A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
* Hiểu được tâm trạng bi tráng của người anh hùng thể hiện trong bài thơ.
* Cảm nhận được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ, tình cảm khát vọng của tác giả.
* Bài thơ là một minh chứng cho chủ đề yêu nước trong văn học trung đại.
B- CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
II- KIỂM TRA BÀI CŨ.
Hai câu cuối bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão giúp em hiểu như thế nào về công danh mà người nam nhi phải trả.
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4785 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 49- Nỗi lòng ( cảm hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22 tháng 11 năm 2006
Ngữ văn. Tiết 49.
Nỗi lòng
( Cảm hoài)
Đặng Dung.
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
* Hiểu được tâm trạng bi tráng của người anh hùng thể hiện trong bài thơ.
* Cảm nhận được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ, tình cảm khát vọng của tác giả.
* Bài thơ là một minh chứng cho chủ đề yêu nước trong văn học trung đại.
b- Các bước lên lớp.
I- ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra bài cũ.
Hai câu cuối bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão giúp em hiểu như thế nào về công danh mà người nam nhi phải trả.
III- giới thiệu Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Trình bày vài nét về tác giả
- Bài thơ sáng tác theo thể loại nào? Xác định bố cục bài thơ.
( HS đọc bài thơ, GV nhận xét cách đọc, và đọc lại bài thơ, đối chiếu hai bản dich)
- Hai câu thơ có hình thức nghệ thuật nào đáng chú yys
- Em có suy nghĩ gì về giọng điệu của hai câu thơ?
I- Tìm hiểu chung:
1- Vài nét về tác giả:
- Không rõ năm sinh, mất 1414, người huyện Thiên Lộc, nay là Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, con tướng công Đặng Tất. Dưới triều đại nhà Hồ, ông giúp cha cai quản đất Thuận Hóa.
- Quân Minh xâm lược, nhà Hồ sụp đổ. Hai cha con ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, sau đó ông bỏ Trần Ngỗi tôn Trần Qúy Khoáng làm minh chủ. Ông từng giao chiến hàng trăn trận với quân Minh mà không hề nhụt chí...Năm 1414 ông bị quân Minh bắt, dọc đường ông nhảy xuống sông tử tự.
2- Về bài thơ.
- Nhan đề: có thể do người thời sau đặt.
- Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú.
II- Đọc – hiểu.
* Hai câu đầu
- Thủ pháp tương phản:
Việc đời dằng dặc >< Ta già rồi
Trời đất mênh mông >< cuộc rượu hát ca
Nhà thơ đem đối lập cái vô cùng của cuộc đời với cái hữu hạn của đời người.
- Giọng điệu trầm lắng , nhẹ nhàng có phần chua xót..
- Những thủ pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được điều gì?
- Hai câu thơ, tác giả đem đối lập bậc anh hùng với người bán thịt, người câu cá nhằm nói yysgì?
- Hai câu thơ giúp em cảm nhận gì về tâm trạng của nhà thơ?
-Trong hai câu thơ, có hình ảnh nào đáng chú y?
- Hãy phân vẻ đẹp của hai hình ảnh “xoay trục đất lại”và “kéo tuột sông Ngân Hà xuống”
- Qua những hình ảnh trên, rút ra nghĩa của hai câu thơ.
- Phân tích hình ảnh bao phen mài gươm dưới nguyệt.
- Rút ra nội dung của hai câu thơ.
Cảnh ngộ của nhà thơ. Việc đời dằng dặc nhưng vì tuổi tác đành bất lực nhìn cuộc đời trôi qua. Đất trời mênh mông nhưng không thể làm gì nổi đành phải đắm mình trong những cuộc rượu hát ca.
Hai câu thơ cho thấy một tâm trạng buồn bã đau đớn, của nhà thơ về nhân thế.
* Hai câu tiếp.
( Giải nghĩa một số từ: gặp thời, đồ điếu, lỡ vận…)
(ở đây, Đặng Dung mượn chuyện Phàn Khoái bán thịt, Hàn Tín câu cá, sau giúp Hán Cao Tổ làm nên việc lớn).
Muốn nói đến thời thế. Gặp thời thế, những người bình thường cũng có thể làm được việc lớn. Ông không có yys chê Phàn Khoái , Hàn Tín là những kẻ tầm thường, bất tài, mà chủ yếu nhấn mạnh rằng người anh hùng mà không gặp thời vận thì cũng chỉ biết ôm hận, người bình thường nhưng gặp thời vận có thể làm nên việc lớn.
Nỗi oán hận.
(Liên hệ hai câu thơ của Hồ Chí Minh)
* Hai câu thơ tiếp theo:
- Hình ảnh “xoay trục đất lại” và “kéo tuột sông Ngân Hà xuống”.
- Đây là hai hình ảnh đẹp đẽ có sức diễn tả khát vọng lớn lao, mạnh mẽ và khí phách của người anh hùng trong thời buổi bấy giờ: giúp chúa khôi phục lại giang sơn đang nghiêng ngả, chấm dứt chiến tranh, đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi lập lại hòa bình không còn dùng đến vũ khí.
Hai câu thơ thể hiện khát vọng cao cả của Đặng Dung: muốn đem tài năng, đức độ của mình ra giúp vua, giúp nước, mang lại nền thái bình cho muôn dân. Đồng thời thể hiện sự bất lực của nhà thơ khi không thực hiện được khát vọng đó vì đã già.
Hai câu thơ cho thấy tâm trạng bi tráng của nhà thơ.
* Hai câu cuối.
- Đây là hình ảnh đẹp thể hiện tráng chí của nhà thơ.
(Hình ảnh này có tính ước lệ)
- Hai câu thơ vừa khắc họa được tâm trạng buồn đau của một kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi. Bao hoài bão chưa được thực hiện.
- Tuy nhiên điều làm cho bài thơ không mang tính bi
- Nêu những giá trị về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
quan là sự xuất hiện của hình ảnh bao phen mài gươm
dưới nguyệt. Hình ảnh này tô đậm phẩm chất anh hùng của nhà thơ Đặng Dung…
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Sử dụng thủ pháp đối lập kết hợp với bút pháp cách điệu hóa.
- Giọng điệu mang tính bi tráng.
- Bài thơ đi sâu thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình, phần nào bộc lộ cái tôi, bước đầu phá vỡ tính quy phạm của thơ ca trung đại
2- Nội dung:
Thể hiện cảm xúc bi tráng cùng hoài bão lớn lao của một lão tướng trước tình thế, vận nước nguy nan.
IV- Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Noi long.doc