Giáo án Ngữ văn 10 tiết 86, 87- Tựa “trích diễm thi tập”

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

 * Thấy được tấm lòng trân trọng tự hào của tác giả về di sản văn hóa do cha ông để lại.

 * Thấy được nghệ thuật lập luận kết hợp biểu cảm của bài tựa.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 SGK, SGV giáo án.

C- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng gợi mở, đọc kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Nêu những đặc điểm về việc sử dụng chữ viết, từ ngữ của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 86, 87- Tựa “trích diễm thi tập”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 7 tháng 2 năm 2007. Ngữ văn. Tiết 86, 87. Tựa “Trích diễm thi tập” (“Trích diễm thi tập” tự) Hoàng Đức Lương. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Thấy được tấm lòng trân trọng tự hào của tác giả về di sản văn hóa do cha ông để lại. * Thấy được nghệ thuật lập luận kết hợp biểu cảm của bài tựa. b- Phương tiện thực hiện. SGK, SGV giáo án. c- Các bước tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo hướng gợi mở, đọc kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. d- Tiến trình lên lớp. i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Nêu những đặc điểm về việc sử dụng chữ viết, từ ngữ của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật iii- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Trình bày một vài nét chính về tác giả. - Trình bày một số nét về thể loại, nhan đề của tác phẩm. (HS đọc tác phẩm) Theo em tác phẩm này có thể chia thành mấy phần? - Theo Hoàng Đức Lương thì có mấy nguyên nhân khiến thơ không lưu truyền hết ở đời? - Suy nghĩ của em về thái độ của tác giả khi nói đến thơ ca dân tộc? - Theo em động cơ nào khiến tác giả làm Trích diễm thi tập (GV hướng dẫn HS đọc đoạn Đức “Lương này học làm thơ…thương xót lắm sao” ) - Việc tiến hành làm Trích diễm thi tập của tác giả được tiến hành như thế nào? - Thái độ của tác giả khi nói về việc làm sách? - Qua ba phần tìm hiểu rút ra nhận xét của em về cách lập luận của tác phẩm? - Sự chặt chẽ trong cách lập luận của tác phẩm thể hiện như thế nào? - Qua bài học hãy rút ra những thu hoạch của em về bài học. 1- Tìm hiểu chung a- Vài nét về tác giả Hoàng Đức Lương, quê Văn Giang, Hưng Yên. Chưa rõ năm sinh năm mất. Đỗ tiến sĩ năm 1478 và hoàn thành Trích diễm thi tập năm 1497. b- Vài nét về tác phẩm - Nhan đề: (Trích: tuyển, diễm thi: thơ hay) Trích diễm thi tập là Tập tuyển chọn những bài thơ hay. - Thể loại: Thể Tựa. Là bài văn thường được đặt đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, âm nhạc… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung quá trình hình thành và kết cấu tác phẩm… (SGV) 2- Đọc- hiểu. Ba phần: * Phần một (từ đầu đến rách nát tan tành): Những nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Sáu nguyên nhân khiến thơ không lưu truyền hết ở đời: + Chỉ thi nhân mới thấy hết cái hay, cái đẹp của thơ ca. + Người có học thì ít để y đến thơ ca. + Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và tính kiên trì. + Chính sách in ấn của nhà nước. + Thời gian làm hủy hoại sách vở. + Binh hỏa (chiến tranh, hỏa hoạn…) làm thiêu hủy thư tịch. Trong sáu nguyên nhân này thì bốn nguyên nhân đầu là nguyên nhân chủ quan, hai nguyên nhân sau là nguyên nhân khách quan. - Thái độ của Hoàng Đức Lương trước hết là thái độ trân trọng: Sự trân trọng thể hiện ở chỗ ông mượn lời của cổ nhân đề bàn về thơ ca, ví thơ ca như khoái chá, như gấm vóc. Ông còn bàn luận thêm đó là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể lấy mắt thường, miệng thường mà xem mà nếm được. - Đàng sau đó là thái độ đau xót trước thực trạng di sản thơ ca của dân tộc: “Như thế chả đáng thương xót lắm sao” Điều đó cho thấy lòng tự hào của tác giả đối với di sản thi ca của dân tộc. * Phần hai (tiếp theo đến người xưa vậy): Quá trình sưu tầm, biên soạn, tổ chức tác phẩm. + Đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc bị tàn phá, không lưu truyền hết. + Cảm thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương: Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi đề học thơ văn đời nhà Đường. “Như thế chả đáng thương xót lắm sao” Từ tình cảm và thực trạng trên, Hoàng Đức Lương bắt tay vào sưu tầm và biên soạn Trích diễm thi tập. - Việc sưu tầm thơ ca hết sức khó khăn, vất vả. Các thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được vài câu, lại phải tìm quanh hỏi khắp, thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay rồi phân loại, chia quyển. Thái độ của tác giả là thái độ khiêm tốn trong xưng hô và khi nói về mình: Tôi không tự lượng sức mình, tài hèn sức mọn…may ra tránh được lời chê trách… * Phần ba (còn lại): Phần lạc khoản. Nêu thời gian, chức tước của người viết Cách lập luận hết sức chặt chẽ. + Ông không trình bày lí do biên soạn Trích diễm thi tập trước mà lại trình bày thực trạng thơ ca của dân tộc trước, còn lí do lại để phần sau. Điều đó cho thấy tác giả muốn đưa người đọc đến một nhận thức rằng Trích diễm thi tập ra đời không phải do y muốn chu quan của tác giả mà do yêu cầu của thời đại. + Trên cơ sở đó tác giả mới đi vào trình bày cụ thể quá trình sưu tầm, biên soạn Trích diễm thi tập. Sự chặt chẽ còn thể hiện qua ngôn ngữ, thái độ của tác giả. 3- Củng cố. - Bài Tựa trích diễm thi tập thể hiện lòng yêu nước của Hoàng Đức Lương: Trân trọng di sản văn hóa của cha ông, đau xót trước thức trạng “Một nước văn hiến…” - Bài viết có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao. Tính thuyết phục không chỉ ở cách lập luận mà còn ở chất trữ tình hòa trong chất nghị luận. III- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTua Trich diem thi tap.doc