Giáo án ngữ văn 10 - Tiết 23, 23: Tấm Cám (Truyện cổ tích)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức

- Thấy được những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.

- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

2/ Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.

- Kĩ năng phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ: Thấy được kết cục của những việc làm tốt, xấu để nhận thức trong hành động; co niềm tin vào những điều tốt đẹp.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: SGK và SGV Ngữ Văn 10, Tài liệu tham khảo liên quan.

2. Học sinh: Học bài và soạn bài đầy đủ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích "Uy-lít-xơ trở về"?

3/ Bài mới

* Dẫn nhập

Có một nhà thơ đã viết: “Ở mỗi bài học hôm nay

Có buổi trưa đầy nắng

Cánh cò ngang qua quãng vắng.

Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta.

Cô Tấm hoá bà hoàng.

Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm”.

Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với cha ông mình. Để góp phần thấy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện “Tấm Cám”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4387 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 - Tiết 23, 23: Tấm Cám (Truyện cổ tích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/09/2012 Tiết 22,23 + TC12, 13 TẤM CÁM - Truyện cổ tích - A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức - Thấy được những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân. - Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì. 2/ Kĩ năng - Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. - Kĩ năng phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Thấy được kết cục của những việc làm tốt, xấu để nhận thức trong hành động; co niềm tin vào những điều tốt đẹp. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: SGK và SGV Ngữ Văn 10, Tài liệu tham khảo liên quan. 2. Học sinh: Học bài và soạn bài đầy đủ C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích "Uy-lít-xơ trở về"? 3/ Bài mới * Dẫn nhập Có một nhà thơ đã viết: “Ở mỗi bài học hôm nay Có buổi trưa đầy nắng Cánh cò ngang qua quãng vắng. Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta. Cô Tấm hoá bà hoàng. Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm”. Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với cha ông mình. Để góp phần thấy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện “Tấm Cám”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu chung về thể loại và về văn bản. - Đọc và trình bày những nội dung cơ bản trong phần tiểu dẫn và phần tri thức đọc -hiểu SGK. - Nhắc lại khái niệm về truyện cổ tích? - Có mấy loại truyện cổ tích? Ví dụ? - Nêu đặc trưng của truyện cổ tích thần kì? - Các yếu tố thần kì? - Nêu các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích thần kì? Các nhân vật trong truyện cổ tích thần kì có đặc điểm gì đặc biệt? - Kết cấu phổ biến của truyện cổ tích thần kì? - Nội dung của truyện cổ tích thần kì? Gợi mở: Những mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích thần kì là gì? Ý nghĩa của chúng? Quan niệm, lí tưởng của nhân dân qua truyện cổ tích thần kì? Hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích thần kì? - Tại sao ở các nước khác nhau lại có một kiểu truyện giống nhau? Em hãy thử lí giải?