Giáo án Ngữ văn 10 tiết 47- Tỏ lòng

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Hiểu được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả- Một vị tướng giỏi thời Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông.

 * Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ.

 Trong khuôn khổ thi pháp văn học trung đại văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa. Hãy nêu những biểu hiện của việc dân tộc hóa và dân chủ hóa.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 47- Tỏ lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26 tháng 11 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 47. Tỏ lòng ( Thuật Hoài) Phạm Ngũ Lão. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Hiểu được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả- Một vị tướng giỏi thời Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông. * Thấy được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ của bài thơ. b- Các bước tiến hành. i- ổn định tổ chức. ii- Kiểm tra bài cũ. Trong khuôn khổ thi pháp văn học trung đại văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa. Hãy nêu những biểu hiện của việc dân tộc hóa và dân chủ hóa. iii- Giới thiệu bài mới. Họat động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK và trả lời câu hỏi) - Trình bày một số nét chính về tác giả và tác phẩm. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Được viết theo thể thơ nào? (HS đọc bài thơ. GV nhận xét và đọc lại). - Hãy đối chiếu bản dịch thơ và dịch nghĩa tìm ra những chỗ chưa sát. - Em hãy cho biết câu 2 còn có cách dịch nào khác? - Trong hai câu thơ có những hình ảnh nào nổi bật? Hãy phân tích vẻ đẹp của những hình ảnh đó? - Hãy tìm ra mối quan hệ giữa hai hình ảnh trên - Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ? Qua giọng điệu ấy, em hãy hình dung ra tâm trạng của nhà thơ. - Hai câu thơ đề cập đến điều gì? - Trình bày những hiểu biết của em về công danh. - Em có đánh giá gì về quan niệm công danh của Phạm Ngũ Lão? - Hai câu thơ có nói đến cái thẹn của nhà thơ. Em có đánh giá gì về cái thẹn đó? - Qua hai phần, hãy nêu suy nghĩ của em về mạch thơ? I- Tiểu dẫn. 1- Tác giả. - Phạm Ngũ Lão (1225- 1320), người làng Phù ủng huyện Đường Hào... thuộc tầng lớp bình dân. - Ông được Trần Quốc Tuấn tin dùng, trước là gia khách, sau được Trần Quốc Tuấn gả con gái cho. - Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. - Là một võ tướng nhưng thích đọc sách, ngâm thơ. - Tác phẩm còn lại là hai bài thơ… 2- Tác phẩm. - Có thể được làm vào cuối năm 1284, khi cuộc kháng chiến thứ hai đã đến rất gần. - Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. II- Đọc- hiểu. 1- Hai câu đầu - Câu1: Bản dịch thơ: Múa giáo- thể hiện vẻ hào hoa lãng mạn, chưa thể hiện hùng khí. Phần dịch nghĩa là: cầm ngang ngọn giáo- thể hiện tư thế hiên ngang lẫm liệt dũng mạnh. - Câu 2: bản dịch thơ bỏ sót từ tì hổ- chưa cụ thể hóa sức mạnh của ba quân. Ba quân sức mạnh át cả sao Ngưu. - Hình ảnh Cầm ngang ngọn giáo. Hình ảnh này thể hiện vẻ đẹp của một tráng sĩ đi cứu nước bao năm mà không hề mảy may mệt mỏi. Câu thơ dựng lên một tư thế vững chãi hiên ngang lẫm liệt. - Hình ảnh ba quân sức mạnh như hổ báo. Đây là một hình ảnh mang tính sử thi, hoành tráng có tính phóng đại Trong văn học trung đại hình ảnh này ít nhiều quen thuộc. Trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm có hình ảnh Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo. Tuy nhiên hình ảnh trong thơ của Đoàn Thị Điểm mang tích ước lệ. Còn ở đây hình ảnh này ít nhiều gắn với công cuộc kháng chiến của Phạm Ngũ Lão. - Hình ảnh trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh của cá nhân, trong câu thứ 2 là hình ảnh của ba quân. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc. Hình ảnh tráng sĩ lồng vào hình ảnh dân tộc làm nổi bật lên hùng khí có thể nuốt trôi trâu, cũng có thể hiểu là át cả sao Ngưu - Giọng điệu sôi nổi hào hùng. Thể hiện tâm trạng tự hào 2- Hai câu sau. - Nợ công danh. - Nỗi thẹn của nhà thơ khi nghe nói chuyện Vũ Hầu. + Công danh là công trạng và danh tiếng… Nó thể hiện chí làm trai, và đó là món nợ đời phải trả. Đây là một quan niệm nhân sinh trong thời đại phong kiến…Quan niệm của Phạm Ngũ Lão không phải là thói hám danh phàm tục…. - Cái thẹn của một nhân cách cao cả. .. (GV diễn giảng) Có sự thay đổi nhưng nhất quán. Hai câu đầu miêu tả sức mạnh của ba quân, hai câu sau như một lời tâm sự, thể hiện y thức trách nhiệm của cá nhân với dân tộc. 3- Tổng kết a- Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt, hình ảnh thơ hùng tráng có tính phóng đại. b- Nội dung: lí tưởng anh hùng và khí phách cao cả

File đính kèm:

  • docTo Long.doc