Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 7- Bài làm văn số 1 cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tpvh)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh:

- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, phân biệt làm văn biểu cảm và văn nghị luận.

- Vận dụng những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm biểu lộ cảm nghĩ của bản thân về một

 sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tác phẩm văn học quen thuộc.

- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút kinh nghiệm để các bài làm văn sau

 đạt kết quả tốt hơn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1. PTTH:

- SGK, SGV.

 - Các tài liệu tham khảo.

 - Thiết kế bài dạy học.

2. Cách thức tiến hành: GV cho HS đọc phần Hướng dẫn chung và gợi ý cách làm bài trong

 SGK tr 26,27; ra đề cho HS làm tại lớp.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định và KT bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 7- Bài làm văn số 1 cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tpvh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 Ngày soạn: 05/ 9/ 08. BÀI LÀM VĂN SỐ 1 CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (HOẶC MỘT TPVH) A. MỤC TIÊU cẦN ĐẠT: Học sinh: - Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, phân biệt làm văn biểu cảm và văn nghị luận. - Vận dụng những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm biểu lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tác phẩm văn học quen thuộc. - Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút kinh nghiệm để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - SGK, SGV. - Các tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy học. 2. Cách thức tiến hành: GV cho HS đọc phần Hướng dẫn chung và gợi ý cách làm bài trong SGK tr 26,27; ra đề cho HS làm tại lớp. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và KT bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV ghi đề lên bảng. HS chép đề. GV quản lý lớp. Thu bài. I. Đề bài: Đề 1: Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh ( chị) về một người thân yêu nhất của mình. Đề 2: Hãy ghi lại cảm nghĩ chân thật của em trong những ngày đầu tiên bước vào ngôi trường trung học phổ thông Hòa Vang. II. Đáp án, biểu điểm: 1. Đáp án: Đề 1: a. Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần bộc lộ được những cảm xúc, suy nghĩ một cách chân thành và sâu sắc nhất về một người thân yêu nhất trong cuộc đời mình. b. Yêu cầu về phương pháp: HS biết làm bài văn phát biểu cảm nhận( đã được học ở chương trình THCS). Đề 2: a. Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần bộc lộ được những cảm xúc, suy nghĩ một cách chân thành, đúng đắn của mình về trường, lớp, thầy cô giáo, bạn bè…trong những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông Hòa Vang. Đó có thể là cảm giác bỡ ngỡ trước trường lớp mới, thầy cô bạn bè mới …; niềm thích thú, say mê khám phá, lĩnh hội những tri thức mới; niềm tự hào được trở thành học sinh của một ngôi trường có bề dày thành tích và lịch sử… b. Yêu cầu về phương pháp: HS biết làm bài văn phát biểu cảm nghĩ( đã được học ở chương trình THCS). Bài làm có sử dụng các phép tu từ hợp lí, sáng tạo; diễn đạt lưu loát, gợi cảm; bộc lộ cảm xúc tinh tế; bố cục rõ ràng. 2. Biểu điểm: - Điểm 9-10: Bài làm đáp ứng tốt yêu cầu về nội dung và phương pháp nêu trên. - Điểm 7-8: Bài làm đáp ứng được yêu cầu về nội dung và phương pháp nêu trên song đôi chỗ diễn đạt cảm xúc còn lúng túng, mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 5-6: Hiểu đề, nội dung tương đối, có cảm xúc nhưng chưa sâu. Diễn đạt chưa gãy gọn, dưới 10 lỗi chính tả. - Điểm 3-4: Nắm bắt yêu cầu đề sơ sài, nội dung chưa đủ, suy nghĩ cảm xúc còn vụng về hời hợt. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Bài viết bỏ dở hoặc sai lạc kiến thức cơ bản. Văn không ra văn. - Điểm 0: Sai lạc nghiêm trọng hoặc bỏ giấy trắng. 