Giáo án Ngữ văn 10 tiết 57- Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đến quảng lăng (hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

 * Thấy được tình cảm thắm thiết của Lí Bạch thể hiện qua một buổi tiễn đưa.

 * Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình và cảnh.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Thế nào là liên tưởng? Cho ví dụ. Liên tưởng có vai trò như thế nào trong việc làm văn?

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 Những cuộc tiễn đưa bao giờ cũng để lại trong lòng người đi kẻ ở những ấn tượng và kỉ niệm khó quên. Có nhà thơ viết:

 “Người đi làm nửa hồn tôi mất

 Một nửa hồn tôi hóa dại khờ”

 Trong xã hội xưa khi điều kiện đi lại và trao đổi thư từ khó khăn, thì những cuộc chia tay càng có nhiều nhớ nhung, thấp thỏm. Lí Bạch là một người giao thiệp rộng, tính tình cởi mở.nên tác phẩm viết về đề tài tiễn biệt chiếm một tỉ lệ cao trong thơ ông

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 57- Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đến quảng lăng (hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10 tháng 12 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 57. Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh hạo nhiên đến quảng lăng (Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Lí Bạch. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Thấy được tình cảm thắm thiết của Lí Bạch thể hiện qua một buổi tiễn đưa. * Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình và cảnh. b- Các bước tiến hành. i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Thế nào là liên tưởng? Cho ví dụ. Liên tưởng có vai trò như thế nào trong việc làm văn? iii- Giới thiệu bài mới. Những cuộc tiễn đưa bao giờ cũng để lại trong lòng người đi kẻ ở những ấn tượng và kỉ niệm khó quên. Có nhà thơ viết: “Người đi làm nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi hóa dại khờ” Trong xã hội xưa khi điều kiện đi lại và trao đổi thư từ khó khăn, thì những cuộc chia tay càng có nhiều nhớ nhung, thấp thỏm. Lí Bạch là một người giao thiệp rộng, tính tình cởi mở...nên tác phẩm viết về đề tài tiễn biệt chiếm một tỉ lệ cao trong thơ ông… Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ( HS đọc tiểu dẫn) - Hãy trình bày những nét chính trong phần tiểu dẫn? (HS đọc tác phẩm, GV nhận xét và hướng dẫn HS so sánh hai bản dịch) - Bài thơ viết về cuộc tiễn đưa bạn của nhà thơ Lí Bạch. Em hãy cho biết cuộc tiễn đưa ấy diễn ra trong bối cảnh không gian, thời gian nào? - Tại sao Lí Bạch lại chọn lầu Hoàng Hạc làm nơi tiễn bạn? - Thời gian này có ảnh hưởng gì đến cuộc chia tay của nhà thơ với bạn không? - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt của nhà thơ qua hai câu thơ đầu? (GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức về từ Hán Việt qua chữ cố nhân bằng cách cho các em tìm một số từ có sử dựng chữ cố) - Dựng lên bối cảnh cuộc chia tay như vậy, nhà thơ muốn thể hiện điều gì? - Cảm xúc của nhà thơ thể hiện như thế nào trong bài thơ? - Trong cuộc tiễn đưa đó, chúng ta không thấy bóng dáng người đưa tiễn, người ra đi, mà chỉ thấy ở đó hình ảnh cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút và hình ảnh dòng sông Trường Giang chảy ở bên trời. Em hãy phân tích hai hình ảnh trên. - Theo em tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật tâm trạng đưa tiễn? - Rút ra những giá trị về nghệ thuật và nội dung của bài thơ. I- Tiểu dẫn. - Một số nét chính về cuộc đời của nhà thơ Lí Bạch: + Tự là Thái Bạch ở tỉnh Cam Túc, cùng với Đỗ Phủ là hai nhà thơ lớn… + Tính tình hào phóng… + Được mệnh danh là Thi tiên. Thơ ông sáng theo bút pháp lãng mạn. - Vài nét về sự nghiệp văn học: + Ông để lại hơn 1000 