A- MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp HS:
- Có những hiểu biết về nhân vật trong tác phẩm văn học, chú ý đến đặc điểm, vai trò của nhân vật chính.
- Nắm được yêu cầu và cách thức tóm tắt chuyện của nhân vật chính trong văn bản tự sự.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2- KIỂM TRA BÀI CŨ.
Trình bày ý kiến của em về cách kết thúc truyện cổ tích “Tấm Cám”.
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
Trong chương trình ngữ văn ở THCS, em đã được học bài “Tóm tắt văn bản tự sự”. Em hãy cho biết thế nào là Tóm tắt văn bản tự sự? Mục đích, vai trò của việc tóm tắt văn bản tự sự; yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Yêu cầu kiến thức:
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của một tác phẩm nào đó
- Tóm tắt tác phẩm giúp người đọc , người nghe nắm được nội dung của câu chuyện.
- Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm cần tóm tắt. Muốn tóm tắt, cần đọc kĩ để hiểu đúng tác phẩm, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung chính theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết văn bản tóm tắt.
Trên cơ sở kiến thức đã học, hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu thêm về kiểu bài “Tóm tắt văn bản tự sự”. Đó là Tóm tắt theo nhân vật chính
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 24 : tóm tắt văn bản tự sự (theo chuyện của nhân vật chính), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 2 tháng 10 năm 2006
Ngữ văn. Tiết 24
Bài: Tóm tắt văn bản tự sự
(Theo chuyện của nhân vật chính)
a- Mục tiêu bài học. Giúp HS:
- Có những hiểu biết về nhân vật trong tác phẩm văn học, chú ý đến đặc điểm, vai trò của nhân vật chính.
- Nắm được yêu cầu và cách thức tóm tắt chuyện của nhân vật chính trong văn bản tự sự.
b- Các bước tiến hành
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ.
Trình bày ý kiến của em về cách kết thúc truyện cổ tích “Tấm Cám”.
Giới thiệu bài mới.
Trong chương trình ngữ văn ở THCS, em đã được học bài “Tóm tắt văn bản tự sự”. Em hãy cho biết thế nào là Tóm tắt văn bản tự sự? Mục đích, vai trò của việc tóm tắt văn bản tự sự; yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Yêu cầu kiến thức:
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của một tác phẩm nào đó
- Tóm tắt tác phẩm giúp người đọc , người nghe nắm được nội dung của câu chuyện.
- Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm cần tóm tắt. Muốn tóm tắt, cần đọc kĩ để hiểu đúng tác phẩm, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung chính theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết văn bản tóm tắt.
Trên cơ sở kiến thức đã học, hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu thêm về kiểu bài “Tóm tắt văn bản tự sự”. Đó là Tóm tắt theo nhân vật chính
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
( HS đọc SGK)
- Tóm tắt chuyện của nhân vật chính nhằm muc đích gì?
- Thế nào là tóm tắt chuyện của nhân vật chính?
Bước 1: Cho HS đọc hai đoạn tóm tắt trong SGK.
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu theo các câu hỏi.
I- Mục đích của việc tóm tắt chuyện của nhân vật chính.
- Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học…
- Để nắm vững tính cách và số phận của các nhân vật chính cũng như hiểu cụ thể hơn về tư tưởng của tác phẩm, ta cần tóm tắt các sự việc của nhân vật ấy.
Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó.
II- Cách tóm tắt chuyện của nhân vật chính.
- Giống nhau: cùng nằm trong văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.
- Hai đoạn văn đó có gì giống và khác nhau?
- Từ đó hãy rút ra cách tóm tắt chuyện của nhân vật?
- Trọng Thủy có phải là nhân vật chính trong tác phẩm không?
- Những sự việc, chi tiết liên quan đến nhân vật:
+ Trọng Thủy từ đâu tới?
+ Quan hệ với Mị Châu như thế nào?
+ Hắn đã làm gì?
+ Kết cục?
Từ đó viết thành văn bản tóm tắt.
( Lưu ý: GV có thể chia nhóm cho HS luyện tập: nhóm 1, xác định các yêu cầu cho đề 1, nhóm 2 xác định yêu cầu cho đề 2, nhóm 3, 4 viết đoạn văn tóm tắt cho 2 đề)
Cả hai đều ngắn gọn, đều tóm tắt về nhân vật chính và cùng nêu được các sự việc cơ bản đã xảy ra với mỗi nhân vật (đoạn 1 tóm tắt chuyện của An Dương Vương; đoạn 2 tóm tắt chuyện của Mị Châu)
- Khác nhau: mỗi đoạn tập trung vào các sự việc, sự kiện, xung đột…nhằm làm nổi bật nhân vật đó.
+ Đọc kĩ văn bản để xác định được nhân vật.
+ Xác định các sự kiện, chi tiết cơ bản liên quan đến nhân vật đó.
+ Dùng lời văn của mình viết thành văn bản tóm tắt.
III- Luyện tập ( Tiến hành hai bài tập một lúc)
1-Bài tập 1: Tóm tắt chuyện của nhân vật Trọng Thủy trong truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
2- Bài tập 2: Có thể tóm tắt chuyện của nhân vật nào trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về? Hãy viết bản tóm tắt chuyện của một nhân vật trong đoạn trích đó.
a- Xác định các yêu cầu về nhân vật
b- Thực hành tóm tắt
Lưu ý: GV có thể sử dụng các phương tiện dạy học bảng trong, máy chiếu để tiết học hiệu quả hơn
Củng cố- dặn dò
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tom tat van ban tu su.doc