I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn sử thi Việt Nam.
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xa xưa. Hiểu được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua trích đoạn.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên- Đĩa kể sử thi Ê đê, tranh ảnh minh họa, máy chiếu .
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, bảnh phụ.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:( kết hợp với bài mới)
2. Nội dung bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3707 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 8 đọc văn- Chiến thắng mtao mxây ( trích “ sử thi đă săn”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
28/08/2011
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Tiết 8: Đọc văn
Chiến thắng Mtao Mxây
( Trích “ Sử thi Đă Săn”)
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn sử thi Việt Nam.
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xa xưa. Hiểu được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua trích đoạn.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên- Đĩa kể sử thi ấ đờ, tranh ảnh minh họa, máy chiếu .
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, bảnh phụ.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:( kết hợp với bài mới)
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
(10 phút)
GV: Phát vấn, gợi mở:
GV: Có mấy loại sử thi dân gian? Đó là những loại nào? Vd.
GV: Giới thiệu tranh ảnh liên quan đến dân tộc Ê đê. Mở đĩa cho HS xem 1 đoạn.
GV: Gọi HS tóm tắt nội dung tác phẩm. GV nhận xét tóm tắt lại.
HS: Tóm tắt tác phẩm.
GV: Qua việc tóm tắt hãy cho biết văn bản nằm ở phần mấy của tác phẩm? Nội dung chính?
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (30 phút)
GV: Gọi 2 HS đọc đoạn theo yêu cầu của GV; 1 HS tóm tắt đoạn trích.
GV: Chia bố cục đoạn trích.
HS: Hoạt động độc lập, trả lời câu hỏi.
GV: Trận quyết chiến giữa Đăm Săn- Mtao Mxây được miêu tả, kể qua những chặng nào? Hành động của chàng ở mỗi chặng đấu?
GV:ở chặng 1, Đăm Săn và Mtao được xây dựng trong thế đối lập ntn? Tìm các chi tiết, các ý cụ thể để lập bảng so sánh?
GV nêu câu hỏi gợi mở, khắc sâu
GV: Ai là người múa khiên trước? Tại sao tác giả sử thi lại miêu tả như vậy?
Gv chốt ý: Mtao là người múa khiên trước. Việc miêu tả tài của đối thủ trước tài của người anh hùng" lối so sánh, miêu tả đòn bẩy" đề cao hơn tài năng của người anh hùng.
GV: Tìm các chi tiết miêu tả tài múa gươm của Đăm Săn?
HS tìm các dẫn chứng:
GV: Tìm các chi tiết miêu tả sự bị động, thế thua của Mtao?
Hs tìm các dẫn chứng:
GV: ý nghĩa của miếng trầu Hơ Nhị quăng cho Đăm Săn
- Tài nghệ múa gươm của Đăm Săn bộc lộ qua lần múa gươm thứ 2?
GV: Ai là người tấn công trước? Tại sao Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không giết được y?
HS tìm các chi tiết:
GV: Các sự việc diễn ra ở hiệp đấu thứ 4?
GV: Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn nói lên điều gì?
GV cho HS hoạt động nhóm theo bàn
Yêu cầu: Thần linh có phải là lực lượng quyết định chiến thắng của người anh hùng ko? Vì sao?
- HS bày tỏ ý kiến, GV nhận xét giải thích thêm
- Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn thể hiện:
+ Sự gần gũi giữa con người và thần linh" dấu vết tư duy của thần thoại cổ sơ và thời kì xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.
+ Thần linh đóng vai trò cố vấn, gợi ý. Người anh hùng mới quyết định kết quả của cuộc chiến" Sử thi đề cao vai trò của người anh hùng.
GV: Mục đích của cuộc chiến đấu của Đăm Săn là gì?
- GV: Trong tưởng tượng của người dõn Đăm Săn là người anh hựng như thế nào?
Hoạt động3: Củng cố- Luyện tập( 3 phút)
Câu 1: Sử thi anh hùng Tây Nguyên phản ánh xã hội Tây nguyên ở thời kì nào?
A. công xã nguyên thủy
B. chiếm hữu nô lệ
C. tiền giai cấp, tiền quốc gia
D. xã hội phong kiến
Câu 2: Quan hệ con người trong tác phẩm sử thi là quan hệ gì?
