I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được các khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Hiểu, phân tích và cảm thụ được ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong lĩnh vực văn chương.
- Vận dụng lý thuyết vào việc phân tích tác dụng của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật.
3.Thái độ:
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói và viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK, sơ đồ, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ ( kết hợp với bài)
2. Nội dung bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 84: tiếng việt- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
17/03/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 84: Tiếng Việt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được các khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Hiểu, phân tích và cảm thụ được ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong lĩnh vực văn chương.
- Vận dụng lý thuyết vào việc phân tích tác dụng của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật.
3.Thái độ:
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả nghệ thuật khi nói và viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tượng trưng...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK, sơ đồ, giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ ( kết hợp với bài)
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Ngôn ngữ nghệ thuật (28 phút)
- GV trình chiếu ví dụ.
- Gọi 1 HS đọc to, các hS khác quan sát.
- GV: Cả hai văn bản trên có điểm gì giống nhau?
- GV: Nhận xét ngôn ngữ được sử dụng ở hai văn bản trên? Theo em ngôn ngữ nào mang tính nghệ thuật hơn? Tại sao?
- GV: Từ những ví dụ trên em có nhận xét gì về ngôn ngữ nghệ thuật?
- GV trình chiếu ví dụ trên máy chiếu.
- Gọi HS đọc to các ví dụ.
GV: Chỉ ra điểm giống nhau giữa ba văn bản?
- GV: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong văn bản 1?
- GV: Từ ngữ trong văn bản 2?
- GV: Từ ngữ được sử dụng trong văn bản 3?
- GV: Ngôn ngữ nghệ thuật phân thành mấy loại?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV chuẩn hóa trên bảng?
- GV trình chiếu ví dụ trên máy chiếu?
- GV: Đọc bài ca dao và cho biết bài ca dao đó đã cung cấp những thông tin?
- GV: Qua đó muốn nói lên điều gì?
- GV: Ngôn ngữ nghệ thuật có mấy chức năng là những chức năng nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV trình chiếu trên sơ đồ.
- GV: Từ việc phân tích trên hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
Hoạt động 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (15 phút)
- GV trình chiếu ví dụ, yêu cầu HS đọc to.
- GV: Chỉ ra hình tượng nghệ thuật trong câu ca dao? ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật đó?
- HS đọc bài thơ “ Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương.
- GV: Xác định hình tượng nghệ thuật?
- GV Phân tích tác dụng của nó?
- GV: Đặc trưng của tính hình tượng trong phong cách ngôn ngữ nghệ
3. Củng cố (1 phút) Xác định chức năng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Làm thế nào để cho ngôn ngữ nghệ thuật có tính hình tượng.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
Đọc tiếp tính truyền cảm, tính cá thể trong PCNN nghệ thuật?
I. Ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Xét ví dụ:
a. Văn bản 1 : Sen: Cõy mọc ở nước, lỏ to trũn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dựng để ăn. ( Từ điển tiếng Việt)
b. Văn bản 2 :
Trong đầm gỡ đẹp bằng sen
Lỏ xanh bụng trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bụng trắng lỏ xanh
Gần bựn mà chẳng hụi tanh mựi bựn.
( Ca dao)
* Phân tích ngữ liệu :
- Giống: giới thiệu đặc điểm, tớnh chất của sen.
- Khác nhau:
+ Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, không bóng bảy.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, tăng sức biểu cảm.
-> Ngôn ngữ nghệ thuật gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. ( Ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học)
2. Phân loại:
*Xét ví dụ:
- Ví dụ 1: “ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh, sông xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác. Hai con quỷ dùng gông dài, thừng lớn gông trói Tử Văn mà giải đi rất nhanh”.
(Trích: Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên)
- Ví dụ 2: “Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
(Trích: Chinh phụ ngâm)
- Ví dụ 3: “Này thầy tiểu ơi
Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái dở đi rình của chua
Thầy tiểu ơi….”
(Trích chèo: Quan Âm thị Kính)
* Nhận xét:
- Giống nhau: Sử dụng ngôn ngữ được gọt giũa để diễn đạt dụng ý của người viết.
- Khác nhau:
+ Văn bản 1: Lời kể kết hợp với miêu tả và sử dụng hàng loạt từ ngữ gợi hình ảnh: “sông lớn, cầu dài, gió tanh, sông xám, hơi lạnh thấu xương….” -> Gợi sự rùng rợn trên đường đi đến Minh Ti => Ngôn ngữ tự sự
+ Văn bản 2: Sử dụng các từ ngữ gợi hình ảnh, từ láy, biện pháp so sánh… ->Diễn tả thấm thía nỗi cô đơn của người chinh phụ =>Ngôn ngữ thơ
+ Văn bản 3: Từ ngữ cá thể hoá, thể hiện tâm trạng, tính cách của nhân vật, có câu hát đệm tạo nên âm điệu của chèo => Ngôn ngữ sân khấu
* Kết luận:
+ Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự.
+ Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau).
+ Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng.
3. Chức năng:
* Ví dụ: bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Thông tin: Nơi sinh sống, cấu tạo, màu sắc, sự trong sạch của cây sen-> ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen.
- Giá trị thẩm mĩ: Vẻ đẹp có thể hiện hữu vào bảo tồn ngay trong môi trường có nhiều cái xấu.
* Kết luận:
- Chức năng thông tin: đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng.
- Chức năng thẩm mĩ: Biểu hiện cái đẹp, khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ.
4. Khái niệm:
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn có chức năng thẩm mĩ. Nó là ngôn ngữ đợc tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt đợc giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
1. Tính hình tượng:
* Ví dụ:
a. ” “Thân em như tấm lục đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
-> Hình tượng “Tấm lụa đào”: Cách nói so sánh -> sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
b. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
-> Hình tượng “Bánh trôi nước”-> hình ảnh ẩn dụ: Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. -> Khẳng định vẻ đẹp hình thức và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
* Kết luận:
- Tớnh hỡnh tượng: Là khả năng ngụn ngữ cú thể tỏi hiện hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những hỡnh ảnh, màu sắc, biểu tượng…được núi đến trong văn bản để người đọc dựng vốn tri thức, vốn sống của mỡnh liờn tưởng, suy nghĩ, rỳt ra bài học nhõn sinh.
- Tính hình tượng có thể được thực hiện hoá thông qua các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, nói quá ....
- Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa.
File đính kèm:
- Tiet 84 Phong cach ngon ngu nghe thuat.doc