâm trạng, tình cảm gì của cô gái?
- Không chỉ dùng tính từ bộc lộ trực tiếp cảm xúc, để bộc lộ nỗi lòng thương nhớ, cô gái còn mượn những hình ảnh biểu tượng nào?
- Hình ảnh cái khăn được nói đến nhiều nhất trong bài ca dao. Vì sao vậy?
- Tìm điệp ngữ và ý nghĩa của nó trong 6 câu thơ đầu?
- Những trạng thái nào của chiếc khăn được miêu tả? Ý nghĩa của chúng? Nghệ thuật được sử dụng ở đây?
- Hình ảnh ngọn đèn gợi khoảng thời gian nào? Từ đó, em thấy sự vận động nào của nỗi nhớ? ý nghĩa của hình ảnh “Ngọn đèn không tắt”?
- Gv liên hệ, bổ sung:
Đêm là khoảng thời gian mọi công việc được tạm gác lại, con người được đối diện với chính mình, lắng lại với những suy tư, cảm xúc. Với những tâm hồn đang yêi thì nỗi tương tư lại cồn cào, trào dâng mãnh liệt: “Đêm qua...mà mờ?”; “Đêm nằm ... gặp em”; “Đêm qua...hay không?”;...
- Từ cách mượn cái khăn, ngọn đèn bộc lộ lòng mình đến cách miêu tả nỗi nhớ thông qua đôi mắt, em thấy sự vận động của nỗi nhớ được diễn tả như thế nào?
- Gv liên hệ đến bài “Sóng”(Xuân Quỳnh) khắc sâu kiến thức.
- Hình ảnh đôi mắt có ý nghĩa gì?
- Sự khác biệt về thể thơ của 2 câu kết so với 10 câu trên?
- Em hiểu thế nào là cảm xúc lo phiền?
- Cô gái lo phiền về điều gì?
- Trong 1 chỉnh thể nghệ thuật, dù có tồn tại những trạng thái cảm xúc trái ngược nhau thì sự tồn tại của chúng ko độc lập, tách rời nhau. Bài ca dao này có đề cập đến 2 ý rất rõ ràng. Theo em, giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?
- Bài ca dao số 5 là lời của ai với ai?
- Ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng sông, cây cầu? Liên hệ với những bài ca dao cùng có hình ảnh cây cầu, so sánh để thấy ý nghĩa đặc biệt của hình ảnh “sông rộng một gang”, “chiếc cầu- dải yếm”?
- Gv yêu cầu Hs tìm và liên hệ so sánh với các câu: “Qua cầu ngả nón trông cầu/ Cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu”; “Hai ta cách một con sông/ Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”; “Cách nhau có một con đầm/ Muốn sang anh bẻ cành hồng cho sang”; “Gần đây mà chẳng sang chơi/ Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu”;...
Gv dẫn dắt: Hình ảnh muối mặn- gừng cay là 2 hình ảnh gắn bó, thường được nhắc đến trong ca dao như những biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung của con người: “Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”,...
- Bên cạnh việc dùng biểu tượng, hai câu cuối bài ca dao tiếp tục khẳng định điều gì?
- Ý nghĩa của bài ca dao?
* Hoạt động 3. Tổng kết
- Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ (sgk).
- Qua chùm ca dao đã học, em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao?
TC18+ TC19
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Mỗi nhóm sẽ liệt kê các bài ca dao có mô típ "thân em".
- Hs thực hiện.
- Gv đưa ra một số bài ca dao. Em hãy phân tích sắc thái ý nghĩa của những bài ca dao đó?
- Gv yêu cầu Hs liệt kê những bài ca dao nỗi nhớ người yêu và về hình tượng cái khăn.
- Theo em bài ca dao "Khăn thương nhớ ai," đã học có điểm gì khác so với những bài đã liệt kê?
- Hs suy nghĩ trả lời.
- Gv nhận xét, chốt.
- Các nhóm tiếp tục tìm những bài ca dao có hình ảnh chiếc cầu.
- Gv đưa ra một số bài ca dao. Yêu cầu hs phân tích sắc thái ý nghĩa của những bài ca dao đó.
- Hs làm bài vào vở.
- Gv gọi Hs trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Khái niệm ca dao: (Sgk)
2/ Phân loại
Theo nội dung chủ đề:
- Ca dao than thân.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa.
- Ca dao hài hước.
3/ Đặc sắc nghệ thuật
- Dung lượng: ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).
- Thể thơ: phần lớn được viết bằng thể lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.
- Ngôn ngữ:
+ Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1/ Tiếng hát than thân (Bài ca dao 1 và 2):
a. Nét chung
- Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.
- Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.
" Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.
" Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao. Lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh- ẩn dụ. Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.