A. Cá nhân đứng trên cộng đồng thị tộc
B. Cá nhân gắn bó với cộng đồng thị tộc.
C. Cá nhân đứng bên ngoài cộng đồng thị tộc
D. Các nhân xung đột với cộng đồng thị tộc.
Câu 3: Đăm Săn đánh Mtao M xây vì lí do gì?
A. Mtao Mxây cướp nô lệ của Đăm Săn
B. Mtao Mxây cướp tài sản của Đăm Săn
C. Mtao Mxây cướp Hơ Bhị, vợ của Đăm Săn
D. Mtao Mxây cướp Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà( 2 phút)
- Đọc và tóm tắt nội dung chính của văn bản.
- Tìm hiểu thêm về phong tục của người dân tộc Ê đê ở Tây Nguyên.
- Soạn tiếp phần tiếp theo của bài.
I - Giới thiệu chung:
1. Khái niệm: SGK
2.Thể loại sử thi dân gian: gồm 2 loại
- Sử thi thần thoại.
- Sử thi anh hùng. (SGK)
3. Sử thi Đăm Săn
- Xuất xứ: là sử thi anh hùng của dân tộc Ê-đê.
- Tóm tắt: SGK
4. Đoạn trích: Chiến thắng Mtao-Mxây
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở giữa tác phẩm, chương 4- phần III
- Nội dung: kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về.
II- Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc - tóm tắt đoạn trích
- Đọc
- Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường” " Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Phần 2: Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng” " Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Phần 3: Còn lại " Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn
* Chặng 1:
Đăm Săn
Mtao Mxây
- Đến tận cầu thang khiêu chiến (lần 1)" chủ động, tự tin.
- Khiêu khích, đe dọa quyết liệt (lần 2), coi khinh Mtao Mxây, tự tin, đường hoàng.
- Mtao Mxây bị động, sợ hãi nhưng vẫn trêu tức Đăm Săn.
- Do dự, sợ hãi ợớ vẻ ngoài hung tợn.
* Chặng 2:
} Hiệp 1:
Đăm Săn
Mtao Mxây
- Khích Mtao múa khiên trước.
- Điềm tĩnh xem khả năng của kẻ thù.
- Bị khích" giả đò khiêm tốn ợớ thực chất kiêu căng, ngạo mạn.
- Múa khiên như trò chơi (kêu lạch xạch như quả mướp khô) "kém cỏi, hèn mọn.
} Hiệp 2:
Đăm Săn
Mtao Mxây
- Múa khiên trước " động tác nhanh, mạnh, hào hùng, vừa khỏe vừa đẹp " thế thắng áp đảo, oai hùng.
- Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị" sức khỏe tăng gấp bội. Miếng trầu là biểu tượng cho sự ủng hộ, tiếp thêm sức mạnh cho người anh hùng của cộng đồng
- Hoảng hốt, trốn chạy,
chém trượt"thế thua,
hèn kém.
- Cầu cứu Hơ Nhị
quăng cho miếng
trầu" không được.
} Hiệp 3:
Đăm Săn
Mtao Mxây
- Múa khiên càng nhanh, càng mạnh và đẹp, hào hùng.
- Tấn công đối thủ: đâm Mtao nhưng ko thủng áo giáp sắt của y.
- Hoàn toàn ở thế thua, bị động.
- Bị đâm.
} Hiệp 4:
Đăm Săn
Mtao Mxây
- Thấm mệt " cầu cứu thần linh.
- Được kế của ông Trời " lấy cái chày mòn ném vào vành tai kẻ thù.
- Đuổi theo kẻ thù.
- Hỏi tội Mtao.
- Giết chết Mtao.
- Tháo chạy vì áo giáp sắt vô dụng.
- Trốn chạy quanh quẩn.
- Giả dối cầu xin tha mạng.
- Bị giết.
* Mục đích:
+ Đòi lại vợ.
+ Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, của bộ tộc.
+ Trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho buôn làng.
+ Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi,
->Như vậy, trong tưởng tượng của dân gian, Đăm Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng, còn Mtao Mxây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác.
* Luyện tập
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án D
File đính kèm:
- Tiet 8- Chien thang Mtao Mxay.doc