3. Củng cố: HS ôn lại, luyện tập kỹ năng làm văn biểu cảm và nghị luận; các kỹ năng cơ bản khác (tìm hiểu đề, bố cục trình bày, diễn đạt…) 4. Dặn dò: Chuẩn bị: “Chiến thắng Mtao Mxây”. D. Rút kinh nghiệm: Đề số 2 là đề KT chất lượng chung toàn khối đầu năm học 2008 – 2009. Tiết 8,9 Ngày soạn: 7/ 9/ 2008. Đọc văn: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích sử thi Đăm Săn) A. MỤC TIÊu cẦN ĐẠT: HS - Hiểu được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lý tưởng về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc. - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cộng đồng. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - SGK, SGV. - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế dạy học. - Đèn chiếu hoặc bảng phụ. 2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, phát vấn. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và KT bài cũ: 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lý tưởng về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc là cách thường thấy ở sử thi anh hùng. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây” để hiểu rõ hơn về sử thi anh hùng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn. TT1: Trình bày những hiểu biết của em về sử thi dân gian? (khái niệm, đặc điểm) TT2: Có mấy loại sử thi? Nêu ví dụ TT3: GV gọi HS tóm tắt nội dung của Sử thi Đăm Săn. TT4: GV chuyển ý: đoạn trích dưới đây kể lại chuyện Đăm Săn đánh thắng Mtao Mxây, giải cứu vợ và thống nhất thị tộc. HĐ2: GV hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích. TT1: HS đã đọc đoạn trích ở nhà. GV gọi HS đọc một vài đoạn tiêu biểu. - Đoạn 1: đối thoại giữa hai tù trưởng (đọc phân vai Đăm Săn, Mtao Mxây, người kể chuyện). - Đoạn 2: HS đọc đoạn cuối văn bản (lời người kể chuyện). GV nhận xét, rút kinh nghiệm. TT2: em hãy khái quát diễn biến chính của đoạn trích? đoạn trích có thể chia mấy phần? à Hai nội dung: Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây và thu phục dân làng; Đăm Săn tổ chức ăn mừng chiến thắng. TT3: em hãy so sánh tính cách và hành động của hai tù trưởng trong trận đấu để thấy được vẻ đẹp tài năng và phẩm chất của người anh hùng Đăm Săn? Chú ý: Đăm Săn thách đấu. Vào cuộc ( qua bốn hiệp đấu). TT4: Vậy Đăm Săn là con người như thế nào? TT5: HS thảo luận nhóm: cuộc đối thoại giứa Đăm Săn và dân làng của Mtao Mxây có gì đặc biệt? (số lần đối đáp, cách thức đối đáp). Điều đó có ý nghĩa gì? à Số lần: 3 (số nhiều) - Lần 1: hỏi một nhà. - Lần 2: hỏi tất cả các nhà. - Lần 3: hỏi mỗi nhà trong làng. Lặp lại kết quả trả lời (hưởng ứng). TT6: Từ những vấn đề trên, em hiểu gì về quan niệm của người cổ đại đối với chiến tranh và anh hùng chiến thắng? TT7: Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong lễ ăn mừng chiến thắng? TT8: Phần cuối đoạn trích thiên về miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc? à Hướng về cuộc sống no đủ, thịnh vượng, đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng thị tộc. TT9: Lễ ăn mừng được miêu tả như thế nào? TT10: Cho HS thảo luận: những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng có hiệu quả? giữa phần đầu và phần sau của đoạn trích có điểm gì giống và khác nhau về nghệ thuật biểu hiện? nêu dẫn chứng cụ thể? HĐ3: GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. I. Giới thiệu chung 1. Khái quát về Sử thi dân gian: - Khái niệm SGK. - Đặc điểm cơ bản: + Nội dung: kể về những sự kiện hay anh hùng mang tầm vóc dân tộc. + Là hình thức nghệ thuật nguyên hợp (kể, hát, xướng) quy mô đồ sộ, thường bằng văn vần. - Có hai loại sử thi: + Sử thi thần thoại. + Sử thi anh hùng. 2. Tóm tắt Sử thi Đăm Săn: SGK. II. Đọc - hiểu: 1. Đăm Săn trong trận đánh với Mtao Mxây: a. Vẻ đẹp của anh hùng Đăm Săn: - Có sức vóc, ý chí và tài năng phi thường. - Sống có nghĩa, trọng danh dự, gia đình. - Có phẩm chất của một anh hùng bản lĩnh biết sống vì cộng đồng. à Đăm Săn là mẫu anh hùng lý tưởng, có sự hoà hợp giữa sức mạnh thần linh và cộng đồng dân tộc. b. Ý nghĩa của chiến thắng: - Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi và khát vọng của cá nhân anh hùng với cộng đồng. - Lòng mến phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng, những người có sứ mạng thống nhất và phát triển cộng đồng. - Sức mạnh và chiến thắng của những người anh hùng có tầm quan trọng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. 