Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 79: đọc văn- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.

- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

- Vận dụng kiến thức vào việc khai thác, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc, phân tích diến biến tâm trạng nhân vật.

3. Thái độ

 - Thể hiện thái độ đồng cảm sâu sắc đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ thời xưa.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên: Bài soạn.

2. Học sinh: bảng phụ, vở soạn, vở ghi.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:(kết hợp với bài mới)

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 79: đọc văn- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 9/03/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 79: Đọc văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích “ Chinh phụ ngâm”) - Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn - - Bản dịch chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm - I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi. - Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. - Vận dụng kiến thức vào việc khai thác, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc, phân tích diến biến tâm trạng nhân vật. 3. Thái độ - Thể hiện thái độ đồng cảm sâu sắc đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ thời xưa. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Bài soạn. 2. Học sinh: bảng phụ, vở soạn, vở ghi. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:(kết hợp với bài mới) 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ 1: Tìm hiểu chung (10 phút) - GV: Qua mục tiểu dẫn SGK em hãy cho biết những nét chính về tác giả của cuốn: Chinh phụ ngâm? - GV: Dịch giả của cuốn Chinh phụ ngâm là ai? ý kiến về dịch giả của cuốn sách này có thống nhất không? - GV : Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - GV: Tác phẩm này thuộc thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của loại đó? - GV: Hãy cho biết nội dung bao trùm toàn bộ khúc ngâm? * HĐ 2: Đọc hiểu văn bản (10 phút) - GV hướng dẫn HS đọc.lưu ý đọc đúng giọng điệu buồn, đều đều, chậm rãi, chú ý các điệp từ điệp ngữ bắc cầu và các từ khó. - GV: Đoạn trích có thể chia bố cục làm mấy phần? * HĐ 3: Tìm hiểu văn bản (23 phút) - GV: Hai câu thơ đầu miêu tả những hành động, cử chỉ gì của người chinh phụ, những hành động đó có mục đích không? - GV: Dụng ý của tác giả khi tập chung miêu tả hàng loạt những hành động không có chủ đích đó của người chinh phụ? - GV: Sự mong chờ của nàng có được đền đáp không? Câu thơ nào thể hiện rõ điều đó? - GV: trong hoàn cảnh đó, người chinh phụ đã tâm sự cùng ai? - GV: Hình ảnh ngọn đèn xuất hiện gợi lên khoảng không gian như thế nào? - GV: tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? - GV: Hình ảnh hoa đèn và bóng người thể hiện điều gì? * HĐ5: Củng cố- Luyện tập. Thảo luận nhóm lớn: 5 phút Câu hỏi: Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong tám câu thơ đầu của đoạn trích? H/s thảo luận trả lời, g/v nhận xét chuẩn xác kiến thức * HĐ6: Hướng dẫn học bài ở nhà. - Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ qua 8 câu thơ đầu đoạn trích? - Soạn tiếp tiết 80 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Đặng Trần Côn (? - ?). Sống vào khoảng nửa đầu TK XVIII. Quê: Nhân Mục (làng Mọc) nay thuộc Nhân Chính – Thanh Xuân - Hà Nội. Ngoài Chinh phụ ngâm khúc ông còn có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Hán khác (thơ, phú) 2. Dịch giả: * Đoàn Thị Điểm: (1705 -1748), lấy hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. Quê: Giai Phạm - Văn Giang - Kinh Bắc (nay thuộc Hưng Yên). Là tác giả của tập truyện: Truyền kì Tân Phả.Lấy chồng muộn (năm 37 tuổi). Ngay sau khi thành thân chồng bà đợc cử đi xứ Trung Quốc. *Phan Huy ích: (1750- 1822). Tự là Dụ Am. Quê: Làng Thu Hoạch - Thiên Lộc - Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh). Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi. Là tác giả của Dụ Am văn tập và Dụ Am ngâm lục. 3.Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Trước cảnh mất mát đau thương vì chiến tranh tác giả đã xúc động viết nên tác phẩm này b. Thể loại: Thể ngâm khúc - thể thơ trường đoản cú. c. Nội dung khúc ngâm: Tác phẩm là lời thở than của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến ở xa... . II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc và giải nghĩa từ khó: 2. Bố cục đoạn trích : -16 câu đầu : nỗi lòng sầu muộn của người chinh phụ. - 8 câu thơ sau : nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ. III. Tìm hiểu văn bản: 1. Nỗi lòng sầu muộn của người chinh phụ. a. Tám câu thơ đầu : - Hành động, cử chỉ : + đi lại ngoài hiên vắng + buông rèm xuống -> lặp lại nhiều lần + cuốn rèm lên -> hành động không mục đích, không có chủ ý" trạng thái bồn chồn, lo lắng, khắc khoải mong ngóng không yên. - Thước chẳng mách tin : bặt vô âm tín -> hụt hẫng, tuyệt vọng, bế tắc. - Hình ảnh: ngọn đèn -> gợi đêm tối mênh mông vắng lặng. - Biện pháp nghệ thuật : + Cõu hỏi tu từ, điệp ngữ + Cõu khẳng định, nhân hóa + Độc thoại nội tõm => Cực tả cảnh lẻ loi, vụ vọng của người chinh phụ thức thâu đêm chờ chồng. - Hình ảnh : hoa đèn- bóng đèn -> đồng điệu, tương đồng-> tự xót xa, đồng cảm cho cảnh ngộ lẻ loi của mình.

File đính kèm:

  • docTiet 79- Tinh canh le loi cua nguoi chinh phu.doc