(Lọ Lem của Pháp, Cô Tro Bếp của Đức, Nàng Diệp Hạn của TQ, Đôi giày vàng của dân tộc Chăm...), trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám (thống kê của 1 nữ sĩ người Anh) - Đọc truyện, yêu cầu gợi được không khí cổ tích, chú ý những câu đối thoại, những câu văn vần, cần kết hợp đọc và kể để tạo sự sinh động, hấp dẫn. - Hs đọc truyện. - Nêu bố cục câu chuyện? * Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs đọc- hiểu văn bản - Theo dõi toàn truyện, ta thấy nổi bật lên sự đối lập và mâu thuẫn gì? - Giữa nhân vật náo với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyện? Mâu thuẫn nào là chủ yếu, vì sao? - Mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và Cám cùng mụ dì ghẻ có thể phân thành mấy chặng? Tóm tắt những sự việc chính trong từng chặng? - Chặng nào quyết liệt nhất? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Truyện cổ tích thần kì a. Khái niệm Là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. b. Phân loại - Truyện cổ tích loài vật: là loại truyện cổ tích lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh nhằm lí giải những đặc điểm đặc biệt của chúng và qua đó lí giải những vấn đề của đời sống loài người. - Truyện cổ tích thần kì: VD: Thạch Sanh, Trầu cau, Chử Đồng Tử,... - Truyện cổ tích sinh hoạt (truyện cổ tích thế sự): là những truyện cổ tích nói về con người, không có yếu tố thần kì hoặc nếu có thì những yếu tố thần kì cũng không có vai trò và tác dụng quan trọng, quyết định trong sự phát triển của tình tiết và giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện. VD: Cái cân thuỷ ngân, Lọ nước thần, Sự tích con muỗi, Trương Chi,... 2/ Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì - Là loại truyện cổ tích có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phất triển của câu chuyện. - Các yếu tố thần kì: + Nhân vật thần kì: Tiên, Bụt, vua Thủy Tề, Diêm Vương, Ngọc Hoàng,... + Những vật, con vật thần kì: đàn thần, sách ước, nước thần,...; chim thần, trăn tinh,... + Sự biến hoá thần kì: vật" người (Sọ Dừa), người- vật- người (cô Tấm),... - Nhân vật: + Gồm 3 kiểu nhân vật chính: nhân vật chính diện (phe thiện), nhân vật phản diện (phe ác) và các nhân vật (sự vật) có tác dụng thần kì. - Kết cấu: 3 phần. + Giới thiệu nhân vật chính diện (thường là những người nghèo khổ, bất hạnh). + Nhân vật chính diện gặp nạn (trải qua thử thách) được lực lượng thần kì giúp đỡ. + Kết thúc: nhân vật chính diện được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. - Nội dung: + Phản ánh mâu thuẫn, xung đột gia đình, xã hội qua đó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện- cái ác. + Đề cao cái thiện, nêu gương đạo đức tốt đẹp giáo dục con người. + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. + Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động. 2/ Truyện Tấm Cám - Bố cục: + Mở truyện: “Ngày xưa... việc nặng”: Giới thiệu các nhân vật chính, hoàn cảnh truyện + Thân truyện: “Một hôm... về cung”: Diễn biến câu chuyện + Kết truyện: Tấm trở lại thành người II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/ Nhân vật và mâu thuẫn, xung đột chủ yếu - Trong quan hệ gia đình: mâu thuẫn gia đình Tấm îí Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ) Tấm îí Dì ghẻ (con chồng và dì ghẻ) " Mâu thuẫn Tấm- Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. " Mâu thuẫn dì ghẻ- con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, ko liên tục. - Trong quan hệ xã hội: Tấm îí Cám và dì ghẻ. Ông Bụt (phe ác) Nhà vua Vật thần kì khác (phe thiện) " Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội (địa vị và quyền lợi đẳng cấp). " Khái quát thành mâu thuẫn: thiện îí ác. 2/ Diễn biến của mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám - Mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm với mẹ con Cám có thể chia làm các chặng nhỏ: + Bắt cua -> chăn trâu -> xem hội -> thành hoàng hậu + Bốn lần bị