Giáo án Ngữ văn 10 tiết 69, 70- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Có những hiểu biết khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

 * Nắm được cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

 * Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc hiểu văn bản.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu.

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

 Giáo viên tổ chức giờ dạy theo hướng gợi mở kết hợp thảo luận, HS tìm hiểu những ví dụ cụ thể trên cơ sở đó học sinh rút ra những kết luận về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

D- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 69, 70- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 6 tháng 1 năm 2007. Ngữ Văn. Tiết 69, 70 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Có những hiểu biết khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt * Nắm được cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt * Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc hiểu văn bản. b- Phương tiện thực hiện Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu. c- Cách thức tiến hành. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo hướng gợi mở kết hợp thảo luận, HS tìm hiểu những ví dụ cụ thể trên cơ sở đó học sinh rút ra những kết luận về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. d- Các bước tiến hành i- ổn định tổ chức. ii- Kiểm tra bài cũ iii- Giới thiệu bài mới. Họat động của GV và HS Nội dung cần đạt GV trình bày hai ví dụ trong SGK lên bảng, bằng máy chiếu hoặc bảng phụ - Hai ví dụ trên có nội dung gì? Những điều được trình bày trong hai ví dụ đó thuộc phạm vi giao tiếp nào? - Qua hai văn bản nói trên hãy rút ra khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở mấy dạng lời nói? (GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ thái độ… qua hai ví dụ, từ đó cho HS rút ra đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt) (GV chia nhóm cho HS luyện tập theo các câu hỏi: Bài tập 2 có thể chia hai nhóm) ( HS cần chỉ ra được đặc điểm trong ngôn ngữ của mỗi ví dụ trên) Tiết 2. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngữ âm qua ví dụ trong SGK. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm về từ ngữ trong ví dụ. Trên cơ sở đó HS rút ra đặc điểm về từ ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - HS tìm hiểu đặc điểm về câu văn của phong cách này qua các ví dụ, từ đó rút ra đặc điểm. - Xét ví dụ và rút ra đặc điểm về biện pháp tu từ. (GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ SGK) I- Khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 1- Khái niệm. - Văn bản thứ nhất là lời đối thoại của Chí Phèo với Bá Kiến về việc hắn muốn đi ở tù. - Văn bản thứ hai là bức thư cháu bé viết cho bố đi bộ đội đánh Mĩ, về những câu chuyện trong gia đình. - Cả hai văn bản đều thuộc phạm vi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là kiểu diễn đạt được dùng trong cuộc sống hàng ngày có tính chất tự nhiên giàu cảm xúc, ít trau chuốt. 2- Các dạng lời nói. - Dạng nói. - Dạng viết. 3- Đặc điểm chung. a- Tính cá thể. Thể hiện ở sự khác nhau trong giao tiếp… b- Tính cụ thể sinh động c- Tính cảm xúc. 4- Luyện tập. a- Bài tập 1. Xem xét lời nói của mỗi nhân vật theo ba đặc điểm: tính cá thể (bác Phô dịu dàng, nhũn nhặn, ông lí lạnh lùng hách dịch…), tính sinh động, cụ thể (bác Phô gọi ông lí là thầy, xưng con, nhà con, dùng các từ cắt cơn, mắng chửi, quyền phép trong tay thầy…, ông lí nói trổng, hoặc xưng đây, dùng các từ thô thiển hoặc có y xem thường chuyện đàn bà của các chị, đá bóng cho chó xem à… b- Bài tập 2. - Những câu mà nhà văn Tô Hoài ghi được là thuộc phong cách ngôn ngữ sinh họat. - Mỗi câu nói đều giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Kết thúc tiết học, GV tổng kết về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chuyển sang tiết 2 của bài học này. II- Đặc điểm về cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ 1- Về ngữ âm, chữ viết. - Mấy lị- với lại - Mới cả- với cả. - Dưng mà- nhưng mà. > Phát âm thoải mái, theo tập quán phát âm, khi phát âm kèm theo cử chỉ, ánh mắt, kèm theo hiện tượng biến âm… 2- Về từ ngữ. Xét ví dụ SGK. - Ưa dùng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm cao nhiều khi thông tục, suồng sã - Dùng nhiều tình thái từ (à, ơi, nhỉ, nhé…) - Khi dùng dạng viết, được biểu thị bằng các dấu chấm lửng (…), chấm than (!) - Ví dụ: cực kì, hết y, hơi bị đẹp… 3- Về câu văn. - Dùng tất cả kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến. - Dùng một số kiểu câu riêng: + Dùng “nó” làm chủ ngữ giả. + Dùng kết cấu ”thì” đặt ở đầu câu + Dùng câu có nghĩa phủ định theo mẫu: X + gì mà + Y nào có (đâu có) + Động từ (tính từ) + Dùng nhiều từ ngữ chêm xen vào trước câu... 4- Về biện pháp tu từ. - Ưa dùng lối so sánh ví von. Đẹp như tiên… - Sử dụng lối “iếc hóa” ăn iếc, nghe nghiếc… - Dùng lối nói phóng đại, nói tránh… Chẻ xác, lột xác… 5- Về bố cục, cách trình bày. - Tính tự nhiên, đang nói chuyện này chuyển sang nói chuyện khác những câu trùng lặp hoặc cố y. - Thoải mái không báo trước. 6- Luyện tập. Bài tập 1: - Đoạn văn sử dụng ngữ âm, từ ngữ và cả các kiểu câu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: + Mét má nghen ( mách má - mẹ nghe) + Tao đi đái chứ đi đâu mà theo (suồng sã) - Ngôn ngữ tự nhiên. e- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docPhong cach ngon ngu sinh hoat.doc
Giáo án liên quan