Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 61 tựa “trích diễm thi tập” (hoàng đức lương) đọc thêm: hiền tài là nguyên khí của quốc gia (thân nhân trung)

1. Mục tiêu:

 1.1. Kiến thức:

- HS hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả HĐL trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc; nắm được nghệ thuật lập luận của bài tựa

- Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ; hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận chặt chẽ, thuyết phục

 1.2. Kĩ năng: đọc hiểu văn nghị luận và văn chính luận theo đặc trưng thể loại; tự nhận thức và trình bày suy nghĩ về quan niệm của người xưa về vai trò của hiền tài đối với đất nước, xác định trách nhiệm cá nhân đối với đất nước

 1.3. Thái độ: trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hoá dân tộc kết tinh trong văn học; ý thức trách nhiệm với tương lai dân tộc thông qua ý thức học tập tích cực

2. Trọng tâm:

 2.1. Kiến thức:

- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở thế hệ sau hãy biết quý trọng di sản văn học dân tộc; cách lập luận chặt chẽ kết hợp tính biểu cảm trong bài viết

- Vai trò của hiền tài - mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà; ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ; văn bản chính luận với lập luận và kết cấu chặt chẽ

 2.2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản chính luận, biết tạo lập được văn bản nghị luận với kết cấu chặt chẽ, lập luận mạch lạc

3. Chuẩn bị:

 3.1. Giáo viên: máy chiếu và một số slide trình chiếu

 3.2. Học sinh: tìm hiểu các văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK và một số dặn dò của GV ở tiết học trước

4. Tiến trình:

 4.1. Ổn định-kiểm diện: 10A 10B3 10B7

 4.2. Kiểm tra miệng:

C1: Điều anh/chị thích nhất ở bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi?

C2: Hai văn bản ta tìm hiểu hôm nay thuộc thời đại nào trong lịch sử?