2. Đăm Săn trong lễ ăn mừng chiến thắng: a. Đăm Săn – hình ảnh trung tâm trong lễ ăn mừng chiến thắng: - Hình thể và sức vóc của chàng được mọi người ca tụng và ngưỡng mộ. - Các tù trưởng, mọi người đều đến chúc mừng chiến thắng. - Danh vang đến cả thần linh. à Là người giàu mạnh nhất, là tù trưởng của các tù trưởng. b. Lễ ăn mừng chiến thắng: à Khát vọng của người cổ đại về một cuộc sống no đủ, một xã hội thịnh vượng, thống nhất. 3. Nghệ thuật: - Phóng đại, so sánh kết hợp với trùng điệp, tăng cấp. - Lấy các kích cỡ vũ trụ làm thước đo cho tầm vóc anh hùng. - Giọng điệu sử thi trang trọng, ngợi ca, hùng tráng. III. Tổng kết: - Nội dung: Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thi tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dung có hiệu quả cao. 3. Củng cố: Quan niệm và khát vọng của người dân cổ đại gởi gắm vào các nhân vật anh hùng? 4. Dặn dò: Trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK trang 36. Chuẩn bị các bài luyện tập về Văn bản. D. Rút kinh nghiệm: Tiết:10 Ngày soạn: 10/ 09/ 2008. VĂN BẢN A. MỤC TIÊu cẦN ĐẠT: (tiếp theo tiết 6) B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - SGK, SGV. - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế dạy học. - Đèn chiếu hoặc bảng phụ. 2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ luyện tập theo hình thức kết hợp thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và KT bài cũ: - Những căn cứ để phân biệt các loại văn bản? Theo đó, có những loại văn bản nào? Cho một ví dụ cụ thể về văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. - Qua các nhân vật anh hùng trong Sử thi anh hùng, người xưa muốn gởi gắm quan niệm và khát vọng gì? 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: Ở tiết học trước, các em đã tìm hiểu văn bản là gì, đặc điểm của văn bản và các loại văn bản. Chúng ta sẽ từ những tri thức đã học ấy để áp dụng vào các bài Luyện tập này. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ 3: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK. TT1: GV gọi HS trả lời câu hỏi ở bài tập 1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề đoạn văn. Phân tích sự phát triển của chủ đề đoạn văn? Đặt nhan đề cho đoạn văn? GV chia nhóm. HS thảo luận nhóm tìm nhan đề phù hợp. GV kết luận. TT2: Sắp xếp những câu (1, 2, 3, 4, 5) thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc. Đặt nhan đề cho văn bản. GV chia nhóm thảo luận. HS thảo luận theo yêu cầu, trình bày. GV kết luận. TT3: Cho câu văn “Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng”. Hãy viết tiếp để tạo một văn bản có nội dung thống nhất. GV hướng dẫn HS viết tiếp. Đặt nhan đề cho văn bản vừa tạolập GV có thể thu bài viết của vài HS hoặc cả lớp để chấm lấy điểm hệ số 1. TT4: HS trả lời các câu hỏi. Đơn gởi cho ai? Cương vị của người viết? Mục đích viết đơn là gì? Nội dung cơ bản của đơn? Kết cấu của đơn? Mỗi HS viết 1 lá đơn đáp ứng các yêu cầu trên của văn bản hành chính. GV chấm, chọn 1 vài văn bản mẫu, nhận xét. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Chủ đề thống nhất: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Các câu tiếp theo làm rõ nội dung của chủ đề. - Luận điểm: Giữa cơ thể …với nhau. + Luận cứ: Môi trường có ảnh hưởng … cơ thể. So sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau. + Luận chứng: Lá biến thành Tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. Tua móc có gai ở cây mây. Gai ở cây xương rồng. Dày, chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng. b. Ý chung của đoạn: Câu chủ đề ß luận cứ (2 câu tiếp theo) ß luận chứng ( 2 câu còn lại). Tất cả các câu trong văn bản đều xoay quanh và làm rõ chủ đề. c. Nhan đề: - Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. - Môi trường và cơ thể. - Ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể… 