Thân em- tấm lụa đào - phất phơ giữa chợ.
Thân em- củ ấu gai – ruột trắng – vị ngọt bùi.
- Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:
+ Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.
+ Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.
- Hình ảnh củ ấu gai - ruột trắng - vị ngọt bùi: Tấm lòng trong trắng, thơm thảo - những điều đáng quý trong thế giới tâm hồn con người.
b. Nét riêng độc đáo của mỗi bài ca dao:
- Hình ảnh so sánh:
+ Tấm lụa đào: sang trọng, quý giá.
+ Củ ấu gai: bình dị, dân dã.
- Cách xây dựng tương quan đối lập:
* Bài 1:
+ Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:
" sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận.
Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử " Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua.
+ Phất phơ " cái thế bấp bênh, chông chênh.
+ Biết vào tay ai " cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình.
Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.
* Bài 2:
- Sự đối lập:
Ruột trong- trắng, vị ngọt bùi îí Vỏ ngoài- đen
Tâm hồn îí Hình thức bề ngoài
trong trắng, hiền thảo îí xấu xí
" Khẳng định giá trị thực, phẩm hạnh tốt đẹp của người con gái.
- Lời bộc bạch kĩ và mời gọi da diết (Ai ơi...ngọt bùi) cho thấy giá trị thực của cô gái ko được ai biết đến.
Bài ca dao là lời than ngậm ngùi, xót xa của người con gái khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi nhưng không tìm được sự đồng cảm.
2/ Tiếng hát yêu thương tình nghĩa
a. Những điểm chung:
- Nội dung: thể hiện những cung bậc cảm xúc của con người trong tình yêu nam nữ (riêng bài 6: tình nghĩa vợ chồng)
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh.
+ Cách cấu tứ: thể hứng (riêng bài 3: kết hợp cả thể hứng và tỉ)
b. Nét đặc sắc của từng bài ca dao:
* Bài 3:
- Mở đầu bằng lối đưa đẩy, gợi hứng:“Trèo lên...”
Cách mở đầu của bài 1; 2 là lối so sánh (tỉ). Cách mở đầu của bài 3 là lối đối cảnh sinh tình, nêu cảnh vật, sự việc trước rồi bộc lộ tâm tư, tình cảm (hứng).
- Đại từ “ai”- những người chia rẽ tình duyên" lễ giáo của xã hội phong kiến bất công, thù địch với hạnh phúc của con người.
- Cách chơi chữ tài hoa, tinh tế
" Câu thơ cảm thán là lời than da diết , thấm thía vừa mang ý hỏi đầy đau đớn, nhức nhối.
- Hệ thống hình ảnh so sánh- ẩn dụ:
Mặt trăng - Mặt trời
Sao Hôm - Sao Mai
"Hình ảnh thiên nhiên đối xứng với nhau, phản chiếu nhau, tuy hai mà là một.
- Điệp từ “sánh”"đối xứng, gắn bó.
Từ láy “chằng chằng”"gắn bó khăng khít, không thể tách rời.
"Tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ to lớn, vĩnh hằng để khẳng định lòng người, tình cảm bền vững, thuỷ chung.
- Chàng trai hỏi cô gái để tự bộc lộ lòng mình:
+ Tiếng gọi “mình ơi” " trìu mến, tha thiết.
+ Lời hỏi “có nhớ ta chăng?” " khẳng định nỗi nhớ thường trực của chàng trai.
- Hình ảnh so sánh- ẩn dụ: Ta- sao Vượt- chờ trăng giữa trời " Sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn.
} Tiểu kết: Bài ca dao thể hiện nỗi buồn vì tình duyên lỡ dở nhưng tình nghĩa thì mãi bền vững, thuỷ chung
* Bài 4
- Nhân vật trữ tình: cô gái.
* Nỗi nhớ thương:
- Điệp từ “thương nhớ” (5 lần):
" nỗi nhớ chồng chất, triền miên, cồn cào, da diết. Tình yêu chân thành, mãnh liệt, sâu sắc.
- Hình ảnh khăn: Là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ “người đàng xa”. Là vật luôn gắn bó, chia sẻ tâm tình với người con gái.
- Điệp từ “khăn” (6 lần, ở vị trí đầu câu thơ) "cấu trúc điệp vắt dòng và điệp ngữ “Khăn thương nhớ ai” (3 lần) diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết, khắc khoải, vừa rất mãnh liệt vừa rất nữ tính..
- Những trạng thái của chiếc khăn:
+ Thương nhớ.
+ Rơi xuống đất.
+ Vắt lên vai.
+ Chùi nước mắt.
" Những hình ảnh nhân hoá và một loạt các độn
File đính kèm:
- tuan 8.doc