giết -> bốn lần hoá thân + Trả thù Xem bảng ở dưới a. Chặng đầu tiên: Chặng Tấm Cám, dì ghẻ Yếu tố thần kì, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu Trong gia đình - Tranh đoạt quyền lợi vật chất - Tinh thần a. Đi bắt tép - Chăm chỉ, được giỏ tép đầy - Khóc b. Đi chăn trâu - Chăn đồng xa - Khóc khi bống bị giết - Chôn xương bống ở đầu giường c. Đi xem hội - Nhặt thóc, gạo - Đi xem hội, rơi giày, thử giày -> thành hoàng hậu a. Đi bắt tép - Lười biếng, chẳng được gì - Lừa chị, đổ tép sang giỏ mình, về trước lĩnh thưởng - Rình trộm Tấm cho cá ăn -> giết bống ăn thịt c. Đi xem hội - Bày kế hành hạ Tấm - Thử giày -> bẽ bàng, xấu hổ - Bụt hiện, bày cách giúp Tấm - Cái yếm đỏ - Con cá bống - Bụt hiện, bày cách giúp Tấm - Con gà biết nói - Bốn lọ xương bống - Bụt hiện giúp Tấm - Chiếc giày đánh rơi - Mâu thuẫn đầu tiên xuất phát từ việc gì? Con bống còn sót lại có ý nghĩa gì? Vai trò của Bụt ở đây và cả chặng đầu? - Ý nghĩa hình ảnh cục máu nổi lên? Vì sao mẹ con Cám lại giết bống? - Mẹ con Cám bày mưu không cho Tấm đi xem hội như thế nào? - Trong chặng đầu Tấm là cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, chăm chỉ, hiền ngoan, cũng khát khao được vui chơi, hạnh phúc - Mẹ con Cám độc ác, tàn nhẫn, hành hạ Tấm, cướp công lao và quyền lợi vật chất, tinh thần của Tấm... - Nhân vật Bụt là yêu tố thần kì, hiện ra kịp thời trợ giúp, tìm cách giải quyết những khó khăn, bế tắc của nhân vật bất hạnh - Chiếc giày đánh rơi là một trong những chi tiết độc đáo bởi nó không chỉ là một sự tưởng tượng đẹp mà còn là cầu nối, là cái cớ để Tấm để so sánh với Cám, dẫn đến việc gặp vua, trở thành hoàng hậu. mở đầu cho hàng loạt tội ác của mẹ con Cám sau này, đẩy mâu thuẫn thành xung đột gay gắt b. Chặng thứ hai Khi tấm trở thành hoàng hậu Tấm Cám, dì ghẻ 1 2. 3. 4. 5. Về lo giỗ bố Trèo cau Ngã chết đuối Hoá thành chim vàng anh Hót mắng Cám Chim vàng anh bị giết Lông chim hoá thành hai cây xoan đào Xoan bị chặt, đóng khung cửi Khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng của Cám Khung cửi bị đốt Từ đống tro mọc lên cây thị, có một quả vàng thơm, ở với bà lão Từ quả thị bước ra trở lại thành cô Tấm xinh đẹp hơn xưa, gặp lại nhà vua, về làm hoàng hậu Dì ghẻ bày mưu độc Đẵn gốc cau giết Tấm Đưa Cám vào thế chị làm hoàng hậu (Vua không nói gì) Cám theo lời mẹ giết chim, nấu ăn, vứt lông ra vườn (vua không nói gì) Cám sai chặt xoan đóng khung cửi (vua không nói gì) Cám đốt khung cửi, đổ tro bên lề đường, xa hoàng cung Cám sợ hãi, muốn xinh đẹp như Tấm - Mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm với mẹ con Cám khi Tấm đã trở thành hoàng hậu có giảm đi hay ngược lại, vì sao? - Bốn lần giết Tấm một cách quyết luệt chứng tỏ điều gì ở mẹ con Cám? - Vì sao Tấm không chết? Sau mỗi lần chết Tấm lại hoá thân thể hiện diều gì ở Tấm và quan niệm gì của dân gian? - Vì sao lúc này khi mâu thuẫn căng thẳng hơn lại không thấy Bụt xuất hiện? - Em suy nghĩ gì về nhân vật nhà vua? Gv nêu vấn đề để hs tranh luận: Đánh giá việc Tấm trả thù mẹ con Cám, có hai luồng ý kiến: - Đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho như thế là hợp lí, đích đáng. - Không đồng tình, cho rằng cách trả thù như thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên hẹp hòi, tàn nhẫn (không như kết thúc truyện Thạch Sanh). - Ý kiến của em? * Hoạt động 3. Tổng kết Gv khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. TC12 + TC13 - Gv nêu câu hỏi. - Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám là gì? - Hs suy nghĩ trả lời. - Gv nhận xét, chốt. - Cái kết của Tấm Cám có gần gũi với quan niệm "Ác giả ác báo" của nhân dân ta