2. Bài tập 2: a. Sắp xếp: Cách 1: Câu 1à 3à 5à 2à 4. Cách 2: Câu 1à 3à 4à 5à 2. b. Nhan đề: Bài thơ Việt Bắc. Về bài thơ Việt Bắc. 3. Bài tập 3: a. Triển khai văn bản: - Luận điểm ( Câu chủ đề): Môi trường sống … càng nghiêm trọng”. - Luận cứ: … - Luận chứng: … b. Nhan đề: … 4. Bài tập 4: a. Trả lời các câu hỏi: - Đơn gởi BGH, các thầy cô giáo bộ môn, GVCN. Người viết: HS - Mục đích: Xin phép được nghỉ học - Nội dung: Nêu rõ họ và tên, lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ, hứa thực hiện chép bài, làm bài và học bài đầy đủ. - Kết cấu … b. Thực hành viết đơn: 3. Củng cố: - Bất kỳ loại văn bản nào cũng đều phải được trình bày logic, chặt chẽ. Mỗi văn bản luôn có nhan đề, tiêu ngữ. - Hãy viết một số câu khác theo câu văn sau đây để tạo 1 văn bản có nội dung thống nhất. Đặt nhan đề cho văn bản đó. “ Vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam đang phải báo động đỏ” 4. Dặn dò: - HS xem chú thích khái niệm truyền thuyết ở SGK Ngữ văn 6, phần tiểu dẫn về truyền thuyết trong SGK Ngữ văn 10. từ đó khái quát những đặc trưng cơ bản, giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết. - Đọc và chuẩn bị “ Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ”. D. Rút kinh nghiệm: Tiết:11-12 Ngày soạn: 13/ 09/ 08 Đọc văn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ A. MỤC TIÊu cẦN ĐẠT: hs - Nắm được đặc trưng chủ yếu của thể loại truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể: sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử. - Nắm được giá trị ý nghĩa của truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, bài học lịch sử về yếu tố đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. - Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. - Bài học lịch sử của truyện cần được đặc trong bối cảnh hiện tại: vừa cần hoà nhập với thế giới vừa phải giữ an ninh, chủ quyền đất nước. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - SGK, SGV. - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế dạy học. - Đèn chiếu hoặc bảng phụ. 2. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, đàm thoại, phát vấn … C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và KT bài cũ: GV cho HS câu chủ đề. Yêu cầu HS viết tiếp các câu khác để tạo một văn bản hoàn chỉnh, sau đó phân tích sự thống nhất của văn bản. 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: Nhà thơ TH viết: Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm lỡ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị, ý nghĩa, bài học lịch sử của truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 11 HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về thể loại truyền thuyết và truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. TT1: HS trả lời câu hỏi: từ kiến thức các em đã học ở SGK ngữ văn 6 và phần tiểu dẫn SGK ngữ văn 10, hãy cho biết những đặc trưng cơ bản nhất, giá trị và ý nghĩa của thể loại truyền thuyết? GV gọi HS khác nhận xét bổ sung. GV kết luận. GV giảng cho HS viết. TT2: GV hỏi sự kiện Ls được nhắc đến trong truyện? Truyện gắn với di tích Ls nào? HS trả lời. GV kết luận, cho HS ghi vắn tắt. HS chia bố cục. HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật. TT1: HS tìm hiểu nhân vật ADV. - ADV có công gì? ADV là người thế nào mà được thần linh giúp đỡ? - Nguyên nhân sâu xa nước Âu Lạc bị mất? - ADV có sai lầm gì? - Hành động chém con gái nói lên điều gì ở ADV? Thái độ của nhân dân đối với hành động này? à Dũng cảm, vì nghĩa chung; Nhân dân nghiêm khắc. Tiết :12 (tt) TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật MC và TT. - TT là ai? Hắn hành động vì cái gì? Hắn có tình cảm thực sự với MC không? - MC đối với TT ntn? Qua hành động đưa nỏ thần cho TT xem, em nhận xét MC là người ntn? - Tội của MC là gì? TT3: - MC chết, máuà ngọc trai; xácà ngọc thạch nói lên điều gì? à MC khấn Bị lừa dối. Nhân dân cảm thông. ( Nd có thái độ phân minh, tội phải xử, oan được giải – cảm thông không có nghĩa là tha tội). - Vì sao TT tự tử? Cái chết của TT nói lên điều