Giáo án Ngữ văn 10 tiết 77- Trả bài kiểm tra học kì

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 Củng cố những kiến thức đã học, làm quen với kiểu đề thi trắc nghiệm

B- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

1- Vì sao Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được coi là truyền thuyết?

 A. Vì đó là câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác và có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

 B. Vì đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật trong lịch sử dân tộc, những người đã có công dựng nước và giữ nước

 C- Vì đó là câu chuyện kể dân gian về người anh hùng thời xưa và có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

 D. Vì đó là câu chuyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

2- Câu “Gái thương chồng đương đông buổi chợ

 Trai thương vợ nắng quái chiều hôm” là:

 A. Ca dao. B. Tục ngữ. C. Thành ngữ. D. Câu đố

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 77- Trả bài kiểm tra học kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 18 tháng 1 năm 2007. Ngữ văn. Tiết 77. Trả bài kiểm tra học kì A- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: Củng cố những kiến thức đã học, làm quen với kiểu đề thi trắc nghiệm B- Tiến trình lên lớp Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) 1- Vì sao Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được coi là truyền thuyết? A. Vì đó là câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác và có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo. B. Vì đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật trong lịch sử dân tộc, những người đã có công dựng nước và giữ nước C- Vì đó là câu chuyện kể dân gian về người anh hùng thời xưa và có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo. D. Vì đó là câu chuyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử. 2- Câu “Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm” là: A. Ca dao. B. Tục ngữ. C. Thành ngữ. D. Câu đố 3- Câu thơ nào sau đây thuộc bài thơ “Nỗi lòng” của Đặng Dung. A. Lỡ nước hai xe đành bỏ phí C. Gặp thời đồ điếu thừa nên việc Gặp thời một tốt cũng thành công Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay B. Làm trai đứng ở trong trời đất D. Muốn vượt biển đông theo cánh gió Phải có danh gì với núi sông Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi 5- Trong những phương án sau đây phương án nào đúng khi bàn về đặc điểm của văn học Việt Nam trung đại: A. Gắn bó với vận mệnh đất nước. B. Luôn hấp thu mạch nguồn văn học dân gian C. Trong khuôn khổ thi pháp văn học trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa. D. Cả ba nhận định trên. (Lưu y: Câu này do lỗi khi đánh máy nên có sai về từ dùng, nếu HS hiểu rõ được sự sai đó và chon đáp án D, thì tính điểm đúng. Nếu HS không nhận thấy điều đó mà chọn đáp án A.B thì cũng cho điểm) 6- Nội dung nào sau đây nêu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ sánh trong câu ca dao: “Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân” Làm nổi bật thân phận cô đơn, tủi nhục của người phụ nữ. Làm nổi bật thân phận khốn khổ, tủi nhục của người phụ nữ. Làm nổi bật thân phận thấp hèn, phụ thuộc của người phụ nữ. Làm nổi bật thân phận bơ vơ của người phụ nữ 7- Hai câu thơ sau thuộc tác phẩm nào? Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai A. Vận nước. B. Cáo bệnh bảo mọi người. C. Nhàn. D. Hứng trở về Phần 2: Tự luận (8 điểm) Vẻ đẹp của bài ca dao số 4 phần Ca dao yêu thương tình nghĩa ( Khăn thương nhớ ai) Yêu cầu chung: HS trình bày được những y kiến của mình để làm toát lên vẻ đẹp của bài ca dao. Biết cách vận dụng nhiều kĩ năng làm bài văn nghị luận để giải quyết cho đề bài Yêu cầu cụ thể: Về kiến thức: HS cần nêu bật được những y sau: - Vẻ đẹp của bài ca dao trước hết thể hiện ở các biện pháp nhân hóa khăn, đèn, mắt, làm cho các đối tượng vốn vô tri trở nên giống con người, biết thương nhớ. - Vẻ đẹp của bài ca dao còn thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: Khăn – thưong nhớ - rơi xuống đất - vắt lên vai - chùi nước mắt... - Biện pháp điệp từ, điệp ngữ này là cho các đối tượng khăn, đèn, mắt trở nên sống động hơn đa chiều hơn. - Các hình tượng được miêu tả theo mức độ tăng dần tính gợi tả. Đầu tiên là khăn.(3 lần).. tiếp theo là mắt..., là đèn, và cuối cùng là em (chú y các động từ rơi, vắt, chùi, tắt) - Vẻ đẹp của bài ca dao thể hiện qua cách phối thanh: các âm ai ở cuối câu làm cho câu ca dao trở nên có sức ngân vang. Nhất là thanh bằng ở câu cuối (phiền) như kéo dài tâm trạng của nhân vật trữ tình . - Vẻ đẹp của bài ca dao còn thể hiện qua kết cấu: 10 câu đầu miêu tả khăn, đèn, mắt, bằng thể thơ 4 chữ 2 câu cuối miêu tả nhân vật em bằng thơ lục bát Kết cấu này cho thấy rất rõ tình y của nhân vật trữ tình: muốn mượn khăn, đèn, mắt để giãi bày tâm sự nhưng dường như cô gái sợ những sự vất ấy không thể nói hết nỗi lòng mình nên đành phải nói. 10 câu đầu theo thể thơ 4 chữ thể hiện sự dồn nén cảm xúc, 2 câu lục bát là sự bùng nổ cảm xúc… Về kĩ năng Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Không mắc các lỗi về chính tả.

File đính kèm:

  • docTra bai kiem tra Hoc ki.doc