không? Em hãy làm rõ. - Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám? - Mâu thuẫn giữa Tâm với mẹ con Cám không những không giảm mà ngàycàng căng thẳng, gay gắt, quyết liệt. Đây không còn là mâu thuẫn gia đình mà đã phát triển thành xung đột mất còn mang tính quan hệ xã hội. mẹ con Cám đã nhiều lần truy đuối hòng tiêu diệt bằng được Tấm để độc chiếm ngôi hoàng hậu, hòng trọn đời hưởng vinh hoa phú quý - Còn Tấm cũng càng ngày càng trưởng thành hơn. Thực tế khốc liệt đã thay đổi tính cách và cách nói năng, ứng xử của cô. Sau mỗi lần bị giết, bị chết, bị chặt, bị đốt, Tấm đều không chết, đều tìm cách hoá thân sang kiếp khác... Bốn lần bị giết, bốn lần hoá thân chứng minh sức sống mãnh liệt của Tấm, thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật trong tinh thần nhân dân, thể hiện mơ ước của nhân dân gửi vào nhân vật Tấm. Tấm phải sống để hưởng hạnh phúc, để trừng trị những kẻ thù độc ác, mẹ con Cám nhất định phải đền tội. Đó cũng là quan niệm thiện ác và tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lí và công bằng của tâm thức người Việt trong truyện cổ tích. 3/ Chi tiết Tấm trả thù - kết truyện Trả thù- trừng trị kẻ thù độc ác, giành lại hạnh phúc trọn vẹn nơi trần thế. Việc trả thù quyết liệt của Tấm: + Phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật: từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình. + Thể hiện quan niệm về thiện- ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện của nhân dân. III. TỔNG KẾT 1/ Nội dung - Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con ngưòi trước sự vùi dập của kẻ ác. Đó là sức mạnh của cái thiện thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng. - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung dột trong gia đình phụ quyền thời cổ, mâu thuẫn xã hội thiện- ác. 2/ Nghệ thuật - Các yếu tố thần kì khiến câu chuyện li kì, hấp dẫn. - Khắc họa sự chuyển biến tính cách của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc của mình. IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP Bài 1. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám. Mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình. Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo. ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương. Bài 2. Hành động Tấm giội nước sôi giết Cám, lấy xác làm mắm, gửi cho dì ghẻ ăn gây nhiều tranh cãi và không ít người phản đối cho rằng hành động ấy làm mất đi vẻ đẹp vẹn toàn của nhân vật Tấm. Thực ra phải hiểu rằng: trong truyền thống cảm nhận của dân gian, người ta không quan tâm đến tính chất dã man của sự việc. Theo quan niệm "ác giả ác báo" người ta chỉ chú ý đến việc cái ác bị trừng phạt như thế nào và với mức độ ra sao. Với tác giả dân gian, kết cục của mẹ con Cám như vậy là thích đáng, là phù hợp với những gì mà mẹ con mụ đã gây ra. Bài 3. Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám: - Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật Bụt, xương cá bống và những lần biến hóa của nhân dân chính. - Về kết cấu, truyện có dạng: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì. - Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp. - Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan. 4/ Củng cố - Nhân vật Tấm có đặc sắc gì về phương diện phẩm chất và nghệ thuật xây dựng? - Triết lí dân gian trong truyện cổ tích này? 5/ Dặn dò - Học bài, đọc lại văn bản tác phẩm, nắm bắt những chi tiết và sự việc tiêu biểu. - Chuẩn bị tiết trả bài viết số 1. + Nhớ lại đề bài viết số 1. + Lập dàn ý. -----------------------------—|–----------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 6.doc