Giáo án Ngữ văn 10- Tiết 94: Các thao tác nghị luận

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh,. Vận dụng vào phân tích- tạo lập văn bản nghị luận.

 2. Về kỹ năng: Nhận diện chính xác cac thao tác đó trên các văn bản nghị luận.

 3. Thái độ:

 B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan.

 - Học sinh : Vở ghi, bảng phụ.

 C. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:

 - Thuyết trình, phát vấn, thảo luận

D. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra.

 3. Bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10- Tiết 94: Các thao tác nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết theo PPCT: 94 Các thao tác nghị luận A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh,... Vận dụng vào phân tích- tạo lập văn bản nghị luận. 2. Về kỹ năng: Nhận diện chính xác cac thao tác đó trên các văn bản nghị luận. 3. Thái độ: B. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh - Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan. - Học sinh : Vở ghi, bảng phụ. C. Phương pháp chủ yếu: - Thuyết trình, phát vấn, thảo luận D. Các bước tiến hành 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: Tìm hiểu khái niệm I. Khái niệm H: Thao tác là gì? Thao tháo nghị luận là gì? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức 1. Thao tác: Là quá trình thực hiện những động tác theo một quy trình nhất định và những yêu cầu kỹ thuật nhất định. 2. Thao tác nghị luận: Là một trong những thao tác mà con người thường sử dụng trong cuộc sống nhằm thuyết phục người khác đồng tình, đồng ý, đồng cảm với những vấn đề mà mình đưa ra. II. Một số thao tác nghị luận cụ thể HĐ2: Ôn một số thao tác đã học. 1. Ôn lại một số thao tác đã học Hãy đọc phần a- sgk tr131 và điền vào chỗ trống? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức a. Điền vào chỗ trống: - Tổng hợp là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bà luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét. - Phân tích là chia nhỏ vấn đề cần bàn luận ra thành hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố để có thể xem xét kỹ càng. - Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lý phổ biến. - Diễn dịch là từ những tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự việc, hiện tượng riêng. H: Trong hai ngữ liệu SGK tr132, tác giả đã dùng những thao tác nghị luận nào? Phân tích cụ thể? - HS hoạt động theo nhóm - GV chuẩn hoá kiến thức + Nhóm 1: Đoạn trích trong Tựa trích diễm thi tập (phần b). + Nhóm 2: Đoạn trích trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (phần b). + Nhóm 3: Câu hỏi về Tựa trích diễm thi tập (phần c) + Nhóm 4: Đoạn trích trong Hịch tướng sỹ (phần c) b+c. Trong các ngữ liệu Nhóm 1: Đoạn trích trong Tựa trích diễm thi tập, tác giả dùng thao tác phân tích, chia một nhận định chung thành những mặt riêng biệt để làm rõ các nguyên nhân làm cho thơ văn không được lưu truyền đầy đủ. Nhóm 2: Đoạn trích trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Từ câu 1 đến câu thứ 2, tác giả dùng thao tác phân tích để xem xét mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước. Từ hai câu đầu sang câu thứ 3, tác giả dùng thao tác diễn dịch, từ luận điểm "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" suy ra phải coi trọng hiền tài. Nhóm 3: Tác giả dùng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, làm cho kết luận ấy bao gồm sức thuyết phục của toàn bộ các luận điểm nhỏ. Nhóm 4: Tác giả dùng thao tác quy nạp, những dẫn chứng khác nhau đều phục vụ cho một kết luận: "Từ xưa ... đời nào không có" trở nên đáng tin cậy và thuyết phục. H: Hãy đọc phần d- sgk tr 132 và thực hiện các yêu cầu? - HS hoạt động theo nhóm - GV chuẩn hoá kiến thức d. Các nhận định: - Nhận định 1: Đúng với điều kiện tiền đề để diễn dịch phải chân thực và các suy luận khi diễn dịch phải chính xác. - Nhận định 2: Chưa chính xác, ví nếu quy nạp chưa đầy đủ các mặt riêng thì mối liên hệ giẵ tiền đề và kết luận chưa chắc chắn. - Nhận định 3: Đúng, bao giờ cũng phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích. H: Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức 2. Thao tác so sánh - Để thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, người ta dùng thao tác so sánh. Có hai cách so sánh chính: + So sánh nhằm nhận ra sự giống nhau. + So sánh nhằm nhận ra sự khác nhau. - Để so sánh được tiến hành đúng cách và có hiệu quả, cần chú ý: + Những đối tượng được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt nào đó. + Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề. +Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích giúp cho việc nhận thức vấn đề được sáng tỏ và sâu sắc hơn. Ghi nhớ: SGK. 4. Củng cố. - Nắm chắc các thao tác nghị luận. - Vận dụng vào việc đọc- phân tích, tạo lập các văn bản văn học. 5. Dặn dò. Học bài, soạn bài mới

File đính kèm:

  • docTiet 94 Cac thao tac nghi luan.doc