I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được một cách có hệ thống các tri thức về đặc trưng, thể loại, giá trị của các tác phẩm văn học dân gian qua các tác phẩm đã học.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nhận biết một cách có ý thức ývề các tác phẩm văn học dân gian.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập các tác phẩm vhdg Việt Nam .
II- Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, bản đồ tư duy.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK
III- Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:(Kết hợp với bài mới)
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 32: đọc văn- Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
5/11/2011
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Tiết 32: Đọc văn
Ôn tập văn học dân gian việt nam
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được một cách có hệ thống các tri thức về đặc trưng, thể loại, giá trị của các tác phẩm văn học dân gian qua các tác phẩm đã học.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm văn học dân gian.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập các tác phẩm vhdg Việt Nam .
II- Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, bản đồ tư duy.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK
III- Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:(Kết hợp với bài mới)
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Những đặc trưng cơ bản của vhdg (5 phút)
- GV: Khái niệm vhdg? Cho biết những đặc trưng cơ bản của vhdg?
Hoạt động 2: Đặc trưng chủ yếu của một số thể loại vhdg (10 phút)
Yêu cầu h/s đọc câu hỏi 2 và thảo luận nhóm.
- Nhóm 1. Lập bảng tổng hợp về truyện dg, có ví dụ.
- Nhóm 2. Lập bảng tổng hợp câu nói dg- thơ ca dân gian.
- Nhóm 3. Lập bảng tổng hợp về sân khấu dân gian.
- Các tổ trình bày, lớp bổ sung, g/v chốt lại theo bảng.- G/v cho h/s xây dựng bảng tổng hợp trên bảng. kẻ sẵn khung, mỗi tổ trình bày một thể loại.
- Cả lớp trao đổi bổ sung, g/v chốt lại theo bảng.
1. Những đặc trưng cơ bản của vhdg.
- Là những tác phẩm nghệ thụât ngôn từ truyền miệng.
- Là những sáng tác tập thể, gắn bó phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng chủ yếu của một số thể loại vhdg.
- Bảng tổng hợp các thể loại văn học dân gian.
Truyện dân gian
Câu nói dân gian
Thơ ca dângian
Sân khấudg
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ
Tục ngữ, câu đố.
Ca dao, vè.
Chèo, tuồng, cải
lương
- Bảng tổng hợp so sánh các thể loaị văn học dân gian:
Thể lọai
Mục đích
Hình thức lưu truyền
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật chính
Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi anh hùng
Ghi lại cuộc sống và mơ ước của cộng đồng
Hát –kể
Xh cổ đại thời kì công xã thị tộc
Người anh hùng cao đẹp kì vĩ
So sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình ảnh tượng trưng hoành tráng, hào hùng.
Truyền thuyết
Thái độ cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử
Kể diễn xướng
Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua các cốt truyện hư cấu
Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá
Cốt lõi là sự thật lịch sử, được hư cấu thành câu chuyện mang những yếu tố hoang đường, kì ảo.
Hoạt động 3: Nội dung- Nghệ thuật của ca dao (15 phút)
- H/s lần lượt trả lời câu hỏi.
- GV: Ca dao than thân thường là lời than của ai?
- GV: Nội dung được biểu hiện trong ca dao yêu thương tình nghĩa?
- GV: Ca dao hài hước?
- GV: Ca dao thường sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
* Hoạt động 4: Luyện tập ( 10 phút)
G/v hướng dẫn h/s phân tích và chứng minh đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm.
G/v hành động của Tấm có sự tiến triển hợp lí đã làm cho câu truyện thêm hấp dẫn và tạo được sự yêu mến của bạn đọc.
3 . Củng cố ( 2 phút)
- Văn học dân gian không chỉ phông phú về nội dung mà còn đa dạng về hình thức.
- Văn học dân gian là nguồn sữa nuôi dưỡng nền văn học dân tộc.
4 . Hướng dẫn học bài (1 phút)
- Thiết lập Bản đồ tư duy tổng kết, hệ thống hóa các thể loại, kiến thức đã học về văn học dân gian.
- Viết lại tác phẩm : “Tấm Cám” theo cách hiểu của mình dưới hình thức một vở kịch.
- Chuẩn bị tiết trả bài.
3. Nội dung- Nghệ thuật của ca dao.
a. Nội dung: Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thân phận của họ bị phụ thuộc vào người khác, thân phận ấy thường được noi lên bằng những so sánh ẩn dụ.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa: Tình cảm phẩm chất của người lao động(tình bạn cao đẹp, tình yêu tha thiết mặn nồng, tình nghĩa thuỷ chung…) thường được nói lên bằng những biểu tượng. Tấm khăn, Ngọn đèn, Cây cầu, Bến nước, Con thuyền…
- Ca dao hài hước: Tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động.
b. Nghệ thuật: Ca dao sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mang tính truyền thống của sáng tác dân gian.
4. Luyện tập:
* Bài tập 3:
- Giai đoạn đầu: Yếu đuối, thụ động gặp khó khăn tấm chỉ khóc, không biết làm gì chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của bụt.
- Giai đoạn sau: Kiên quyết đấu tranh dành lại cuộc sống và hạnh phúc. Không còn sự giúp đỡ tấm đã hoá kiếp nhiều lần để sống và cuối cùng trở về với kiếp người để dành lại hạnh phúc.
"Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người khi bị vùi dập, là sức mạnh của thiện thắng ác.
File đính kèm:
- Tiet 32- On tap VHDGVN.doc