 4.3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 61 tựa “trích diễm thi tập” (hoàng đức lương) đọc thêm: hiền tài là nguyên khí của quốc gia (thân nhân trung), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 17/1/2011 Tiết 61 TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” (Hoàng Đức Lương) Đọc thêm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (Thân Nhân Trung) 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - HS hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của tác giả HĐL trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc; nắm được nghệ thuật lập luận của bài tựa - Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ; hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận chặt chẽ, thuyết phục 1.2. Kĩ năng: đọc hiểu văn nghị luận và văn chính luận theo đặc trưng thể loại; tự nhận thức và trình bày suy nghĩ về quan niệm của người xưa về vai trò của hiền tài đối với đất nước, xác định trách nhiệm cá nhân đối với đất nước 1.3. Thái độ: trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hoá dân tộc kết tinh trong văn học; ý thức trách nhiệm với tương lai dân tộc thông qua ý thức học tập tích cực 2. Trọng tâm: 2.1. Kiến thức: - Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở thế hệ sau hãy biết quý trọng di sản văn học dân tộc; cách lập luận chặt chẽ kết hợp tính biểu cảm trong bài viết - Vai trò của hiền tài - mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà; ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ; văn bản chính luận với lập luận và kết cấu chặt chẽ 2.2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản chính luận, biết tạo lập được văn bản nghị luận với kết cấu chặt chẽ, lập luận mạch lạc 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: máy chiếu và một số slide trình chiếu 3.2. Học sinh: tìm hiểu các văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK và một số dặn dò của GV ở tiết học trước 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định-kiểm diện: 10A 10B3 10B7 4.2. Kiểm tra miệng: C1: Điều anh/chị thích nhất ở bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi? C2: Hai văn bản ta tìm hiểu hôm nay thuộc thời đại nào trong lịch sử? 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Vào bài Tiếp theo văn bản nghị luận bất hủ của Nguyễn Trãi ta được tìm hiểu hai văn bản, một thuộc thể văn chính luận, một thuộc thể văn nghị luận, đó là Tựa … và Hiền tài… ở cùng thời đại. Đề tài các tác giả chọn không giống nhau nhưng ta vẫn bắt gặp điểm giống nhau. Ta sẽ cùng tìm hiểu… HĐ2: Tìm hiểu Tựa… Trong phần giới thiệu của Tiểu dẫn, ta có những kiến thức nào, hãy nêu ngắn gọn? HS xác định kiến thức về tác giả, HCST bài tựa. GV nhắc lại, khắc sâu GV thuyết giảng thêm cho HS nắm về bối cảnh phục hưng văn hoá dân tộc: nước ngoài xâm lược, sách vở, văn chương bị phá huỷ nhiều; án oan thảm khốc mà Nguyễn Trãi phải mang đã phần nào làm mai một văn chương ông Ở văn bản này, ta cần để ý đến thể loại Tựa, ở đây, SGK cung cấp gì cho ta? HS căn cứ SGK xác định, GV nhắc… lại theo ý đó, minh hoạ bằng 3 Slide (về Lời nói đầu cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan) để HS hình dung về nội dung Tựa, cách viết Tựa Ta đã đọc văn bản ở nhà, nếu chi bố cục, ta chia ra sao? HS trả lời, GV góp ý để định hướng tìm hiểu nội dung HS giải quyết ý hỏi đầu tiên câu 1 SGK. GV yêu cầu HS quy về các nguyên nhân cơ bản. Nhìn lại đoạn văn này, chỉ ra cách tác giả diễn đạt suy nghĩ riêng? Đặt trong bối cảnh lịch sử đã nói ở trên, chỉ thêm lí do biên soạn tập sách? Đọc lại đoạn còn lại, xác định vấn đề tác giả đề cập? HS trả lời. GV góp ý, điều chỉnh Đoạn này có khác gì về cách viết so với đoạn trên? Kết hợp 2 ý ta nhận xét về cách viết ở trên, nhận định về sức thuyết phục của bài viết? Để thâu tóm bài học này, hãy phát biểu ý kiến trong 1-2 câu? HS có thể tuỳ chọn phát biểu (căn cứ ghi nhớ) HĐ2: Tìm hiểu văn bản Hiền tài… Các vấn đề về tác giả, HCST văn bản HS đọc lại ở SGK. 2 câu hỏi 1 + 2 SGK HS tìm hiểu lại ở nhà. GV định hướng giải quyết câu hỏi 3 SGK A. Tựa “Trích diễm thi tập”: I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu nước, tác giả công trình Trích diễm thi tập (một minh chứng tiêu biểu cho ý thức tự hào dân tộc của tác giả) 2. Hoàn cảnh sáng tác: bài tựa được viết năm 1497, việc soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng văn hoá dân tộc ở thế kỉ XV II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thể loại: Tựa (chú thích 1-SGK) Cuối bài Tựa là phần “Lạc khoản” chú về họ tên, chức tước người viết và thời gian viết 2. Tìm hiểu: a/ Nội dung: a.1. Lí do biên soạn Trích diễm thi tập: - Thơ văn thất truyền vì nhiều nguyên nhân: + ít người am hiểu + danh sĩ bận rộn + tâm và lực không đi cùng + chưa có lệnh vua + thời gian + binh lửa => 4 nguyên nhân chủ quan, 2 nguyên nhân khách quan -> diễn đạt theo lối quy nạp - Biên soạn do yêu cầu thời đại a.2. Quá trình hình thành Trích diễm thi tập…: - Động cơ nội tâm: đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc, cảm thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương - Khó khăn khi biên soạn: thư tịch cũ không còn, phải nhặt nhạnh, hỏi quanh… rồi phân loại, chia quyển - Dung lượng, kết cấu cuốn sách => kết hợp kể và biểu cảm b/ Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ - Kết hợp giữa nghị luận và trữ tình 3. Tổng kết: ghi nhớ B. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: => Bài học lịch sử: người tài và quốc gia; cần có chính sách đãi ngộ, khuyến khích; luôn phấn đấu để xứng đáng với những gì nhận được… 4.4. Củng cố và luyện tập: GV chiếu 2 Slide củng cố bài học; Trách nhiệm học sinh ta? 4.5. Hướng dẫn tự học: Điểm gặp gỡ giữa 2 tác giả và 2 bài viết? Hệ thống 3 bài học về văn thuyết minh chuẩn bị làm bài viết 5 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUA.doc
Giáo án liên quan