bài thơ. + Thơ ông có 3 chủ đề nổi bật: thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu- tình bạn. + Âm hưởng chu đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời lạc quan hào phóng… II- Đọc – hiểu Câu 1: - Cố nhân ( bạn cũ) dịch thành bạn là chưa rõ nghĩa. - Bản dịch thơ bỏ sót từ tây, và hiểu chữ từ là từ chỗ là chưa đúng Câu 2: Bản dịch thơ bỏ sót hai chữ tam nguyệt- làm mất đi tính cụ thể của hình ảnh Câu 3: Bản dịch thơ bỏ sót chữ cô, chữ viễn ảnh và hình ảnh khoảng không xanh biếc. Câu 4: Bản dịch thơ thêm vào chữ Trông theo - Không gian: tại lầu Hoàng Hạc, tiễn bạn đến Dương Châu + Đó là một di sản văn hóa của Trung Quốc. Nó gắn liền với truyền thuyết- gợi ra không khí thoát tục làm cho cuộc chia tay có thêm y nghĩa sâu sắc, thể hiện sự ngưỡng mộ trong tình bạn của hai người. + Trong văn học xưa nay chúng ta thường thấy các cuộc chia tay thường diễn ra ở bến sông. ở đây Lí Bạch không chọn bến sông để tiễn bạn, mà chọn lầu Hoàng Hạc làm nơi tiễn bạn là có lé ông muốn lên cao để được nhìn xa hơn lâu hơn người bạn của mình - Thời gian: tháng ba mùa hoa khói + Tháng Ba là tháng tươi đẹp, hội hè, sum họp: “Thanh minh trong tiêt tháng Ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh…” (Truyện Kiều) Vậy mà trong hoàn cảnh đó, Lí Bạch lại phải tiễn bạn Cho nên chúng ta có thể nhận thấy đằng sau cách miêu tả có vẻ trung tính ấy là cả xao xuyến buồn bã của nhà thơ. Dường như vì một lí do đặc biệt nào đó Lí Bạch không thể đi cùng Mạnh Hạo Nhiên * Có nhà nghiên cứu nhận định về thơ của Lí Bạch: Nhiều bài trường thi, ca hành của Lí Bạch thường hạ bút vang dội, khí thế khác thường, đem đến sức truyền cảm nghệ thuật kinh hồn bạt vía cho người đọc. Trong bài thơ này chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó. Ngôn ngữ trang trọng nhưng rất mực giản dị. Bài thơ mở đầu bằng hai chữ cố nhân. Bao nhiêu tình cảm gói trọn trong hai chữ này.. * Cách diễn đạt có phần khác lạ. Tác giả nói mình tiễn đưa bạn lên đường nhưng không nói cố nhân từ giã mình mà lại nói Cố nhân từ biệt lầu Hoàng Hạc. Cách diễn đạt này khắc họa được địa điểm đưa tiễn, vừa đem lại cho hình ảnh lầu Hoàng Hạc một y nghĩa có tính ẩn dụ: sau khi tiễn bạn đi rồi nhà thơ lên lầu cao để tiếp tục ngóng trông cho đến khi thuyền của Mạnh Hạo Nhiên đi khuất. - Nhà thơ muốn bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình trong cuộc tiễn đưa. + Trước hết đó là sự lưu luyến, bâng khuâng xen lẫn lo lắng của nhà thơ khi phải tiễn bạn đến Dương Châu… + Tiếp theo là nỗi buồn da diết đến nao lòng. Đó là đặc điểm của thơ Đường: “y tại ngôn ngoại” + Hai hình ảnh trên thể hiện hình ảnh của người ra đi và người đưa tiễn. - Hình ảnh cánh buồm là biểu tượng cho người đi và cũng là tâm trạng của Lí Bạch: một mình Mạnh Hạo Nhiên ra đi trên chếc thuyền, một mình Lí Bạch dõi theo. Giữa dòng Trường Giang mênh mông vào thời Thịnh Đường ấy thuyền bè đi lại nhộn nhịp nhiều như là tre, thế mà Lí Bạch chỉ nhìn thấy một mình cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên… - Trên lầu cao nhà thơ dõi theo cho đến lúc con thuyền của Mạnh Hạo Nhiên mất vào khoảng không xanh biếc, và chỉ nhìn thấy dòng sông Trường Giang chảy ở ngang trời. - Hình ảnh dòng sông ở đây không còn mang y nghĩa dòng sông thực mà đó còn là dòng sông tâm trạng Bút pháp tả cảnh ngụ tình III- Tổng kết. 1- Nghệ thuật Bút pháp tả cảnh ngụ tình 2- Nội dung: Bài thơ miêu tả không gian, thời gian đưa tiễn, không có một từ ngữ thể hiện tâm trạng chia li nhưng tình cảm hiện lên rất rõ. Bài thơ cho thấy một tình cảm cao qúy của Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên… IV- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTai lau Hoang Hac tien Manh Hao Nhien.doc