gì? TT4: - Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọc trai – nước giếng? - Có người cho rằng, đây là biểu tượng của mối tình chung thủy. Ý kiến của em như thế nào? ( GV cho HS thảo luận nhóm) - Vì sao lấy ngọc trai ở biển rửa nước giếng nơi TT tự tử thì ngọc càng thêm sáng? - Thái độ của Nd đ/v hai nhân vật? HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết. TT1: Qua truyền thuyết, Nd muốn gởi gắm điều gì? TT2: GV gọi HS đọc Ghi nhớ/ SGK. I. Giới thiệu: 1. Truyền thuyết: - Đặc trưng: là thể loại tự sự của văn học dân gian kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được hư cấu thành hình tượng mang tính thần kỳ. - Giá trị , ý nghĩa: + Truyền thuyết vừa ghi chép Ls, vừa nói lên “tâm tình thiết tha” của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật Ls . + Lời minh giải cho những lễ thức cùng các di tích Ls, đồng thời tăng tính linh thiêng cho các lễ hội. - Môi trường sinh thành, biến đổi tồn tại của truyền thuyết là trong các sinh hoạt văn hoá dân gian như: lễ hội gắn với các di tích Ls. 2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ: a. Xuất xứ: Truyện gắn với sự kiện ADV xây thành Cổ Loa và sự diệt vong của nhà nước Âu lạc. Hiện vẫn còn cụm di tích ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội với đền thờ ADV, am thờ công chúa Mị Châu với tượng không đầu, giếng đất tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử, và dấu vết của 9 vòng thành cổ. Văn bản này được trích từ truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái. b. Bố cục: 2 phần: - P1: ADV xây thành chế nỏ. - P2: Bi kịch nước mất nhà tan. II. Đọc - Hiểu: 1. Tìm hiểu nhân vật An Dương Vương: * Có công: - Xây thành - Chế nỏ à Gian nan, vất vả, được thần linh giúp sức à ADV làm những việc hợp lòng trời, được lòng dân. * Sai lầm: - Mơ hồ về bản chất của kẻ thù. - Tạo đk cho kẻ thù xâm nhập( cầu hòa à cầu hôn à ở rể). - Ỉ lại vũ khí – khinh địch. * Cuối cùng: - Bỏ chạy. - Chém con gái( dũng cảm, đặt nghĩa chung lên tình riêng). à ADV là vị vua hiền đức, có ý thức dựng nước, giữ nước nhưng mất cảnh giác cao độ dẫn đến hiểm họa nước mất nhà tan. 2. Nhân vật Mị Châu – Trọng Thủy: a. Trọng Thủy: - Gián điệp bị hại – xảo trá và khôn khéo( xem nỏ thần à đánh tráo à gợi ý dẫn đường truy sát). - Sau một thời gian chung sống, có yêu thương MC nhưng vẫn sống theo bổn phận cha – con, vua – tôi. b. Mị Châu: - Yêu thương, tin tưởng chồng. - Ngây thơ, cả tin, vô tình nàng đã: + Tiết lộ bí mật quốc gia. + Dẫn đường cho giặc. à MC vô tình trở thành giặc( Trái tim lầm chỗ…) c. Kết cục: - MC chết: + máu à ngọc trai. + xác à ngọc thạch. à trung hiếu mà bị lừa dối; nhân dân thông cảm, bao dung. - Trọng Thủy tự tử: + Đau khổ, ân hận( lương tâm còn sót lại được thức tỉnh trước cái chết của vợ) + Kết cục tất yếu của kẻ xâm lược đầy ảo vọng si tình – lên án chiến tranh phi nghĩa – người gây ra chiến tranh cũng bi thảm ( thái độ nghiêm khắc của nhân dân: kẻ xâm lược ắt phải trả giá). d. Hình ảnh “ngọc trai - nước giếng”: Ý nghĩa: - MC trong trắng, trung hiếu mà bị lừa dối. - Nhân dân bao dung, cảm thông cho MC. - Sự hóa giải tội lỗi của TT. - Bài học giữ nước. à Nhân dân là người thấu tình đạt lí, vừa nghiêm khắc lại vừa nhân ái. III. Tổng kết: - Bằng tưởng tượng và những chi tiết thần kì, nhân dân muốn gởi gắm cái cốt lõi của lịch sử: Sự ra đời và suy vong của đất nước Âu Lạc; đồng thời nêu lên bài học giữ nước. - Ghi nhớ: SGK. 3. Củng cố: - Chi tiết nhà vua cầm sừng tê 7 tấc, theo Rùa Vàng xuống biển thể hiện thái độ gì của nhân dân? (GV yêu cầu HS so sánh chi tiết này với chi tiết Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời). à Giống: cả ADV và TG đều bất tử. Khác: ADV có công dựng nước nhưng đã để mất nước nên chỉ được bất tử hoá. TG giữ được nước nên được thánh hoá. - HS thảo luận, trình bày ý kiến riêng từ câu hỏi 1 phần Luyện tập tr 43. 4. Dặn dò: - Làm bài tập nâng cao 2, 3 phần Luyện tập tr 43. - Chuẩn bị bài: Lập dàn ý bài văn tự sự. D. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an van 10 712.doc